Hà Nội quyết xây bến Yên Sở, ‘khai tử’ bến Mỹ Đình, Nước Ngầm?

Mặc dù Bộ GTVT có văn bản góp ý về việc không nên xây dựng bến xe Yên Sở để tránh lãng phí nhưng Hà Nội vẫn quyết định làm bến xe này.

Hà Nội quyết xây bến Yên Sở, ‘khai tử’ bến Mỹ Đình, Nước Ngầm?
Vì sao Hà Nội quyết làm bến xe Yên Sở?
Cách đây không lâu, Bộ GTVT đã có văn bản góp ý liên quan đến đồ án quy hoạch bến xe, bãi đỗ xe và trạm dừng nghỉ ở Hà Nội đến năm 2030. Theo đó, Bộ GTVT cho rằng, Hà Nội không nên đưa toàn bộ các bến xe liên tỉnh ra vành đai 4 mà cần có sự kết nối phù hợp tuyến cố định với khu vực tiện cận trung tâm như các nước Hàn Quốc, Nhật Bản... đã thực hiện để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại.
Đồng thời, các bến xe liên tỉnh hiện nay như bến xe Mỹ Đình, bến xe Nước Ngầm... nên được quy hoạch ổn định và nâng cấp thành bến xe nhiều tầng.
Ha Noi quyet xay ben Yen So, ‘khai tu’ ben My Dinh, Nuoc Ngam?
Bến xe Yên Sở đang trong quá trình thi công. 
Và sau khi hoàn thành đầu tư xây dựng các bến xe liên tỉnh ở cửa ngõ đường vành đai 4, cần tổ chức điều chỉnh đồng bộ đối với các bến xe liên tỉnh trong vành đai 4 để kết hợp khai thác hiệu quả vận tải công cộng và vận tải khách theo tuyến cố định.
Bộ GTVT cũng cho rằng, Hà Nội không nên xây dựng mới các bến xe liên tỉnh có tính chất sử dụng không lâu dài, chỉ khai thác trong thời gian quá độ (như bến xe Yên Sở được nêu trong quy hoạch) để tránh lãng phí vốn đầu tư và ảnh hưởng đến quỹ đất của thành phố.
Tuy nhiên, trao đổi với báo chí, một lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội cho biết, Bộ GTVT đã có những góp ý xác đáng để Sở GTVT Hà Nội hoàn thiện đồ án quy hoạch bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ trên địa bàn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Nhưng đồ án quy hoạch này được xây dựng dựa trên quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và quy hoạch GTVT đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259 năm 2011.
Trong quá trình nghiên cứu lập đồ án đã được các cơ quan của TP Hà Nội phân tích, đánh giá tổng thể các yếu tố liên quan đến định hướng quy hoạch (theo quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và quy hoạch GTVT đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt).
Lãnh đạo Hà Nội nói thêm, riêng đối với bến xe Mỹ Đình, bến xe Nước Ngầm có vị trí nằm sát đường VĐ3 là khu vực lõi của đô thị trung tâm. Về lâu dài, việc tiếp tục duy trì các bến xe khách này không còn hợp lý. Căn cứ vào các quy hoạch đã được phê duyệt cũng như tình hình thực tế tại các bến xe khách liên tỉnh này sẽ từng bước được thay thế bằng các bến xe khách liên tỉnh theo quy hoạch được đầu tư tại khu vực đường VĐ4.
Bến xe Mỹ Đình và bến xe Nước Ngầm về lâu dài được quy hoạch là đầu mối giao thông công cộng kết hợp bãi đỗ xe.
Trước đó, đầu tháng 10, UBND TP. Hà Nội đã xin ý kiến của Bộ GTVT, Bộ Xây dựng về đồ án quy hoạch bến xe, bãi đỗ xe trên địa bàn đến năm 2030, tầm nhìn 2050, để UBND thành phố làm cơ sở báo cáo HĐND phê duyệt.
Trong đồ án này, Hà Nội dự kiến quy hoạch 7 bến xe liên tỉnh gồm bến xe khách phía Bắc (ở Nội Bài), bến xe Đông Anh, bến xe Cổ Bi, bến xe phía Nam (tại huyện Thường Tín), bến xe Yên Nghĩa, bến xe phía Tây, bến xe Tây Bắc (Phùng). Ngoài ra, trong giai đoạn quá độ chuyển tiếp giữa các bến xe hiện có và bến xe quy hoạch mới, Hà Nội dự kiến xây bến xe Yên Sở tại vành đai 3, phường Yên Sở, quận Hoàng Mai với diện tích 3,2 ha.
Đáng nói, mặc dù đồ án quy hoạch bến xe Hà Nội chưa trình HĐND phê duyệt song dự án xây dựng bến xe Yên Sở đã được thành phố phê duyệt, chủ đầu tư đã thi công lấp hồ, san lấp mặt bằng và ép cọc móng công trình.
Manh mún, lãng phí và thiếu nhất quán
Trao đổi với VOV, TS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Hà Nội cho rằng, hiện giao thông thủ đô còn rất nhiều vấn đề nóng bỏng cần giải quyết, như quỹ đất cho giao thông thấp, xe cá nhân nhiều, giao thông công cộng nhiều bất cập... Do đó, theo ông Nghiêm, Hà Nội không nên chú trọng vào các giải pháp mang tính cục bộ, ngắn hạn.
Đặc biệt, việc xây dựng bến xe khách liên tỉnh ở khu vực vành đai 3 sẽ gây thêm ách tắc cho khu vực nội đô, đặc biệt nút giao Pháp Vân – vành đai 3 là cửa ngõ phía Nam của Hà Nội.
Ha Noi quyet xay ben Yen So, ‘khai tu’ ben My Dinh, Nuoc Ngam?-Hinh-2
Bến xe Mỹ Đình, Nước Ngầm sẽ bị "khai tử". 
“Thêm bến xe mới ở vành đai 3 là không hợp lý, khi chúng ta đang muốn giảm áp lực giao thông cho nội đô. Hà Nội nên cân nhắc hơn nữa để giải quyết tập trung vấn đề nóng bỏng, có tầm nhìn xa, thay vì những bến xe nhỏ, chỉ mang tính ngắn hạn”, ông Nghiêm nói.
Theo ông Nghiêm, trong quá khứ Hà Nội đã từng loại khỏi quy hoạch 2 bến xe khách trung hạn khác nằm trong nội đô, cách bến xe Yên Sở khoảng 2km vì thấy bất cập trong quy hoạch bến xe.
Còn theo Quy hoạch bến xe Hà Nội tới năm 2030, tầm nhìn tới năm 2050, thành phố đã xác định chuyển các bến xe hiện có ra khu vực vành đai 4, nhưng nay lại xây thêm bến xe Yên Sở trong khu vực nội đô
“Kế hoạch này sẽ gây lãng phí vì bến xe chỉ hoạt động vài năm sẽ được di chuyển đi nơi khác,” TS Đào Ngọc Nghiêm nhìn nhận.
Cùng quan điểm, trao đổi với PV, Tiến sĩ, chuyên gia giao thông Nguyễn Xuân Thủy cho rằng bến xe phải là nơi thuận tiện giao thông đi lại, đảm bảo đi lại an toàn và không gây ùn tắc giao thông.
Khu vực cửa ngõ phía Nam nếu có thêm bến xe Yên Sở sẽ dẫn tới 3 bến xe quá gần nhau. Điều này không những không giải tỏa được ách tắc mà còn khiến áp lực giao thông khu vực này tăng thêm. Chưa nói khu vực đường vành đai 3 Yên Sở chỉ là đường gom nên việc xây bến xe ở đây là không hợp lý.
Tiến sĩ Thủy nói thêm, trong tờ trình của Sở GTVT và trong báo cáo UBND thành phố gửi Thường trực Thành ủy Hà Nội đều xác định đây là bến xe trong giai đoạn quá độ, chuyển tiếp giữa các bến hiện có và bến xe quy hoạch mới. Tuy nhiên, bến lại được Hà Nội cấp phép cho hoạt động 50 năm, trong khi các bến khác đang hoạt động lại cho chuyển đi. Điều này rõ ràng không hợp lý và thiếu nhất quán.

