Hà Nội hỗ trợ hơn 1.100 tỷ đồng chênh lệch học phí năm học 2022-2023

Chiều 12-9, với 100% đại biểu có mặt tán thành, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua 2 nghị quyết liên quan đến giáo dục.

Hà Nội hỗ trợ hơn 1.100 tỷ đồng chênh lệch học phí năm học 2022-2023
Ha Noi ho tro hon 1.100 ty dong chenh lech hoc phi nam hoc 2022-2023
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo phát biểu tại kỳ họp. Ảnh: Viết Thành
Cụ thể, Nghị quyết về Quy định mức học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội năm học 2022-2023 áp dụng với đối tượng: Trẻ em mầm non và học sinh phổ thông đang theo học tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập (không bao gồm cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao), học viên đang theo học tại cơ sở giáo dục thường xuyên công lập và cơ sở đào tạo khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông trên địa bàn thành phố; các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập (không bao gồm cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao), cơ sở giáo dục thường xuyên công lập và cơ sở đào tạo khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông.
Theo đó, mức học phí năm học 2022-2023 cụ thể như sau: Ở vùng thành thị (học sinh theo học tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn các phường và thị trấn) các bậc mầm non, tiểu học, trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT) đều là 300.000 đồng/học sinh/tháng.
Ở vùng nông thôn (học sinh theo học tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn các xã trừ các xã miền núi), các bậc mầm non, tiểu học, THCS là 100.000 đồng/học sinh/tháng; THPT là 200.000 đồng/học sinh/tháng.
Ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi (học sinh theo học tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn xã miền núi), các bậc mầm non, tiểu học, THCS là 50.000 đồng/học sinh/tháng; THPT 100.000 đồng/học sinh/tháng.
Mức học phí theo hình thức học trực tuyến (online) bằng 75% mức học phí nêu trên. Mức thu học phí được làm tròn đến đơn vị nghìn đồng (trong trường hợp mức thu học phí trực tuyến của cấp học có số tiền tuyệt đối lẻ đến tiền đồng).
Trong trường hợp sau thời điểm Nghị quyết này có hiệu lực, Chính phủ ban hành quy định về việc giữ nguyên mức học phí năm học 2022-2023 bằng mức học phí năm học 2021-2022: Mức thu học phí năm học 2022-2023 sẽ được thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 05/2021/NQ-HĐND ngày 23-9-2021 của HĐND thành phố quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập của thành phố Hà Nội năm học 2021-2022.
Theo HĐND thành phố Hà Nội, việc áp dụng học phí theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ là việc bắt buộc thực hiện theo lộ trình nhằm từng bước nâng cao chất lượng công tác giáo dục - đào tạo và tại thời điểm này thành phố quy định theo mức sàn (là mức thấp nhất) của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP.
Đặc biệt, trong bối cảnh sau 2 năm đại dịch, đời sống nhân dân vẫn còn khó khăn, thành phố sẽ dùng ngân sách để bù đắp phần chênh lệch tăng so với năm học trước và tiếp tục hỗ trợ 50% học phí cho cả năm học 2022-2023 như mức hỗ trợ năm học 2021-2022. Dự kiến, tổng mức ngân sách thành phố hỗ trợ năm học 2022-2023 hơn 1.133 tỷ đồng.
Đối với Nghị quyết quy định cơ chế hỗ trợ học phí đối với một số đối tượng trẻ em mầm non và học sinh phổ thông của thành phố Hà Nội năm học 2022-2023, áp dụng với các đối tượng:
Trẻ em mầm non và học sinh phổ thông đang theo học tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông của thành phố Hà Nội trên địa bàn các xã miền núi;
Trẻ em mầm non và học sinh phổ thông thuộc đối tượng giảm 70% học phí theo quy định tại khoản 1, Điều 16 Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27-8-2021 của Chính phủ và 50% học phí theo quy định tại khoản 2, Điều 16 Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27-8-2021 của Chính phủ (không bao gồm các đối tượng quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 1) đang theo học tại các cơ sở mầm non, giáo dục phổ thông của thành phố Hà Nội;
