Hà Nội dự kiến kiểm định khí thải xe máy từ 2024

Từ năm 2026, xe máy từ 3-5 năm sử dụng trở lên phải kiểm định khí thải định kỳ, đồng thời hạn chế các xe không đạt tiêu chuẩn khí thải tại khu vực đã phân vùng.

Hà Nội dự kiến kiểm định khí thải xe máy từ 2024

Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) Hà Nội vừa có báo cáo kết quả Chương trình đo kiểm khí thải môtô, xe gắn máy cũ và đề xuất lộ trình kiểm định khí thải trên địa bàn thành phố.

Theo Sở TNMT Hà Nội, khi kiểm tra ngẫu nhiên khí thải của 5.240 xe môtô, xe gắn máy có tuổi đời trên 5 năm sử dụng có xu hướng phát thải vượt giới hạn cho phép hiện nay (tỉ lệ xe không đạt TCVN 6438:2018 mức 1 là 54,2% và không đạt mức 2 là 60,65%). Đồng thời, việc bảo dưỡng đã được chứng minh có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát khí thải xe máy, cụ thể xe không đạt TCVN 6438:2018 mức 1 sau bảo dưỡng giảm mạnh còn 9,54%.

Từ 12/11/2021 đến 3/2022, chỉ có 4 xe máy được người dân tự nguyện đồng ý thải bỏ và nhận hỗ trợ đổi xe máy mới theo quy định của chương trình.

Ha Noi du kien kiem dinh khi thai xe may tu 2024
Hà Nội dự kiến kiểm định khí thải xe máy từ 2024. 

Khảo sát trực tiếp trên 3.867 chủ xe máy trên địa bàn cho thấy đa số người dân (86%) ủng hộ chính sách kiểm soát khí thải. Mức phí kiểm tra được nhiều người dân đồng thuận, khoảng 30.000-50.000 đồng/lần với tần suất 1 lần 1 năm. Có khoảng 29% người dân cho biết sẽ đưa xe máy cũ, thải bỏ tới các điểm thu hồi theo quy định.

Sở TNMT Hà Nội cho biết, dự kiến năm 2023 các đơn chức năng của thành phố sẽ xây dựng khung pháp lý và ban hành kế hoạch kiểm soát khí thải xe máy; nghiên cứu phân vùng bảo vệ môi trường không khí và hạn chế xe máy.

Giai đoạn 2024-2025, thành phố tổ chức thí điểm kiểm định hàng năm với xe máy từ 5 năm sử dụng trở lên, có thể nghiên cứu dán tem để phân biệt. Giai đoạn này cũng bắt đầu áp dụng phân vùng khu vực theo tiêu chuẩn khí thải.

Sau thí điểm, từ năm 2026, xe 3-5 năm sử dụng trở lên phải kiểm định khí thải định kỳ, đồng thời hạn chế các xe không đạt tiêu chuẩn khí thải tại khu vực đã phân vùng. Hà Nội dự kiến sẽ nghiên cứu áp dụng thu phí khí thải cho các khu vực theo phân vùng bảo vệ.

Dự kiến, Hà Nội sẽ xây dựng hệ thống kiểm soát khí thải xe máy bao gồm 170 trạm kiểm định cố định và lưu động; đầu tư hệ thống camera giao thông để phát hiện xe xả khói đen (có thể sử dụng chung với camera giao thông hiện có); đầu tư trạm kiểm định khí thải lưu động (xử lý đo ngay bên đường để xử phạt các xe xả khói đen)...

Sở TNMT Hà Nội cho rằng kiểm soát khí thải xe máy thông qua kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ sẽ thu được nhiều lợi ích: Sẽ không làm phát sinh chi phí cho người dân do chi phí từ việc tiết kiệm nhiên liệu) nếu bảo dưỡng định kỳ sẽ tiết kiệm đến 7% lượng nhiên liệu tiêu thụ) có thể bù đắp cho chi phí kiểm tra và bảo dưỡng xe; chính sách này sẽ giúp giảm 35,55% tổng lượng CO, 40% tổng lượng HC phát thải; chính sách này tạo thêm việc làm cho người lao động và doanh thu từ việc kiểm tra và bảo dưỡng xe máy cho đơn vị kiểm định theo quy định của pháp luật...

Tùy theo từng giai đoạn, Hà Nội có thể điều chỉnh nội dung của kịch bản. Ví dụ trong giai đoạn đầu, khi người dân chưa làm quen với kiểm định khí thải xe máy định kỳ, thành phố có thể chỉ kiểm soát theo đối tượng; sau một thời gian sẽ kết hợp kiểm soát theo cả đối tượng và khu vực; khi các điều kiện về hạ tầng, giao thông công cộng đảm bảo sẽ nghiên cứu kết hợp cả thu phí khí thải xe máy.

