Hà Nội chuẩn bị cho tình huống gia tăng F0: Không để bùng dịch

Các chuyên gia dịch tễ nhận định, diễn biến dịch COVID-19 trên địa bàn Hà Nội thay đổi hằng ngày và rất phức tạp.

Hà Nội chuẩn bị cho tình huống gia tăng F0: Không để bùng dịch
Ha Noi chuan bi cho tinh huong gia tang F0: Khong de bung dich
Tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho người dân 
Giám sát chặt chẽ
Hà Nội dự kiến thành lập 508 trạm y tế lưu động, trong đó có 20 trạm y tế xã lưu động được đặt tại khu công nghiệp, khu chế xuất. Căn cứ tình hình thực tế diễn biến dịch trên địa bàn, UBND các quận, huyện, thị xã sẽ chỉ đạo bộ phận liên quan chuẩn bị các điều kiện về địa điểm, nhân lực, trang thiết bị, thuốc để sẵn sàng thiết lập thêm trạm y tế lưu động.
Ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, tình hình dịch bệnh trên cả nước và Hà Nội tiếp tục diễn biến phức tạp, số ca mắc đang gia tăng mạnh. Lãnh đạo CDC Hà Nội cũng nhận định, dịch bệnh không chỉ xâm nhập từ bên ngoài mà mầm bệnh đã tồn tại trong cộng đồng thời gian qua vì còn có những ca bệnh lẩn khuất chưa được phát hiện; thêm vào đó, sự đi lại của người dân được nới lỏng, sự chủ quan của một bộ phận người dân khi đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin.
Một số chùm ca bệnh, ổ dịch như tại thị trấn Quốc Oai (huyện Quốc Oai), xã Tiến Thắng (huyện Mê Linh), chợ Ninh Hiệp (huyện Gia Lâm)... dự báo còn phức tạp, nguy cơ lây nhiễm cao. Các chùm ca bệnh này có liên quan đến đám hiếu, đám cưới, giao lưu buôn bán và liên quan các cơ quan, công sở của nhà nước nên lượng người có tiếp xúc với F0 nhiều. Tính từ ngày 11/10 đến nay, bình quân mỗi ngày Hà Nội phát sinh hơn 60 ca F0, cao hơn nhiều so với giai đoạn trước. Đặc biệt những ngày gần đây, số ca F0 tăng lên mức 3 con số; mới nhất từ 18h ngày 14/11 đến 18h ngày 15/11, trên địa bàn thành phố đã ghi nhận thêm 289 ca dương tính với SARS-CoV-2. Tỉ lệ F1 chuyển thành F0 và tỉ lệ người đã tiêm 2 mũi vắc xin mắc SARS-CoV-2 có xu hướng tăng nhanh.
PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp các sự kiện y tế công cộng (Bộ Y tế) cho biết: “Chúng ta tiến hành nới lỏng nhiều hoạt động, dần chấp nhận có những ca dương tính và nằm trong dự báo từ trước. Tôi nghĩ rằng vẫn phải thực hiện tốt Nghị quyết 128 của Thủ tướng Chính phủ, để khống chế số mắc không được quá cao. Bởi nếu số ca mắc quá cao sẽ gây quá tải hệ thống y tế”.
Theo ông Phu, nhiều người tiêm đủ 2 mũi vắc xin nhưng vẫn mắc COVID-19 thời gian qua cho thấy, vắc xin chỉ giúp hạn chế các biến chứng nhưng vẫn có khả năng làm lây nhiễm vi rút. Chính vì vậy, mỗi người dân cần tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc 5K. Về nguyên tắc, khi còn ca mắc trong cộng đồng, vẫn phải giám sát chặt chẽ dịch, nếu không kiểm soát được dịch sẽ có nguy cơ bùng phát.