Học viên thuộc đối tượng được giảm 70% học phí theo quy định tại khoản 1, Điều 16 Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27-8-2021 của Chính phủ và 50% học phí theo quy định tại khoản 2, Điều 16 Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27-8-2021 của Chính phủ đang theo học tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông của thành phố Hà Nội;
Các cơ sở giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông, các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên của thành phố Hà Nội.
Ha Noi ho tro hon 1.100 ty dong chenh lech hoc phi nam hoc 2022-2023-Hinh-2
Các đại biểu biểu quyết thông qua Nghị quyết kỳ họp. Ảnh: Viết Thành
Mức hỗ trợ đối với trẻ em mầm non và học sinh phổ thông đang theo học tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông của thành phố Hà Nội trên địa bàn các xã miền núi: Bằng 100% mức thu học phí năm học 2022-2023 do HĐND thành phố quy định đối với cơ sở giáo dục công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên, tương ứng với hình thức học thực tế của tháng, tương ứng với từng vùng, từng cấp học sau khi đã thực hiện chính sách giảm học phí theo quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP và các văn bản quy định khác có liên quan.
Đối với trẻ em mầm non và học sinh phổ thông thuộc đối tượng được giảm 70% học phí theo quy định tại khoản 1, Điều 16 Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27-8-2021 của Chính phủ và 50% học phí theo quy định tại khoản 2, Điều 16 Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27-8-2021 của Chính phủ (không bao gồm các đối tượng quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 1) đang theo học tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông của thành phố Hà Nội: Học viên thuộc đối tượng được giảm 70% học phí theo quy định tại khoản 1, Điều 16 Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27-8-2021 của Chính phủ và 50% học phí theo quy định tại khoản 2, Điều 16 Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27-8-2021 của Chính phủ đang theo học tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông của thành phố Hà Nội: Bằng 100% phần học phí còn lại phải đóng theo mức thu học phí năm học 2022-2023 do HĐND thành phố quy định đối với cơ sở giáo dục công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên, tương ứng với hình thức học thực tế của tháng, tương ứng với từng vùng, từng cấp học.
Thời gian hỗ trợ: Năm học 2022-2023 theo thời gian học sinh học thực tế. Nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước theo phân cấp. Riêng năm 2022, từ nguồn dự phòng ngân sách cấp thành phố.
Trước đó, trình bày tờ trình, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương cho biết, trường hợp mức thu học phí năm học 2022-2023 giữ nguyên như năm học 2021-2022, dự kiến kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ học phí đối với một số đối tượng trẻ em mầm non và học sinh phổ thông của thành phố Hà Nội năm học 2022-2023, khoảng 9.136 triệu đồng với tổng số đối tượng khoảng 30.566 người (trong đó, học sinh công lập khoảng 30.441 đối tượng; học sinh dân lập, tư thục khoảng 125 đối tượng).
Trường hợp mức thu học phí năm học 2022-2023, thực hiện theo lộ trình quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP, dự kiến kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ học phí đối với một số đối tượng trẻ em mầm non và học sinh phổ thông của thành phố Hà Nội năm học 2022-2023 khoảng 17.700 triệu đồng với tổng số đối tượng khoảng 30.566 người (trong đó, học sinh công lập khoảng 30.441 đối tượng, học sinh dân lập, tư thục khoảng 125 đối tượng).

