Hà Nội điều chỉnh chủ trương đầu tư “siêu dự án” AIC

Liên quan đến “siêu dự án” AIC Mê Linh, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư.

Hà Nội điều chỉnh chủ trương đầu tư “siêu dự án” AIC

Dự án Khu đô thị AIC thuộc xã Mê Linh, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP Hà Nội do Công ty CP bất động sản AIC (liên quan đến bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn) với diện tích gần 94ha.

Ha Noi dieu chinh chu truong dau tu “sieu du an” AIC
 Dự án Khu đô thị AIC mới được UBND TP Hà Nội điều chỉnh chủ trương đầu tư.
CP

Đây là dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư từ năm 2008 nhưng tới nay vẫn để cỏ mọc hoang hóa. Dự án này đã nhiều lần bị UBND TP Hà Nội đưa vào diện chậm triển khai.

Ngày 28/3/2019, Sở TN&MT Hà Nội đã có kết luận thanh tra về việc quản lý, sử dụng đất để thực hiện dự án nêu trên, trong đó có kết luận việc chậm thực hiện công tác giải phóng mặt bằng cũng như việc chậm triển khai thực hiện dự án có nhiều nguyên nhân.

Ngày 12/7/2021, Thanh tra Sở KH&ĐT đã có Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư đối với việc không thực hiện hoạt động đầu tư theo đúng trong hồ sơ đăng ký đầu tư và việc không thực hiện báo cáo về hoạt động đầu tư, giám sát, đánh giá đầu tư dự án. Công ty CP Bất động sản AIC đã chấp hành nộp phạt theo Quyết định xử phạt.

Ha Noi dieu chinh chu truong dau tu “sieu du an” AIC-Hinh-2
 Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn hiện đang bị truy nã đặc biệt - Ảnh: internet

Tuy nhiên vào tháng 4/2022, dự án Khu đô thị AIC bất ngờ chính thức được UBND TP Hà Nội điều chỉnh chủ trương đầu tư. Tại Quyết định này, Hà Nội điều chỉnh tiến độ dự án hoàn thiện và đưa vào khai thác, sử dụng trong quý IV-2026.

Dự án bao gồm công trình hỗn hợp có diện tích đất khoảng 12,5ha, quy mô dân số dự kiến 6.898 người; tầng cao từ 25-32 tầng, diện tích sàn nhà ở khoảng 339.654m².

Công trình nhà ở để bán với diện tích đất khoảng 34,8ha, trong đó, nhà ở biệt thự khoảng 30,4ha, gồm 66 lô đất, tổng số căn hộ nhà ở thấp tầng khoảng 1.507 căn;…

Tổng vốn đầu tư dự án dự kiến khoảng 13.181 tỷ đồng từ nguồn vốn thuộc sở hữu của nhà đầu tư, vốn vay và vốn huy động hợp pháp khác.

Trước đó, cũng trong tháng 4/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra (C03) Bộ Công an đã khởi tố vụ án "vi phạm quy định về đầu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện đa khoa Đồng Nai, đồng thời ra quyết định khởi tố bị can đối với bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn cùng 8 bị can khác, do liên quan đến sai phạm xảy ra tại dự án xây dựng Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai.

Tháng 5/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cũng đã ra quyết định truy nã đặc biết đối bị can Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Tiến bộ Quốc tế AIC (AIC Group).

Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn (53 tuổi, quê ở Bắc Ninh) được biết là nữ doanh nhân thành đạt nhận được nhiều danh hiệu trong nước và quốc tế. Trong đó, bà Nhàn từng được nhận giải nữ doanh nhân tiêu biểu "Bông hồng vàng" và từng được một số tổ chức quốc tế trao tặng danh hiệu Viện sĩ có thành tích xuất sắc nhất giai đoạn 2004 - 2014.

20 nữ doanh nhân ảnh hưởng nhất Việt Nam 2017

(Kiến Thức) - Trong danh sách 50 phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam năm 2017 do Forbes Việt Nam vừa công bố, có 20 phụ nữ thuộc lĩnh vực kinh doanh.

20 nữ doanh nhân ảnh hưởng nhất Việt Nam 2017
Tạp chí Forbes Việt Nam vừa chính thức công bố danh sách 50 phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam năm 2017. Danh sách này ghi nhận 50 gương mặt phụ nữ đang có vai trò nổi bật trong các lĩnh vực hoạt động của họ, bao gồm chính trị, kinh doanh, hoạt động xã hội và từ thiện, khoa học – giáo dục, giải trí, nghệ thuật và thể thao.
Forbes Việt Nam cho biết, việc xếp hạng nhân vật sử dụng các tiêu chí: ảnh hưởng tài chính, tầm ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng tích cực, mức độ xuất hiện trên truyền thông. Đây là phương pháp đánh giá được Forbes sử dụng cho danh sách “Phụ nữ quyền lực thế giới” hằng năm, có điều chỉnh phù hợp với hoàn cảnh và môi trường Việt Nam.

Loạt dự án “vàng” chậm tiến độ bị Hà Nội công khai “chỉ mặt”

(Kiến Thức) - Tại cuộc họp mới đây của HĐND TP Hà Nội, hàng trăm dự án chậm triển khai, bỏ hoang đất trong nhiều năm, gây lãng phí nguồn lực và ảnh hưởng đến đời sống của người dân đã bị chỉ mặt điểm tên.

