Hà Nội quá nóng vội nếu thu phí ô tô vào nội đô từ năm 2024

Để hạn chế ô tô vào nội đô bắt buộc phải có hệ thống đường sắt đô thị phát triển. Hà Nội mới chỉ có 2 tuyến metro nên nếu thực hiện thu phí ô tô vào nội đô từ năm 2024 khó đem lại hiệu quả.

Hà Nội quá nóng vội nếu thu phí ô tô vào nội đô từ năm 2024

Trung tâm Quản lý giao thông công cộng (Tramoc) và Trung tâm Tư vấn phát triển GTVT-Trường Đại học GTVT (đơn vị tư vấn) kiến nghị Sở GTVT TP Hà Nội đẩy nhanh thời điểm áp dụng đề án thu phí ô tô vào nội đô để phù hợp với quy định hiện hành và tránh những khó khăn phát sinh về sau.

Nếu đề án được HĐND TP thông qua, UBND TP trình báo cáo Quốc hội tại kỳ họp cuối năm 2022 thì đến năm 2024 sẽ tiến hành thí điểm để sau đó chính thức thực hiện.

Quá nóng vội

Vấn đề được nhiều người quan tâm là khi tiến hành thu phí vào nội đô từ 2024 hệ thống vận tải công cộng của Hà Nội có đáp ứng được nhu cầu của người dân?

Để trả lời cho vấn đề này, ông Vũ Anh Tuấn, Phó trưởng bộ môn quy hoạch và quản lý giao thông vận tải, Trường ĐH Giao thông vận tải cho biết, các TP trên thế giới triển khai thu phí ô tô vào nội đô thành công đều phải nhờ vào điều kiện đặc thù là giao thông công cộng rất thuận tiện.

Điển hình như Singapore, London (Anh), Stockholm (Thuỵ Điển) giao thông công cộng cực kỳ tốt. Ở các nước này, người dân với nhiều thành phần khác nhau có thể đảm bảo mục đích chuyến bằng hệ thống giao thông công cộng. Do vậy, khi áp dụng thu phí vào nội đô, người đi ô tô sẵn sàng chuyển sang giao thông công cộng mà không gặp khó khăn nào.

Quay lại Hà Nội, liệu thời điểm đến 2024 việc hạn chế ô tô vào nội đô đã phù hợp hay chưa? Theo ông Tuấn, với điều kiện giao thông công cộng Hà Nội mới chỉ đáp ứng được 17,5% chắc chắn người đi ô tô sẽ đi xe máy thay vì đi giao thông công cộng.

Theo ông Tuấn, giao thông công cộng ở Hà Nội trong 10 năm tới vẫn trông chờ vào xe buýt trong khi năng lực xe buýt cũng chỉ đáp ứng được nhu cầu của một số đối tượng giới hạn, rất khó để thu hút người đi ô tô chuyển sang do chất lượng và tính đúng giờ chưa cao.

Để hạn chế ô tô vào nội đô, ông Tuấn cho rằng, tiền đề bắt buộc phải có hệ thống đường sắt đô thị đi trước một bước. Tuy nhiên, Hà Nội hiện nay mới chỉ có 2 tuyến Cát Linh – Hà Đông và Nhổn - ga Hà Nội. Hai tuyến này mới chỉ phục vụ được một bộ phận rất nhỏ người dân ngoài vành đai 3 nên chưa đủ cơ sở để hạn chế xe ô tô vào nội đô.

Thực tế, việc thực hiện quy hoạch mạng lưới giao thông công cộng của Thủ đô Hà Nội quá chậm. Theo quy hoạch xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội đưa ra từ những năm 1997 -2000 và 2002 – 2005, đến 2020 Hà Nội có 4 tuyến đường sắt đô thị đi vào khai thác đáp ứng được 30% đi lại của người dân, cùng với xe buýt sẽ đảm bảo đáp ứng 45 -50% nhu cầu đi lại bằng giao thông công cộng.

Ha Noi qua nong voi neu thu phi o to vao noi do tu nam 2024
Muốn hạn chế ô tô vào nội đô phải sớm hoàn thành các tuyến đường sắt đô thị. Ảnh: Thạch Thảo

Tuy nhiên, thực tế các quy hoạch đưa ra, mức độ hoàn thành theo các giai đoạn rất thấp và cuối cùng cũng không ai chịu trách nhiệm.

“Còn ngày nào chậm xây dựng các tuyến metro, ngày đó còn tồn tại những bất cập về giao thông đô thị. Hà Nội cần đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các tuyến đường sắt đô thị thay vì cố gắng đi tìm những giải pháp chắp vá để giải quyết ùn tắc. Với tư duy như vậy, chắc chắn ùn tắc giao thông nội đô sẽ không giải quyết được”, ông Tuấn nói.

Ranh giới đặt trạm thu phí cứng nhắc

Chị Lê Thị Mai ở Bắc Từ Liêm (Hà Nội) cho rằng, việc Hà Nội lựa chọn ranh giới đường vành đai 3 để thiết lập trạm thu phí là không phù hợp và cứng nhắc, bởi đây không phải lằn ranh của khu vực tắc đường.

Thực tế, ở nhiều khu vực bên ngoài vành đai 3 như khu vực đường Hồ Tùng Mậu, QL32, hay thậm chí Đường Tố Hữu, Nguyễn Trãi... hàng ngày mức độ ùn tắc còn kinh khủng hơn khu vực nội đô rất nhiều. Do vậy, nếu thu phí vào nội đô, các phương tiện dồn ứ, ùn tắc sẽ nghiêm trọng hơn.