150 trường ngoài công lập kiến nghị cho học sinh sớm đi học trở lại

Lãnh đạo 150 trường ngoài công lập đề xuất được nhanh chóng hoạt động trở lại để phục vụ học sinh trong điều kiện dịch bệnh đã được kiểm soát tốt.

150 trường ngoài công lập kiến nghị cho học sinh sớm đi học trở lại
150 cơ sở giáo dục ngoài công lập (bao gồm các trường học từ mầm non đến phổ thông, đại học, các trung tâm ngoại ngữ…) vừa có đơn kiến nghị gửi Thủ tướng, Phó thủ tướng và các bộ, ngành liên quan trình bày về những khó khăn mà họ đang phải đối mặt do học sinh nghỉ học kéo dài do dịch bệnh Covid-19.

Giáo dục công lập tăng học phí tất cả các cấp từ năm học 2022-2023

Các cơ sở giáo dục công lập giữ nguyên học phí trong năm học 2021-2022 như năm học 2020-2021 nhưng sẽ tăng bắt đầu từ năm học 2022-2023.

Giáo dục công lập tăng học phí tất cả các cấp từ năm học 2022-2023
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 81/2021/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 15/10.

Thủ quỹ Trung tâm GDTX Quảng Bình dùng 6 tỷ tiền quỹ… đầu tư may rủi?

Thủ quỹ Trung tâm Giáo dục thường xuyên (GDTX) tỉnh Quảng Bình khai rằng khi bị mất một số tiền quỹ lúc đi từ cơ quan đến ngân hàng.

Thủ quỹ Trung tâm GDTX Quảng Bình dùng 6 tỷ tiền quỹ… đầu tư may rủi?
Ngày 21-11, Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Quảng Bình cho biết đã nhận được báo cáo chi tiết về việc cán bộ thủ quỹ của Trung tâm GDTX tỉnh này sau khi làm mất 6 tỉ đồng.
Thu quy Trung tam GDTX Quang Binh dung 6 ty tien quy… dau tu may rui?

Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Quảng Bình, nơi xảy ra vụ việc. 

Theo đó, năm 2021, Trung tâm GDTX tỉnh Quảng Bình liên kết với Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế để tổ chức các lớp bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên các cấp và liên kết với các trường Đại học để đào tạo đại học hệ vừa học vừa làm.

Từ tháng 3 đến tháng 5-2021, học viên đăng ký học tại Trung tâm với số lượng nhiều nên số tiền quỹ thu tương đối lớn. Lúc này, Ban giám đốc Trung tâm đã đôn đốc kế toán, thủ quỹ chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng để chuyển trả cho Trường ĐH Sư phạm Huế theo hợp đồng liên kết đào tạo.

Tuy nhiên, do thời gian dịch Covid-19 phức tạp, kéo dài nên tại Trung tâm GDTX tỉnh Quảng Bình phải cách ly theo Chỉ thị 16; việc theo dõi, đôn đốc kế toán, thủ quỹ chuyển tiền cho các trường bị gián đoạn, chậm trễ.

Tháng 11-2021, khi tình hình dịch cơ bản kiểm soát, khi được nhắc nhở, bà Nguyễn Thị Thùy Linh, cán bộ thủ quỹ, đã tham mưu cho ông Nguyễn Văn Pháp, Giám đốc Trung tâm, ký phiếu chuyển tiền cho Trường Đại học Sư phạm Huế. Tuy nhiên, sau đó bà Linh bất ngờ báo mất tiền quỹ ước tính 6 tỉ đồng và không có khả năng thanh toán.

Lãnh đạo Trung tâm cho biết theo lời khai ban đầu của bà Linh là bị mất tiền trên đường đi từ cơ quan đến ngân hàng; do quá lo sợ đã không trình báo cơ quan và đã tiếp tục dùng quỹ để "đầu tư may rủi" nhằm hy vọng phục hồi phần đã mất.

Giám đốc Trung tâm sau đó đã chỉ đạo kế toán, Trưởng Phòng Tổ chức hành chính - xác nhận cụ thể nguồn thất thoát, có xác nhận của đương sự. Đồng thời trao đổi, động viên bà Linh có biện pháp khắc phục hậu quả bước đầu.

Hiện Trung tâm GDTX tỉnh Quảng Bình đã đình chỉ công tác đối với bà Nguyễn Thị Thùy Linh và tạm cử thủ quỹ mới nhằm duy trì hoạt động Trung tâm. Nguồn tin phóng viên Báo Người Lao Động cho biết bà Linh là cháu ruột của ông Nguyễn Văn Pháp - Giám đốc Trung tâm này.

 Như Báo Người Lao Động phản ánh, mới đây Phòng Cảnh sát kinh tế - Công an tỉnh Quảng Bình đang tiến hành điều tra, xác minh tin báo về vụ bà Nguyễn Thị Thủy Linh – cán bộ Trung tâm GDTX tỉnh này làm thất thoát 6 tỉ đồng. Lãnh đạo Trung tâm GDTX tỉnh cho biết số tiền trên được thu từ gần 4.000 học viên. Bà Linh báo với lãnh đạo là bị mất trong lúc đi xe máy.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.