Hà Nội đẩy mạnh các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19

Trong bối cảnh dịch đang có nguy cơ quay trở lại, UBND TP. Hà Nội vừa ban hành văn bản yêu cầu đẩy mạnh các biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn.

Hà Nội đẩy mạnh các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19
Phó Chủ tịch UBND thành phố Chử Xuân Dũng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 thành phố Hà Nội vừa ký ban hành Văn bản số 2846/UBND-KGVX về việc đẩy mạnh triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn.
Theo đó, để tiếp tục bảo vệ và duy trì bền vững thành quả phòng, chống dịch, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh đang có nguy cơ quay trở lại, UBND thành phố yêu cầu, UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục chỉ đạo và chịu trách nhiệm toàn diện công tác phòng, chống Covid-19 trên địa bàn quản lý, ưu tiên triển khai một số nội dung sau:
Trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho các đối tượng trên địa bàn, bảo đảm tiến độ theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, UBND thành phố; sử dụng kịp thời, hiệu quả số vắc xin phòng Covid-19 được phân bổ, tránh lãng phí.
Ha Noi day manh cac bien phap phong, chong dich COVID-19
Tiêm vắc xin cho học sinh Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hà Nội. Ảnh: Mai Loan.  
Chỉ đạo các cấp chính quyền trên địa bàn đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người; tiếp tục khẩn trương tổ chức nhiều hình thức tiêm chủng như điểm tiêm cố định, điểm tiêm lưu động tại các khu công nghiệp, trường học... làm tăng khả năng tiếp cận của người dân, góp phần đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin cho người dân từ 5 tuổi trở lên để bảo đảm mục tiêu đề ra.
Chỉ đạo rà soát, cập nhật kịch bản, chuẩn bị đầy đủ nhân lực, thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế theo hướng dẫn của ngành y tế để sẵn sàng cho mọi tình huống dịch bệnh có thể xảy ra, bảo đảm người dân tiếp cận dịch vụ y tế nhanh nhất, sớm nhất, ngay tại cơ sở; kiên quyết ứng phó kịp thời, hiệu quả trong trường hợp dịch bệnh bùng phát trở lại.
Cơ quan, địa phương nào không kịp thời kiểm soát, để dịch bệnh bùng phát trên diện rộng, phải chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và nhân dân. Đồng thời, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền để người dân thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về phòng, chống dịch, tích cực tiêm vắc xin phòng Covid-19 để bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng.
UBND thành phố yêu cầu Sở Y tế căn cứ kết quả rà soát đối tượng, dự trù nhu cầu sử dụng vắc xin của các quận, huyện, thị xã và các lực lượng liên quan, báo cáo Bộ Y tế và xây dựng kế hoạch tiếp nhận, phân bổ vắc xin phòng Covid-19 kịp thời, khoa học; không để xảy ra tình trạng thiếu vắc xin, đồng thời tránh tình trạng lãng phí, hủy bỏ vắc xin do hết hạn.
Tăng cường giám sát, đôn đốc các địa phương triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19; theo dõi kết quả, các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện để kịp thời hỗ trợ, báo cáo Bộ Y tế, UBND thành phố để tháo gỡ các khó khăn, chỉ đạo, nhắc nhở, phê bình các đơn vị không bảo đảm tiến độ.
Đồng thời, thường xuyên theo dõi tình hình dịch trên thế giới, đặc biệt sự xuất hiện các biến chủng mới có khả năng lây lan nhanh hơn, khả năng gây bệnh nặng hơn; thường xuyên trao đổi, cập nhật thông tin và các hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế, cơ quan chuyên môn tuyến trên và các tổ chức, chuyên gia uy tín; chủ động đánh giá tình hình dịch, mức độ nguy cơ, dự báo diễn biến để xây dựng kịch bản hướng dẫn các đơn vị triển khai các biện pháp phòng, chống dịch, chuẩn bị đầy đủ nhân lực, thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế, sẵn sàng cho mọi tình huống dịch bệnh có thể xảy ra, tham mưu đề xuất, báo cáo UBND thành phố chỉ đạo các nội dung vượt quá thẩm quyền.
Trước đó, sáng 21/8, tại Hội nghị trực tuyến "Nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân; chủ động thích ứng linh hoạt, góp phần phục hồi nhanh, phát triển bền vững" do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì, tại điểm cầu Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng đã có báo cáo về dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố.
Tính đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 1.617.451 ca mắc Covid-19, trong đó có 1.617.217 ca trên địa bàn Hà Nội, 292 ca nhập cảnh. TP cũng đã thực hiện giám sát 338 mẫu xét nghiệm gen. Hiện, Omicron vẫn đang là chủng lưu hành chính trên địa bàn TP, trong đó, đã ghi nhận các biến chủng mới của Omicron là BA.4 và BA.5.
Riêng trong tuần (từ ngày 12 đến 18/8), TP ghi nhận 1.907 ca mắc Covid-19, trong đó có 1 trường hợp tử vong. Như vậy, trung bình Hà Nội ghi nhận 272 ca bệnh/ngày, số mắc tăng 27,8% so với tuần trước (trung bình 213 ca/ngày). Từ ngày 29/4/2022 đến nay, 579/579 xã, phường, thị trấn của thành phố có cấp độ dịch Covid-19 là cấp độ I.
Hiện, TP Hà Nội còn 3.864 trường hợp được quản lý theo dõi, trong đó có 150 trường hợp tại bệnh viện (có 5 trường hợp nặng thở ô xy), còn lại 3.714 người được theo dõi, quản lý điều trị tại nhà.
Về công tác tiêm văc xin phòng Covid-19 trên địa bàn Hà Nội, đến nay, kết quả tiêm mũi nhắc lại lần 1 (mũi 3) cho người trên 18 tuổi đạt 98,2%; mũi nhắc lại lần 1 (mũi 4) đạt 66,9%. Ngoài ra, kết quả tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, trong đó mũi 1 đạt 64,3% và mũi 2 đạt 31,3%. Kết quả tiêm cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi, mũi 1 và mũi 2 đều đạt hơn 99%; mũi 3 đạt 46,7%.

