Hà Nội làm đường trên cao Ngã Tư Sở- Vĩnh Tuy

UBND TP. Hà Nội quyết định triển khai dự án đường trên cao Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở và coi đây là dự án giao thông trọng điểm của Thủ đô trong thời gian tới.

Sau gần 3 năm nghiên cứu và xin chỉ đạo từ Chính phủ cùng các bộ ngành liên quan, ngày 27/8, UBND thành phố Hà Nội đã chính thức ban hành quyết định số 5159/QĐ-UBND chính thức cho phép triển khai dự án xây dựng tuyến đường bộ trên cao dọc theo dải phân cách đường vành đai 2, đoạn từ phía Nam cầu Vĩnh Tuy, đến nút giao Ngã Tư Sở.

Dự án đường trên cao vành đai 2 có điểm đầu nối với Nam cầu Vĩnh Tuy.
 Dự án đường trên cao vành đai 2 có điểm đầu nối với Nam cầu Vĩnh Tuy.

Tuyến đường dài 5,08 km, có số vốn đầu tư dự kiến hơn 4.700 tỷ đồng, trong đó hơn 3.200 tỷ là chi phí xây dựng dự án, còn hơn 1.400 tỷ là chi phí dự phòng. Dự án được thực hiện theo hình thức BT (xây dựng – chuyển giao). Tập đoàn Vingroup là đối tác thực hiện đầu tư dự án này. UBND thành phố đề ra thời gian thực hiện là 48 tháng kể từ ngày bàn giao mặt bằng, dự kiến từ năm 2014 đến năm 2016.

Đây là tuyến đường đã được xác định trong “định hướng quy hoạch giao thông khu vực nội đô của đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050”.

Theo các chuyên gia, trong tình cảnh vấn nạn giao thông nội đô ngày một trầm trọng như hiện nay, việc Hà Nội phải mất đến gần 3 năm để thẩm định, phê duyệt là quá chậm trễ. Tuy nhiên việc Thành phố chỉ đạo thực hiện quyết liệt dự án trong thời gian tới vẫn được đánh giá cao.

Trao đổi về vấn đề này, TS. Phạm Sĩ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng VN cho biết, ông rất hoan nghênh quyết định này của Hà Nội bởi “Hà Nội dù có mở rộng nữa nhưng khu vực nội đô hiện nay nhất thiết phải có tuyến đường trên cao để giảm áp lực giao thông. Phương án phát triển đường trên cao là hợp lý và cũng không còn cách nào khác. Bởi lẽ, việc mở quá rộng đường qua các khu vực nội thị hiện nay không khả thi vì dân cư đã hình thành, đông đúc nên công tác giải phóng sẽ rất khó khăn và tốn kém.

Bên cạnh đó, các phương án làm đường ngầm dưới mặt đất cũng khó thực hiện bởi nền địa chất khu vực Hà Nội yếu, dễ ngấm nước.” 

Ông Liêm cũng hy vọng, Hà Nội sẽ có những quyết sách đúng đắn để thúc đẩy dự án này sớm hoàn thành, nhằm một mặt giúp giảm tải áp lực giao thông trên tuyến đường này, mặt khác tạo động lực và niềm tin để đẩy nhanh tiến trình hiện thực hóa các tuyến đường trên cao khác mà trước mắt là 6 tuyến đã được Hà Nội đề xuất thực hiện trong giai đoạn 2010 – 2015.

Đứng ở góc độ người nghiên cứu nhiều năm về quy hoạch đô thị Hà Nội, KTS Phạm Thanh Tùng, Chánh VP Hội KTS Việt Nam cho hay: Việc đẩy nhanh tiến độ tuyến đường trên cao này là rất cần thiết bởi đây là khu vực có mật độ dân cư cao, nên lưu lượng người tham gia giao thông lớn, dễ xảy ra ùn tắc; cùng với đó, các tổ hợp BĐS, chung cư mới dọc tuyến lại đã và đang được đưa vào hoạt động nên sức ép giao thông lại càng cao.