Loạt dự án “vàng” chậm tiến độ bị Hà Nội công khai “chỉ mặt”
Loat du an
Một trong những Dự án chậm tiến độ tiêu biểu nhất phải kể tới là Dự án Khu đô thị mới Thịnh Liệt do Tổng công ty xây dựng Licogi làm chủ đầu tư. Dự án có diện tích khoảng 35 ha, dự kiến xây dựng khu đô thị sầm uất, hiện đại. Ảnh: Internet.
Loat du an
 Tuy nhiên, trong suốt 14 năm, dự án khu đô thị này vẫn dậm chân tại chỗ, cỏ dại mọc um tùm. Ảnh: Dân Việt.
Loat du an
 Khu đất chưa được thực hiện dự án đã bị “xẻ thịt” cho thuê làm bãi đỗ xe, nhà xưởng… Ảnh: VOV.
Loat du an
  Dự án Khu đô thị mới Cầu Bươu (huyện Thanh Trì) rộng hơn 20ha, do Công ty cổ phần kinh doanh phát triển nhà và đô thị Hà Nội (HANHUD) làm chủ đầu tư với mục tiêu xây dựng khang trang hiện đại, đồng bộ cơ sở hạ tầng đô thị, các công trình kiến trúc đẹp, đáp ứng các yêu cầu về nhà ở cho nhân dân Thủ đô, đảm bảo ổn định lâu dài.
Ảnh: Bất động sản.
Loat du an
 Thế nhưng, từ năm 2017 tới nay, nhiều lô đất thuộc dự án vẫn chưa triển khai và đang được xây dựng các công trình tạm để cho thuê, sử dụng sai mục đích. Ảnh: Tiền Phong.
 
Loat du an
 Nhiều người mua những căn hộ từ khi mới hình thành dự án, nay vội bán tống bán tháo với giá rẻ bèo, 35 – 40 triệu/m2. Ảnh: Infonet.

Loat du an
 Khu đô thị Văn La (quận Hà Đông):

Dự án này được giao cho công ty CP Đầu tư phát triển đô thị Sông Đà (Sudico) nhưng 11 năm nay, Sudico dường như đã bỏ rơi khu đô thị này. Ảnh: VN Media.


Loat du an
 Khu đô thị Văn La có tổng diện tích 12,29 ha, với mục đích xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, công trình nhà ở, tạo dựng một khu nhà ở mới khang trang, hiện đại. Dự án từng dự kiến hoàn thành năm 2009 với có tổng vốn đầu tư 1.300 tỷ đồng. Ảnh: VN Media.

Loat du an
 Khu nhà ở Văn Khê này, ngoài phần đất rộng lớn bị bỏ hoang thì 1 phần diện tích được chủ đầu tư tận dụng biến thành bãi đỗ xe tĩnh với sức chứa lên đến cả vài trăm ô tô và những bãi trông giữ xe. Ảnh: Reastime.
Loat du an
 Dự án khu đô thị AIC Mê Linh tại xã Tiền Phong (huyện Mê Linh) của Công ty CP Bất động sản AIC Từng được coi là “điểm nhấn nổi bật”, “dự án vàng” tại địa bàn huyện Mê Linh có diện tích đất khoảng hơn 940.000m2. Ảnh: Thương hiệu và Pháp luật.
Loat du an
 Sau hơn 10 năm triển khai, công ty CP Bất động sản AIC khiến giới bất động sản và người dân Mê Linh thất vọng khi nơi đây vẫn chỉ là một cánh đồng rộng lớn hoang vu được người dân tận dụng để canh tác trồng hoa, trồng chuối và hoa màu các loại. Ảnh:VnMedia.
Loat du an
 Trên diện tích rộng mênh mông, cỏ mọc um tùm. Hiện dự án này chưa có tín hiệu khả quan sẽ tiếp tục được triển khai. Trong khi lý do công ty này đưa ra rất chung chung là do những biến động của thị trường bất động sản. Ảnh: Nhà đầu tư. 
Loat du an
Ngoài những dự án kể trên, các đại biểu HĐND TP Hà Nội còn vạch mặt điểm tên nhiều dự án khác vừa chậm tiến độ, vừa sai mục đích sử dụng như: Dự án Làng Việt cổ Hoài Đức ở La Phù (huyện Hoài Đức) rộng 23,4 ha; Dự án ở số 201 Trường Chinh (quận Đống Đa) chậm 9 năm; Dự án khu đô thị Mỹ Đình 2 rộng 246.000 m2, chậm 16 năm… Ảnh: Pháp luật VN.

Vingroup sản xuất vắc xin công nghệ như “Pfizer”: Chơi lớn, thắng lớn?

Nhằm đáp ứng nhu cầu vắc xin phòng COVID-19 trong nước, Tập đoàn Vingroup hiện đang đàm phán chuyển giao công nghệ vắc xin với Công ty Acturus, Hoa Kỳ tương tự như vắc xin của Pfizer và Moderna.

Vingroup sản xuất vắc xin công nghệ như “Pfizer”: Chơi lớn, thắng lớn?
Thời gian qua, Bộ Y tế đã nỗ lực tiếp cận các nguồn vắc xin nhập khẩu và thúc đẩy sản xuất trong nước. Theo thống kê của Bộ Ngoại giao và Bộ Y tế, đến nay, Việt Nam đã cam kết và ký hợp đồng mua khoảng 124 triệu liều vắc xin. Chính phủ đặt mục tiêu sẽ tiêm cho khoảng 75 triệu người với 150 triệu mũi tiêm trong nửa cuối của năm 2021 và đầu năm 2022 để đạt được miễn dịch cộng đồng.
Trên thực tế, do nguồn cung vắc xin khan hiếm trên toàn thế giới, nên lượng vắc xin tiếp nhận tại Việt Nam đến thời điểm hiện nay là 8.998.750 liều. Số liệu cập nhật mới nhất, tính đến sáng 26/7 số liều vắc xin được tiêm mới chỉ 4.613.491 liều. Số người được tiêm 1 mũi là 4.223.628 liều, tiêm mũi 2 là 389.863 liều.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.