Đánh giá về tình hình dịch tại Hà Nội hiện nay, PGS.TS Trần Đắc Phu cho rằng, dù Hà Nội có nhiều ổ dịch cộng đồng, song số mắc nặng không nhiều do phần lớn đã được tiêm vắc xin. Lo nhất hiện nay là quá tải hệ thống y tế, bởi quá tải dễ dẫn đến bệnh nhân tử vong. “Thủ đô vẫn phải tiếp tục phát hiện sớm, truy vết, phong tỏa, dập dịch. Phát hiện càng sớm càng tốt để truy vết, dập dịch khi ổ dịch còn nhỏ, nếu để thành ổ dịch lớn, lúc đó khó kiểm soát”, ông Phu nói.
Sẽ không điều trị tập trung F0 không triệu chứng
Ngày 16/11, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 9.650 ca nhiễm mới với 9 ca nhập cảnh và 9.641 trường hợp trong nước, tăng 1.038 ca so với ngày trước đó. Trong đó, TPHCM ghi nhận thêm 1.183 ca, Tây Ninh (683), Tiền Giang (671), Ðồng Nai (631), Bình Dương (607), An Giang (482), Bình Thuận (439), Ðồng Tháp (392), Sóc Trăng (343), Cà Mau (340), Bạc Liêu (328), Kiên Giang (324), Bà Rịa - Vũng Tàu (300), Vĩnh Long (291), Bình Phước (199), Trà Vinh (194), Bến Tre (185), Cần Thơ (158), Hà Nội (158), Khánh Hòa (150), Nghệ An (145)…
Ông Khổng Minh Tuấn cho biết, Hà Nội sẽ không giãn cách, phong tỏa diện rộng như trước đây, mà xử lí các ổ dịch theo nguyên tắc, nguy cơ đến đâu, khoanh đến đấy. Tương ứng với từng khu vực, thành phố sẽ có sự điều chỉnh linh hoạt để phù hợp với tình hình dịch. Cụ thể, F1 ở quận, huyện, thị xã nào thì cách li tập trung trên địa bàn của quận, huyện, thị xã đó. Thành phố cũng đang thiết lập các trạm y tế lưu động để sẵn sàng đáp ứng nhiệm vụ, nếu dịch bệnh diễn biến phức tạp trên quy mô lớn. Thời gian tới, các trạm y tế này sẽ là “cánh tay nối dài” của các bệnh viện để hỗ trợ cho việc điều trị F0 không triệu chứng.
“Tới đây, thành phố sẽ không đưa F0 không triệu chứng vào bệnh viện điều trị tập trung mà sẽ thành lập trạm y tế lưu động. Việc lập trạm y tế lưu động tại các địa phương cũng tương tự điều trị tại nhà bởi các trạm y tế lưu động này không cố định, không điều trị tập trung. Các quận, huyện, xã, phường đều phải có địa điểm để điều trị cho F0 không triệu chứng”, ông Tuấn cho biết.
Tại cuộc làm việc giữa UBND TP Hà Nội với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, bà Trần Thị Nhị Hà, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, thành phố đã có phương án điều trị tại các bệnh viện, cơ sở thu dung, điều trị F0 không triệu chứng, triệu chứng nhẹ để đáp ứng khoảng 22.100 người. Tổng số giường điều trị COVID-19 đang được kích hoạt là 2.640 giường tại 8 bệnh viện, 2 cơ sở điều trị. Ngoài ra, hệ thống ô xy tập trung tại 25 bệnh viện với 3.200 đầu ra đã được hoàn thành. 30/30 quận, huyện, thị xã đã chuẩn bị phương án triển khai trạm y tế lưu động, tổ y tế lưu động, địa điểm thu dung tại chỗ; chuẩn bị ô xy y tế, thuốc, thiết bị cấp cứu cơ bản.