Khi đưa tuyến đường trên cao này vào hoạt động cùng với tuyến vành đai 2 phía dưới và tuyến đường sắt trên cao Hà Đông – Cát Linh, chắc chắn áp lực giao thông tại khu vực này, đặc biệt là tại những điểm nút quan trọng như Ngã Tư Sở nơi có tổ hợp Royal City hay khu Vĩnh Tuy – Mai Động nơi có khu đô thị lớn đang được xây dựng là Times City và nhiều điểm nút khác trên tuyến sẽ được giải tỏa.

Bên cạnh đó, KTS Phạm Thanh Tùng cũng đánh giá cao việc Hà Nội chọn hình thức BT để thực hiện dự án bởi theo ông một trong những lời giải cho bài toán về vốn cho phát triển hạ tầng giao thông phải được tính đến huy động sự chung sức của cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước. Thực tế cho thấy, ngân sách sẽ không thể “chịu đựng” nổi khoản chi khổng lồ để cải tạo, phát triển hệ thống giao thông, trong khi đó nhu cầu giảm áp lực giao thông tại nội đô Thủ đô đã vô cùng cấp thiết.

“Đầu tư các dự án giao thông theo hình thức BT thì cả nhà nước, người dân và nhà đầu tư đều đạt được nhiều lợi ích. Nhà nước không phải lo bỏ một số vốn rất lớn để đầu tư mà vẫn có những tuyến đường đẹp, chất lượng và có thể dành vốn để đầu tư các lĩnh vực an sinh, xã hội khác”, ông Tùng nói.

Được biết dự án xây dựng tuyến đường trên cao Vĩnh Tuy – Ngã Tư Sở do Vincom (nay là Vingroup) đề xuất đã được Chính phủ và các bộ Xây dựng, Giao thông Vận tải đánh giá cao, hoàn toàn hợp lý và khả thi. Dự án sẽ giảm được rất nhiều chi phí và thời gian trong công tác GPMB vì kết hợp với dự án đường Vành đai 2.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng đánh giá cao việc Hà Nội lựa chọn Vingroup làm đối tác đầu tư BT cho dự án bởi đây là doanh nghiệp có tiềm lực và luôn thực hiện rất tốt các cam kết về thời gian và tiến độ. Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là việc Hà Nội cần quyết liệt giải phóng mặt bằng để nhanh chóng giao đất cho cùng lúc cả 2 dự án (đường vành đai 2 và đường trên cao Vĩnh Tuy – Ngã Tư Sở).

Đường trên cao Hà Nội lún kéo dài hàng trăm mét

(Kiến Thức) - Hơn 9 tháng kể từ ngày thông xe toàn tuyến, đường cao tốc trên cao vành đai 3 đã xuất hiện những vết lún mặt đường. Theo chủ đầu tư, nguyên nhân là do xe quá tải gây ra.

Lún như "con mương" kéo dài
Sáng ngày 19/8, PV Kiến Thức có chuyến thị sát mặt đường cao tốc trên cao đoạn từ bến xe Mỹ Đình huyện Từ Liêm, Hà Nội đến cuối đường Nguyễn Xiển, quận Thanh Xuân. Qua quan sát nhận thấy có khá nhiều vết lún chạy dài như "con mương" trên mặt đường hàng trăm mét. Đặc biệt là các đường nhánh lên và xuống của tuyến đường cao tốc trên cao có nơi lún rất sâu, từ 4 -6cm.

“Bắt lỗi” lún mặt đường cầu cạn hiện đại nhất VN

(Kiến Thức) - “Để xảy ra tình trạng lún như vậy, lỗi do rất nhiều khâu, nhưng chủ yếu là do đơn vị thi công mặt đường cao tốc trên cao này”, PGS. TS Nguyễn Văn Hùng nhận định.

Liên quan đến việc lún, vá mặt đường cao tốc trên cao (đường vành đai 3) ở Hà Nội, PV Kiến Thức đã trao đổi với PGS. TS Nguyễn Văn Hùng, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Xây dựng, người nhiều năm nghiên cứu về lĩnh vực xây dựng, đặc biệt là cầu đường.
Mặt đường cao tốc trên cao, đoạn rẽ xuống đường Nguyễn Xiển, xuất hiện lún.
Mặt đường cao tốc trên cao, đoạn rẽ xuống đường Nguyễn Xiển, xuất hiện lún.

Đọc nhiều nhất

Tin mới