Với những xe không đạt tiêu chuẩn khí thải, đã cũ nát... thành phố có chính hỗ trợ chủ xe phải thu hồi từ các nguồn ngân sách, xã hội hóa, hỗ trợ của doanh nghiệp để chuyển đổi phương tiện không đạt tiêu chuẩn khí thải hoặc chuyển đổi sinh kế.

Trước đó, tháng 8/2021, Hà Nội tổ chức kiểm định khí thải xe máy nhằm đánh giá hiện trạng phát thải của xe máy cũ, làm cơ sở khoa học xây dựng và thực thi các giải pháp cải thiện chất lượng không khí.

Thống kê của Sở Giao thông Vận tải, đến tháng 7/2022, Hà Nội có hơn 7,6 triệu phương tiện, trong đó hơn một triệu ôtô, gần 6,5 triệu môtô các loại, chưa bao gồm phương tiện của các tỉnh khác lưu thông trên thành phố.

Để kiểm soát được khí thải của xe máy, các bộ, ngành ở Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ đã ban hành các quy định, tiêu chuẩn, quy trình, hướng dẫn và xây dựng hệ thống kiểm soát. Chính quyền địa phương chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý, thực hiện kiểm soát khí thải xe máy tại địa phương. Các doanh nghiệp, người dân chịu trách nhiệm thực hiện các quy định về kiểm soát khí thải xe máy tham gia giao thông...

Nhằm tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, giảm thiểu tác động bất lợi đến sức khỏe người dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, ngày 18/01/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 03/CT-TTg về tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí.

>>> Mời độc giả xem thêm video Từ 1/1/2021, áp dụng tiêu chuẩn khí thải mới với ô tô tại Việt Nam: 

(Nguồn: TH Pháp Luật)

Cháy Cộng ty Rạng Đông: Bộ TN&MT nói về nguy cơ ảnh hưởng môi trường

(Kiến Thức) - Bộ TN&MT cho biết, sự cố cháy nổ tại nhà máy Rạng Đông có liên quan đến hoá chất có thể tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của người dân.

Cháy Cộng ty Rạng Đông:  Bộ TN&MT nói về nguy cơ ảnh hưởng môi trường
Thông tin mới nhất về môi trường sau vụ cháy Công ty Rạng Đông, Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa phát đi thông cáo báo chí về tình hình xử lý sự cố cháy nổ tại Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông.
Bộ TN&MT cho biết, khi xảy ra sự cố cháy nổ tại kho chứa sản phẩm, nguyên liệu, hóa chất tại Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông trên địa bàn phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, người dân lo ngại nguy cơ xảy ra mất an toàn hóa chất độc hại và ô nhiễm môi trường.

Cháy công ty Rạng Đông: 27,2 kg thuỷ ngân phát tán, ai chịu trách nhiệm?

(Kiến Thức) - 27,2 kg thuỷ ngân từ công ty Rạng Đông phát tán ra môi trường sau vụ cháy khiến người dân lo lắng về nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy ai, đơn vị nào sẽ phải chịu trách nhiệm?

Cháy công ty Rạng Đông: 27,2 kg thuỷ ngân phát tán, ai chịu trách nhiệm?
27,2kg thủy ngân được phát tán ra môi trường từ Nhà máy Rạng Đông – Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân vừa công bố tại buổi họp báo Chính phủ đã minh chứng cho những nỗi lo, sự hoang mang của người dân là có cơ sở.
Đáng chú ý, các hoá chất gây tác động chủ yếu là thuỷ ngân và một số kim loại nặng phát sinh trong quá trình cháy. Các chất ô nhiễm này một phần phát tán vào không khí, một phần phát tán vào nguồn nước trong quá trình dập lửa. Bộ TN&MT cho biết, phạm vi có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ người dân trong bán kính khoảng 500m tính từ hàng rào của kho bị cháy.

Thuỷ ngân Công ty Rạng Đông phát tán ra môi trường: Bộ TN&MT cũng vô cảm?

(Kiến Thức) - Sau một tuần xảy ra vụ cháy, lãnh đạo Bộ TN&MT đã công bố thông tin về lượng thủy ngân phát tán ra môi trường. Dư luận đặt câu hỏi, việc công bố chậm trễ này Bộ TN&MT có vô cảm khi trong thời gian ấy, người dân đã “hưởng” đủ hóa chất độc hại nếu bị phát tán.

Thuỷ ngân Công ty Rạng Đông phát tán ra môi trường: Bộ TN&MT cũng vô cảm?
Ngày 4/9, sau một tuần xảy ra vụ cháy, Thứ trưởng Bộ TNMT Võ Tuấn Nhân mới công bố một thông tin gây sốc khi có đến 15,1-27,2 kg thủy ngân đã phát tán ra môi trường sau vụ cháy công ty Rạng Đông. Vùng có nguy cơ ô nhiễm ở phạm vi 500m tính từ hàng rào nhà máy Rạng Đông.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.