Cách ly F0 tại nhà, ý thức của bệnh nhân mang tính quyết định

Theo các chuyên gia, ý thức của F0 khi về cách ly tại nhà rất quan trọng. Bên cạnh đó, gia đình, cộng đồng, chính quyền địa phương và các tổ COVID-19 cộng đồng cần có sự giám sát chặt chẽ.
 

Cách ly F0 tại nhà, ý thức của bệnh nhân mang tính quyết định
Lợi ích và rủi ro khi áp dụng cách ly F0 tại nhà

Trao đổi với VietNamNet, ThS.BS Đồng Phú Khiêm, Phó trưởng Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, trong các đợt dịch trước, nước ta áp dụng chiến lược đưa tất cả F0 (bao gồm cả trường hợp không triệu chứng) vào điều trị tại bệnh viện nhằm hai mục đích.

Thứ nhất, ngăn sự tiếp xúc của các ca bệnh với cộng đồng, từ đó ngăn ngừa lây lan dịch bệnh. Đây là mục đích quan trọng nhất.

Thứ hai, trong các F0 không triệu chứng vẫn có một tỷ lệ nhỏ nguy cơ diễn biến nặng. Việc giữ họ trong bệnh viện giúp phát hiện sớm triệu chứng nặng để can thiệp, điều trị kịp thời.

“Tuy nhiên, khi số lượng F0 quá lớn, hệ thống y tế không thể đảm bảo cách ly, theo dõi toàn bộ F0 trong bệnh viện. Đây là lý do phải tính đến phương án cho F0 cách ly tại nhà”, bác sĩ Khiêm nói.

Cach ly F0 tai nha, y thuc cua benh nhan mang tinh quyet dinh
Bác sĩ tư vấn cho bệnh nhân COVID-19 trước khi xuất viện về nhà - Ảnh: Lê Anh Dũng 
Theo bác sĩ, lợi ích lớn nhất của chiến lược này giúp giảm tải cho hệ thống y tế, để các bệnh viện tập trung điều trị ca nặng.
Thực tế, hơn 1 năm qua, nhiều nước phát triển trên thế giới đã áp dụng phương án này khi số lượng bệnh nhân COVID-19 quá lớn. Một số bác sĩ Việt Nam cũng thường xuyên lên các diễn đàn tư vấn cho người Việt xa xứ cách tự theo dõi sức khỏe khi mắc COVID-19 nhưng không có triệu chứng.
“Khoảng 80% trường hợp không triệu chứng sẽ tự ổn định trong vòng 1-2 tuần. Một số người gặp những triệu chứng thoáng qua như sốt nhẹ, tiêu chảy nhẹ, mất khứu giác,… cũng thường đỡ trong vài ngày”, bác sĩ Khiêm thông tin.
Tuy nhiên, bác sĩ cũng nhấn mạnh, một số nhỏ bệnh nhân có thể xuất hiện triệu chứng nguy hiểm như khó thở, sốt cao,… cần báo cáo ngay với cơ sở y tế để được can thiệp.
“Bộ Y tế chắc chắn đã có hướng dẫn cụ thể về cách tự theo dõi sức khỏe và thành lập bộ phận y tế phụ trách, thường trực 24/24. Những y bác sĩ này có trách nhiệm trao đổi, thăm khám online cho bệnh nhân và có thể tư vấn những dấu hiệu nào là đáng quan ngại, cần nhập viện”, bác sĩ Khiêm nhận định.
Cach ly F0 tai nha, y thuc cua benh nhan mang tinh quyet dinh-Hinh-2
Bệnh nhân COVID-19 điều trị tại BV Bệnh nhiệt đới Trung ương lên xe về nhà sau khi được công bố khỏi bệnh (ảnh chụp tháng 7/2020) - Ảnh: Lê Anh Dũng

Tài xế taxi kể chuyện cấp cứu F0 ở TP.HCM

10 ngày chuyển từ tài xế taxi thành người chuyên đón các F0, anh Trần Xuân Hạnh (quận Bình Thạnh, TP.HCM) quen dần với công việc cấp cứu bệnh nhân.

Tài xế taxi kể chuyện cấp cứu F0 ở TP.HCM
 

Hà Nội cách ly hơn 9.000 người trong một xã vì xuất hiện nhiều ca COVID-19

UBND huyện Chương Mỹ (Hà Nội) đã quyết định thành lập khu vực cách ly y tế đối với xã Thụy Hương (trừ xóm Hoa Sơn) với hơn 9.300 nhân khẩu để khoanh vùng, dập dịch COVID-19.

Hà Nội cách ly hơn 9.000 người trong một xã vì xuất hiện nhiều ca COVID-19
Như đã thông tin, trưa 11/9, trên địa bàn xã Thụy Hương (Chương Mỹ, Hà Nội) đã ghi nhận 5 ca F0 tại thôn Tân Mỹ.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.