Hơn nữa, các cơ quan hành chính, trường học, bệnh viện… chủ yếu được bố trí trong nội đô, những người sống giáp ranh ngoài Vành đai 3 sẽ rất bất tiện khi đi lại do phải trả phí quá nhiều. Trong khi những người phía trong Vành đai 3 lại không mất phí. Thực tế này vô tình sẽ đẩy người dân tìm các mua nhà dồn vào nội thành.

Ông Khương Kim Tạo, nguyên Phó Chánh Văn phòng Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia cho rằng, quy định vùng ranh giới thu phí vào nội đô từ đường Vành đai 3 sẽ dẫn đến thực tế những người có điều kiện kinh tế sẽ tìm cách mua nhà vào trong vành đai để tránh việc phải trả phí thường xuyên, lâu dài.

Như vậy, lại xảy ra hiện tượng người dân tập trung vào phía trong vành đai, càng tăng thêm ùn tắc trong nội đô. Trong khi mong muốn của chúng ta là giãn dân ra các khu vực ngoại thành.

Ông Tạo cũng nêu thực tế hiện nay ùn tắc giao thông không chỉ diễn ra ở trong mà còn ở ngoài trung tâm thành phố. Do vậy, thu phí vào nội đô cũng cần tính toán đến vấn đề này để có giải pháp phù hợp mới mong đem lại hiệu quả.

Đồng quan điểm, một chuyên gia giao thông cho rằng, việc Hà Nội quy định cứng vùng thu phí là đường Vành đai 3 trở vào chưa thực sự hợp lý, bởi quy định phạm vi như vậy quá rộng. Trong khi khu vực thường xuyên ùn tắc giao thông lại không chỉ riêng trong Vành đai 3.

Do vậy, Hà Nội cần có đánh giá hợp lý trước khi thực hiện. Có thể thí điểm trong 1 khu vực nhỏ như 2-3 quận, nếu khả thi thì mở rộng quy mô và phải theo lộ trình cụ thể cùng với sự phát triển giao thông công cộng.

Cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ trước “giờ G” thu phí không dừng ETC

Trái ngược với khung cảnh hàng dài ô tô xếp hàng chờ đợi thanh toán tiền mặt hay dán thẻ ETC tại nhiều trạm thu phí khác, tại trạm thu phí cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ khá hanh thông.

Cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ trước “giờ G” thu phí không dừng ETC
Cao toc Phap Van - Cau Gie truoc “gio G” thu phi khong dung ETC
 Bắt đầu từ ngày mai (1/8), toàn bộ các tuyến đường cao tốc sẽ chỉ áp dụng thu phí không dừng ETC. Đây là hình thức thu phí mới ứng dụng công nghệ tự động nhận diện phương tiện, cho phép chủ xe không cần dừng lại tại các BOT để trả tiền, tránh tắc nghẽn giao thông.

Thu phí người dùng, Zalo "kiếm bộn" thế nào?

Kể từ ngày 1/8, Zalo sẽ bắt đầu hạn chế một số tính năng của người dùng phổ thông. Nhiều người cho rằng, Zalo đang hướng đến thu phí người dùng, và có thể "kiếm bộn" khi thu phí.

Thu phí người dùng, Zalo "kiếm bộn" thế nào?
Theo đó, quy định mới của Zalo sẽ không cho phép người lạ xem hoặc bình luận trên nhật ký của người dùng. Mỗi tài khoản Zalo giờ đây có 40 lần hiển thị/tháng khi người lạ tìm kiếm qua số điện thoại. Bên cạnh đó, mỗi tài khoản chỉ được phản hồi 40 hội thoại/tháng từ người lạ.
Các thay đổi quan trọng khác trên Zalo còn bao gồm danh bạ người dùng chỉ có tối đa 1000 liên hệ, tài khoản thường sẽ không còn sử dụng được user name. Ngoài ra, mỗi tài khoản được mặc định có 5 tin nhắn nhanh. Nếu muốn thêm tin nhắn nhanh mới, người dùng cần xóa bớt những tin nhắn nhanh cũ.

Bị tố dán chồng 40.000 thẻ định danh thu phí không dừng, chủ thẻ Etag nói không làm việc này

Công ty VETC (chủ thẻ Etag) đã phát đi thông tin khẳng định, cho đến cuối ngày hôm nay, VETC chưa nhận được văn bản nào của Tập đoàn Viettel về việc phối hợp xử lý hiện tượng “dán chồng thẻ”.

Bị tố dán chồng 40.000 thẻ định danh thu phí không dừng, chủ thẻ Etag nói không làm việc này
Liên quan đến việc Viettel có văn bản gửi Bộ GTVT nêu Công ty TNHH thu phí không dừng VETC dán chồng gần 40.000 thẻ định danh trên các phương tiện đã mở tài khoản ePass, gây thiệt hại gần 6 tỉ đồng, cuối ngày hôm nay, 10/8, Công ty VETC (chủ thẻ Etag) đã phát đi thông tin khẳng định, cho đến cuối ngày hôm nay, VETC chưa nhận được văn bản nào của Tập đoàn Viettel về việc phối hợp xử lý hiện tượng “dán chồng thẻ”.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.