Hà Nội 'đổi màu' cấp độ dịch, trẻ trở lại trường, phụ huynh nửa mừng nửa lo

Ngày 8/11 tới học sinh 18 huyện ngoại thành Hà Nội trở lại trường, nhiều phụ huynh rơi vào trạng thái nửa mừng nửa lo khi dịch phức tạp.

Hà Nội 'đổi màu' cấp độ dịch, trẻ trở lại trường, phụ huynh nửa mừng nửa lo
Vào năm học 2021 - 2022 được gần 3 tháng nhưng cậu con trai lớp 10 của chị Trần Thị Hương (Mê Linh, Hà Nội) mới gặp bạn bè qua màn hình máy tính. Nhận được thông báo thứ hai tuần sau đi học, cậu háo hức, xem lại quần áo, sách vở và chiếc cặp mới mua.
“Thấy con sắp được tới trường tôi mừng vì sắp được 'giải phóng' sau hơn 5 tháng ở nhà. Nhưng tôi vẫn chưa thật sự yên tâm và phần nhiều lo lắng vì dịch COVID-19 đang phức tạp ở thành phố. Chẳng may khi đi học trường xuất hiện F0 thì lại cách ly, như vậy khổ hơn cả ở nhà học online. Nhất là khi Hà Nội chuyển cấp độ dịch từ 'vùng xanh' sang 'vùng vàng' làm gia đình càng lo lắng hơn", chị Hương chia sẻ.
Dù đã chuẩn bị sẵn tinh thần sống chung với dịch trong điều kiện bình thường mới nhưng anh Nguyễn Đức Tú (Hoài Đức, Hà Nội) vẫn lo lắng khi trường mở cửa trở lại. Anh vui vì các con được đến trường nhưng vẫn muốn cho các cháu học trực tuyến ở nhà thời gian nữa để đảm bảo an toàn. Nhất là khi những ngày gần đây, Hà Nội vẫn ghi nhận hàng chục ca mắc mới, nhiều F0 cộng đồng. "Nếu chẳng may có học sinh hoặc giáo viên mắc COVID-19, các con còn nhỏ, phải đi cách ly, xa bố mẹ rất tội", anh Tú nói.
Chung suy nghĩ, chị Lê Thu Hồng (Thanh Trì, Hà Nội) bày tỏ, chưa năm nào học trực tuyến lại kéo dài như năm nay, các con lại cuối cấp sắp thi đại học nên nếu cứ tự ôn ở nhà, học online hay hướng dẫn của giáo viên thì kết quả sẽ không cao. Khi nhận thông báo học sinh được quay trở lại trường, các con mừng lắm. Tuy nhiên, chị Hồng thấy bất an, vẫn mong con có thể ở nhà học trực tuyến thêm một thời gian nữa hoặc ít nhất là hết học kỳ 1.
Ha Noi 'doi mau' cap do dich, tre tro lai truong, phu huynh nua mung nua lo
 Học sinh 18 huyện ngoại thành Hà Nội sẽ đi học từ 8/11. (Ảnh minh hoạ: H.C)

Ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, đến nay, số giáo viên hoàn thành tiêm mũi 1 vaccine ngừa COVID-19 đạt 97,06%, tỷ lệ tiêm mũi 2 đạt 72,85%. Việc đi học trở lại phải tuân thủ theo các nguyên tắc, quy định, đảm bảo giãn cách, giảm sĩ số học sinh/buổi dạy. Các trường chỉ tổ chức dạy học trực tiếp 1 buổi/ngày và kết hợp giữa học trực tiếp - trực tuyến.

Với giáo viên chưa tiêm đủ 2 mũi vaccine, Sở yêu cầu chỉ dạy học trực tuyến, không đến lớp dạy trực tiếp.

Theo giám đốc Sở GD&ĐT, việc cho học sinh trở lại trường học phải phù hợp với tình hình thực tiễn, đảm bảo thận trọng, lấy địa bàn cấp xã, phường, thị trấn để đánh giá và xây dựng tiêu chí, làm từng bước thận trọng nhằm bảo đảm tuyệt đối an toàn về sức khỏe cho giáo viên và học sinh.

