Về tay Vinamilk, GTNfoods lên phương án huỷ niêm yết và sáp nhập vào Vilico

(Vietnamdaily) - HĐQT CTCP GTNfoods (GTN) vừa công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2021 với động thái đáng chú ý là việc sáp nhập vào Vilico.

Theo tài liệu, GTNfoods đã trình kế hoạch kinh doanh năm 2021 với doanh thu hợp nhất kỳ vọng đạt 3.073 tỷ đồng, tăng 9% và lợi nhuận sau thuế 244 tỷ đồng, giảm 3% so với năm trước.

Bên cạnh đó, ban lãnh đạo GTNfoods cũng đề cập đến kế hoạch sáp nhập vào Tổng công ty Chăn nuôi Việt Nam (Vilico, VLC) và chấm dứt sự tồn tại. Toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ hợp pháp của GTNfoods sẽ được chuyển giao toàn bộ, nguyên trạng cho Vilico.

Hiện GTN có vốn điều lệ 2.500 tỷ đồng, trong đó, Vinamilk (VNM) nắm chi phối với hơn 75% vốn.

Ve tay Vinamilk, GTNfoods len phuong an huy niem yet va sap nhap vao Vilico
 

GTNFoods cho biết, việc sáp nhập cho phép VLC thực hiện tăng quy mô vốn mà không phải huy động từ bên ngoài và không làm giảm lưu lượng tiền mặc của VLC; Cho phép VLC sau sáp nhập có thể tiết giảm chi phí cố định, đồng thời tận dụng được những điểm mạnh sẵn có của hai công ty…

Cụ thể, Vilico dự kiến phát hành thêm cổ phiếu để hoán đổi lấy toàn bộ 250 triệu cổ phiếu GTNfoods. Khối lượng và tỷ lệ phát hành cụ thể chưa được thông báo. Thời gian thực hiện trong 90 ngày kể từ khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận đăng ký chào bán.

Vilico đang có vốn điều lệ 631 tỷ đồng và GTNfoods chính là công ty mẹ sở hữu hơn 47 triệu cổ phiếu VLC, tỷ lệ 74,49% vốn.

Thời điểm dự kiến mà các hoạt động kinh doanh của GTNfoods bắt đầu được hạch toán tại sổ kế toán của Vilico là khoảng tháng 7 - 8 năm nay.

Để sáp nhập Vilico, GTNfoods dự kiến hủy niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE) và ủy quyền HĐQT thực hiện các nội dung cần thiết.

Theo dự thảo sáp nhập, Vilico định hướng trở thành đơn vị lớn trong lĩnh vực ngành chăn nuôi và chế biến sản phẩm thịt tại Việt Nam. Doanh nghiệp đánh giá quy mô thị trường thịt Việt Nam khoảng 10 tỷ USD (trong đó mặt hàng trâu/bò là hơn 2 tỷ USD). Xu hướng tăng trưởng thịt trâu/bò 6-7%/năm, gấp đôi thịt heo, gà...

Tổng đàn trâu, bò trong nước gần như không tăng qua các năm, chủ yếu là thịt trâu, bò nhập khẩu. Quy mô thị trường thịt trâu/bò trong nước 500.000 tấn/năm thì nhập nhập khẩu 300.000 tấn/năm. Thịt bò cao cấp, chế biến sẵn nhập khẩu khoảng 60.000 tấn/năm, tăng nhanh qua các năm gần đây. Thị trường thịt bò mát hiện chưa phát triển do thói quen tiêu dùng và hạn chế nhập khẩu.

Vì vậy, công ty chủ trương đầu tư trang trại bò thịt quy mô khai thác 20.000 con/năm với tổng vốn đầu tư không quá 1.700 tỷ đồng. Hình thức đầu tư là tự làm hoặc tìm đối tác có tiềm lực và kinh nghiệm tốt trong lĩnh vực này để thực hiện dự án.

Những doanh nghiệp nào vừa chốt lời cổ phiếu quỹ?

(Vietnamdaily) - Trong thời gian gần đây khi hầu hết cổ phiếu đã hồi phục sau khi bị giảm sâu vì COVID-19, nhiều doanh nghiệp trên sàn chứng khoán đã nhanh tay chốt lời cổ phiếu quỹ đã mua vào trong thời gian trước để ‘cứu giá’.

Đại dịch Covid-19 bùng phát từ cuối năm 2019 đẩy thị trường chứng khoán toàn cầu lao dốc và chứng khoán Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy này.

Kể từ mức 966,67 điểm khi kết thúc phiên giao dịch đầu tiên năm 2020, chỉ số VN-Index có thời điểm còn 662,53 điểm (ngày 30/3), tức giảm hơn 31%.

Giá cổ phiếu Vinamilk đang ở vùng hấp dẫn?

(Vietnamdaily) - VNM năm 2020 đã vượt qua tác động của dịch bệnh khá tốt, đồng thời củng cố lợi thế cạnh tranh để tăng trưởng trong tương lai.

Theo báo cáo về CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk, HoSE: VNM) vừa công bố ngày 18/2, Chứng khoán SSI cho rằng VNM đang được định giá vào vùng hấp dẫn.

Trong quý 4/2020, VNM đạt 14,42 nghìn tỷ đồng doanh thu (+1,3% so với cùng kỳ), lợi nhuận ròng tăng nhẹ đạt 2,24 nghìn tỷ đồng (+2,7% so với cùng kỳ).

Tin mới