Mới đây, Hà Nội cũng đã kiện toàn, bổ sung thành viên Ban Chỉ đạo TP. Hà Nội phòng, chống dịch COVID-19. Theo quyết định, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh là Trưởng ban Chỉ đạo TP. Hà Nội phòng, chống dịch COVID-19. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 26/8/2022.

Theo đó, thành viên Ban Chỉ đạo gồm: Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương; Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Đỗ Anh Tuấn; Chánh Văn phòng UBND TP. Hà Nội Trương Việt Dũng (thay thế đồng chí Nguyễn Anh Dũng, nguyên Chánh Văn phòng UBND TP. Hà Nội do luân chuyển công tác); Phó Giám đốc phụ trách Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội Nguyễn Việt Hùng (thay thế đồng chí Nguyễn Thanh Liêm, nguyên Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội do luân chuyển công tác).

Ảnh cực lạ về Bưu điện Hà Nội hơn trăm năm trước

Nằm bên Hồ Gươm, Bưu điện Hà Nội là một trong những hình ảnh biểu tượng về thủ đô Hà Nội. Tiền thân của công trình này là Sở Bưu điện Hà Nội thời thuộc địa.

Ảnh cực lạ về Bưu điện Hà Nội hơn trăm năm trước
Anh cuc la ve Buu dien Ha Noi hon tram nam truoc
Tòa nhà đầu tiên của Sở bưu điện Hà Nội - tiền thân của Bưu điện Hà Nội - do kiến trúc sư Henri Vildieu thiết kế và xây dựng vào các năm 1893 – 1899. Mặt chính của tòa nhà trông ra đại lộ Francis Garnier (nay là đường Đinh Tiên Hoàng), mặt bên trông ra phố Chavassieux (Lê Thạch).

Bộ Y tế lý giải vì sao trẻ từ 5-11 tuổi cần tiêm vắc xin COVID-19?

Trẻ mắc COVID-19 cũng có các biểu hiện lâm sàng kéo dài, có cả tình trạng hậu COVID-19, thậm chí có những trường hợp bị viêm đa hệ dù hiếm.

Bộ Y tế lý giải vì sao trẻ từ 5-11 tuổi cần tiêm vắc xin COVID-19?
Việc tiêm vắc xin vừa giúp bảo vệ trẻ vừa giảm sự lây nhiễm.
Chính phủ đã đồng ý mua 21,9 triệu liều vắc xin Pfizer để tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn rất nhiều ý kiến trái chiều về việc có cần thiết phải tiêm cho trẻ lứa tuổi này không?

Loạt ảnh hiếm và độc về giao thông ở Hà Nội năm 1990 (2)

Xe đạp nhiều "nhan nhản" trong khi khi máy và ô tô chỉ xuất hiện lác đác. Đó là bức tranh giao thông hoàn toàn trái ngược với thời nay ở Hà Nội năm 1990.

Loạt ảnh hiếm và độc về giao thông ở Hà Nội năm 1990 (2)
Loat anh hiem va doc ve giao thong o Ha Noi nam 1990 (2)
Người đàn ông dắt chiếc Honda Cub trên đường, có lẽ là do hết  xăng, Hà Nội năm 1990. Ảnh: Diligam_te Flickr.
Loat anh hiem va doc ve giao thong o Ha Noi nam 1990 (2)-Hinh-2
Những chiếc xe đạp trên đường Bắc Sơn.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.