Nhiều xe vẫn đóng cửa, bỏ khách tại bến xe Mỹ Đình

Nhiều xe khách từ bến xe Mỹ Đình đi các tỉnh phía Nam vẫn vào bến trả khách, xếp nốt, ký phơi lệnh nhưng không mở cửa tiếp nhận hành khách.

Nhiều xe vẫn đóng cửa, bỏ khách tại bến xe Mỹ Đình
Đại diện Thanh tra Sở GTVT Hà Nội thông tin, sáng 31/12 hàng chục lượt xe từ các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Nghệ An... không đến bến hoặc vào bến trả khách, đăng tài, xếp nốt nhưng vẫn không đón khách về.
Sáng 31/12 hàng chục lượt xe từ các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Nghệ An... không đến bến hoặc vào bến trả khách, đăng tài, xếp nốt nhưng vẫn không đón khách về.
 Sáng 31/12 hàng chục lượt xe từ các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Nghệ An... không đến bến hoặc vào bến trả khách, đăng tài, xếp nốt nhưng vẫn không đón khách về.

Nhà xe từ chối khách tại bến xe Mỹ Đình có vi phạm pháp luật?

Để phản đối chính sách điều chuyển một số tuyến xe tại bến xe Mỹ Đình, nhiều nhà xe các tuyến Thái Bình, Nam Định... đã đồng loạt không nhận khách...

Nhà xe từ chối khách tại bến xe Mỹ Đình có vi phạm pháp luật?
Nhằm phản đối quyết định điều chuyển luồng, tuyến vận tải hành khách liên tỉnh bằng ôtô tại Hà Nội được bắt đầu thực hiện từ ngày 2/1/2017, hàng loạt các nhà xe tại bến xe Mỹ Đình chạy tuyến Hà Nội - Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Ninh Bình, Thái Bình đồng loạt từ chối chở khách.

Xe bỏ chuyến phản đối phân tuyến ở bến Mỹ Đình hoạt động lại

Lãnh đạo bến xe Mỹ Đình (Hà Nội) cho biết các nhà xe bỏ chuyến phản đối phân tuyến đã hoạt động trở lại.

Xe bỏ chuyến phản đối phân tuyến ở bến Mỹ Đình hoạt động lại
Chiều 1/1, trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Mạnh Tuấn, Phó Giám đốc bến xe Mỹ Đình, cho biết sau 2 ngày từ chối vận chuyển, sáng nay các nhà xe chạy tuyến Mỹ Đình đi Thanh Hóa, Nghệ An, Nam Định, Thái Bình đã đón khách trở lại.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.