Hà Nội dành 3.000 tỷ đồng để xây dựng thành phố thông minh

Trong giai đoạn 2016-2020, dự kiến Hà Nội sẽ dành 3.000 tỷ đồng để xây dựng thành phố thông minh.

Hà Nội dành 3.000 tỷ đồng để xây dựng thành phố thông minh
Trong giai đoạn 2016-2020, dự kiến Hà Nội sẽ dành 3.000 tỷ đồng để xây dựng thành phố thông minh. Thông tin này được đưa ra tại phiên họp HĐND TP Hà Nội để xem xét Nghị quyết về điều chỉnh Chương trình mục tiêu ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020 diễn ra chiều 5/12.
Thảo luận về vấn đề này, ĐB Đỗ Thùy Dương (quận Cầu Giấy) cho rằng, Thành phố thông minh là xu hướng không thể đi ngược dòng và cho rằng con số 3.000 tỷ cho mục tiêu quan trọng này là không nhiều với các hiệu quả mang lại.
Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Phan Lan Tú.
 Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Phan Lan Tú.
“Đây không chỉ là bài toán đầu tư tài chính mà còn là thu hút nhân lực giỏi. Liệu chúng ta có chính sách thế nào để thu hút người tài, kể cả người nước ngoài?” – bà Dương nêu rõ.
Làm rõ vấn đề mà ĐB Dương nêu, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Phan Lan Tú cho biết, khung kiến trúc Thành phố thông minh đang được Chính phủ giao các bộ ngành xây dựng và mỗi đô thị sẽ có cách tiếp cận khác nhau.
Theo bà Phan Lan Tú, lộ trình xây dựng Thành phố thông minh của Hà Nội sẽ có 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 từ 2016-2020: Hình thành cơ bản các thành phần như nền tảng cơ sở hạ tầng; xây dựng hệ thống thông minh: Giao thông, du lịch, giám sát môi trường, bảo đảm an ninh trật tự.
Giai đoạn 2 từ 2020-2025, coi người dân là trung tâm, người dân sẽ tham gia quản lý, hình thành kinh tế số cơ bản. Giai đoạn 3 là đến 2030, Hà Nội sẽ là Thành phố thông minh phát triển cao.
Về nguồn vốn, theo bà Phan Lan Tú, việc thuê dịch vụ thông tin đang được Chính phủ khuyến khích và nhờ thuê dịch vụ Hà Nội đã giảm dự toán từ 6.000 tỷ xuống 3.000 tỷ đồng. Việc thuê dịch vụ sẽ giúp triển khai nhanh, rõ lợi ích, không phải đầu tư ban đầu nhiều.
"Để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, Hà Nội đã có những cơ chế, chính sách cụ thể, lâu dài… Hà Nội sẽ đầu tư 80% nguồn vốn và kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư"- bà Tú nói.
Theo UBND TP. Hà Nội, đến nay, nền tảng của chính quyền điện tử Thành phố từng bước được củng cố, hoàn thiện giúp cho bộ máy chính quyền Thành phố hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn. Thành phố Hà Nội đã xây dựng xong cơ sở dữ liệu dân cư cho hơn 7,5 triệu người dân Hà Nội và đưa vào khai thác hiệu quả từ năm 2016.
Năm 2017, Thành phố đã hoàn thành việc xác định các yêu cầu và tích cực chuẩn bị triển khai các thành phần quan trọng xây dựng Thành phố thông minh như: Trung tâm giám sát, điều hành tập trung của Thành phố; hệ thống giao thông thông minh; hệ thống du lịch thông minh...
Hiện nay, Hà Nội đã thí điểm thành công ứng dụng tìm kiếm và thanh toán trông giữ xe ô tô qua điện thoại di động (Iparking) trên 2 tuyến phố Lý Thường Kiệt và Trần Hưng Đạo (Hoàn Kiếm); tiếp tục chỉ đạo triển khai mở rộng ứng dụng I-Parking tại 4 quận (Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa) và 89 điểm trông giữ phương tiện phục vụ không gian đi bộ khu vực Hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.
Dự kiến đến 31/12/2017 sẽ hoàn thành triển khai “Hệ thống thông tin giao thông tích hợp, xây dựng bản đồ giao thông Hà Nội" nhằm cung cấp thông tin về tình trạng giao thông và vận tải hành khách công cộng theo thời gian thực phục vụ công tác quản lý, điều hành, điều tiết giao thông của các cơ quan quản lý nhà nước, cho người dân và du khách./.

Bình Dương xây dựng Thành phố thông minh theo mô hình Hà Lan

(Kiến Thức) - Trong một tương lai không xa, tỉnh Bình Dương sẽ tiến tới Thành phố thông minh với sự giúp đỡ của các chuyên gia đến từ Hà Lan.

Bình Dương xây dựng Thành phố thông minh theo mô hình Hà Lan
Clip triển lãm các mô hình công nghệ phát triển "Thành phố thông minh" tại Hội nghị. (thực hiện: Thiên Dũng):

Ngắm linh vật gà khổng lồ sắp xuống đường hoa Nguyễn Huệ

(Kiến Thức) - Linh vật biểu trưng năm Đinh Dậu là gia đình nhà gà khổng lồ đang được các nghệ nhân hoàn thành để trưng bày tại đường hoa Nguyễn Huệ trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới.

Ngắm linh vật gà khổng lồ sắp xuống đường hoa Nguyễn Huệ
Đường hoa Nguyễn Huệ xuân Đinh Dậu 2017 những ngày này đang được đơn vị tổ chức khẩn trương thi công, tạo hình linh vật. Ảnh Hoàng Triều/NLĐO
Đường hoa Nguyễn Huệ xuân Đinh Dậu 2017 những ngày này đang được đơn vị tổ chức khẩn trương thi công, tạo hình linh vật. Ảnh Hoàng Triều/NLĐO
Đường hoa được bắt đầu từ phân đoạn “Mùa xuân trên Thành phố mang tên Bác” (giao lộ Lê Lợi - Nguyễn Huệ) là cổng Đường hoa với đại cảnh “Xuân sum họp” khắc họa hình ảnh gia đình gà đầm ấm, sung túc, sum vầy.
Đường hoa được bắt đầu từ phân đoạn “Mùa xuân trên Thành phố mang tên Bác” (giao lộ Lê Lợi - Nguyễn Huệ) là cổng Đường hoa với đại cảnh “Xuân sum họp” khắc họa hình ảnh gia đình gà đầm ấm, sung túc, sum vầy. 

Ảnh: Đường hoa Nguyễn Huệ lộng lẫy trước giờ “G“

(Kiến Thức) - Đến 20h tối 24/1 (tức 27 Tết), công việc trang trí tuyến đường hoa Tết Đinh Dậu 2017 trên phố đi bộ Nguyễn Huệ, TP HCM đã hoàn tất.

Ảnh: Đường hoa Nguyễn Huệ lộng lẫy trước giờ “G“
Anh: Duong hoa Nguyen Hue long lay truoc gio “G“
 Cuối ngày 24/1 (27 tháng Chạp), Phó Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thị Thu cùng đại diện các đơn vị có liên quan đã đến kiểm tra lần cuối công tác thi công đường hoa Tết Đinh Dậu 2017 trên phố đi bộ Nguyễn Huệ.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.