Về tiến độ tiêm vaccine cho học sinh, ông Cương cho biết, đơn vị phối hợp Sở Y tế bàn các giải pháp tiêm vaccine cho học sinh trên tinh thần của Ban chỉ đạo thành phố. Trước mắt, sẽ tiêm vaccine cho học sinh khối lớp 12 (17 tuổi), tiếp theo là lớp 11 và 10.

Tại hội nghị giao ban trực tuyến Ban Chỉ đạo thành phố với Ban chỉ đạo các quận, huyện, thị xã về công tác phòng, chống dịch COVID-19 chiều 3/11, ông Chử Xuân Dũng, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội nhấm mạnh, nếu tình hình dịch có chiều hướng xấu hơn, số ca mắc tăng lên, thành phố sẽ có điều chỉnh linh hoạt chủ trương cho học sinh đến trường.

Để học sinh tới trường an toàn, ông Dũng yêu cầu các đơn vị sẵn sàng mọi điều kiện theo đúng quy định. Sở GD&ĐT phối hợp Sở Y tế xây dựng hướng dẫn cho các đơn vị khi có các tình huống xảy ra và chú trọng đến công tác y tế học đường nhằm đảm bảo sức khỏe cho học sinh khi đến trường.

Dịch Covid-19: Học sinh đi học trở lại ngày 2/3 hay tiếp tục nghỉ?

(Kiến Thức) - Nhiều phụ huynh bày tỏ sự đồng tình với ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về việc chưa chốt việc cho học sinh đi học trở lại vào 2/3 mà phải chờ đến ngày 27-28/2, xem tình hình dịch diễn biến, bùng phát ra sao mới đưa ra quyết định.

Dịch Covid-19: Học sinh đi học trở lại ngày 2/3 hay tiếp tục nghỉ?
Tại cuộc họp của Thường trực Chính phủ về phòng chống dịch COVID-19 chiều 24/2, liên quan đến việc đi học của học sinh, sinh viên, Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, trong thời gian diễn ra dịch bệnh, Bộ đã phối hợp với Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19, Bộ Y tế hướng dẫn các trường học trên cả nước vệ sinh trường học, các địa phương đã làm tốt việc này và sẵn sàng cho học sinh trở lại trường.
Từ đó, ông Phùng Xuân Nhạ đề nghị, đối với học sinh, sinh viên là đối tượng lớn có thể chủ động phòng chống dịch, có thể cho đi học trở lại từ ngày 2/3 tới. Còn đối với học sinh mầm non, tiểu học, có thể cho lùi lại 1-2 tuần, tùy theo tình hình dịch bệnh. “Dịch diễn biến rất phức tạp nhưng không thể ngồi chờ đến khi nào hết dịch thì học sinh mới đi học lại”, ông Nhạ nói.

COVID-19: Học sinh đi học lại cần bảo đảm an toàn thế nào?

(Kiến Thức) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa thông tin hướng dẫn các điều kiện bảo đảm an toàn cho học sinh đi học trở lại và xử trí trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19 trong trường học.

COVID-19: Học sinh đi học lại cần bảo đảm an toàn thế nào?
Theo đó, các cơ sở giáo dục tiếp tục thực hiện Công văn số 550/BGDĐT-GDTC về việc hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục và Công văn số 696/BGDĐT-GDTC về những việc cần làm để phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trong trường học. Đồng thời, triển khai các điều kiện bảo đảm an toàn cho học sinh trước khi đi học trở lại và khi đi học trở lại.
Đeo khẩu trang trên đường đến trường nghiêm chỉnh

8 tỉnh, thành cho học sinh đi học trở lại vào ngày mai

Đến chiều 16/2, 8 địa phương trên cả nước đã có công văn quyết định cho học sinh đi học trở lại ngày 17/2.

8 tỉnh, thành cho học sinh đi học trở lại vào ngày mai
Sở GD&ĐT Đắk Lắk vừa ban hành công văn cho phép trẻ mầm non, học sinh, học viên, sinh viên ở các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh đi học trở lại từ ngày 17/2.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.