- Tại buổi Hội thảo "Ngày hội Thiên văn học Việt Nam" được tổ chức vào chiều ngày 25/3, tại Hà Nội, GS Chu Hảo, giám đốc NXB Tri thức bắt đầu phần thuyết trình của mình bằng một thử nghiệm nhỏ: Hỏi cả hội trường có ai ở đây làm thầy giáo dạy thiên văn không? Không có tiếng trả lời.
GS Chu Hảo |
GS Chu Hảo nói: "Ngành thiên văn ở Việt Nam đang bị coi thường. Điều này cho thấy, nền khoa học cơ bản của nước ta rõ ràng chưa được quan tâm một cách đúng mức. Rất tiếc phải nói rằng, qua mỗi một năm tôi lại thấy nền khoa học của nước nhà đi xuống.
Chúng ta đang có tư duy là làm khoa học phải có kết quả ngay, làm khoa học phải làm ra ngay cơm áo gạo tiền. Khoa học cơ bản không làm ra ngay tiền bạc thì lập tức bị coi thường. Cái này rất nguy hiểm trong nhận thức và tuy duy.
Không có nền khoa học ứng dụng nào phát triển được khi mà nền khoa học cơ bản bị coi thường. Người ta nhầm tưởng rằng khoa học phục vụ đời sống thì phải chăm chú vào ứng dụng. Cái tư duy ăn xổi ở thì đang làm cho nền khoa học bị thụt lùi.
Chúng ta đang làm khoa học theo kiểu bỏ một đồng đầu tư cho khoa học thì phải tạo ra mấy đồng. Đây là tư duy cực kỳ phản khoa học.
Chúng ta đã từng mắc sai lầm trong kinh tế khi chỉ chú trọng đến sản xuất mà không tính đến việc kinh doanh. Nếu chúng ta chỉ sản xuất mà không biết cách đưa ra thị trường thì sẽ thế nào? Giờ với khoa học cũng lại làm như thế.
Tôi cho rằng phải đầu tư vào một số ngành nghiên cứu cơ bản một cách đúng và đủ, chọn những ngành không quá tốn kém để đầu tư".
Quay trở lại vấn đề thiên văn học, GS Chu Hảo kể, cách đây nhiều năm, ông từng cùng đồng nghiệp xin một dự án của Pháp xây dựng một nhà quan sát bầu trời và các vì sao. Lúc đó chỉ cần địa điểm nữa là dự án được triển khai. Địa điểm được lựa chọn là công viên Thống Nhất.
Chúng ta đã từng mắc sai lầm trong kinh tế khi chỉ chú trọng đến sản xuất mà không tính đến việc kinh doanh. Nếu chúng ta chỉ sản xuất mà không biết cách đưa ra thị trường thì sẽ thế nào? Giờ với khoa học cũng lại làm như thế.
Tôi cho rằng phải đầu tư vào một số ngành nghiên cứu cơ bản một cách đúng và đủ, chọn những ngành không quá tốn kém để đầu tư".
Quay trở lại vấn đề thiên văn học, GS Chu Hảo kể, cách đây nhiều năm, ông từng cùng đồng nghiệp xin một dự án của Pháp xây dựng một nhà quan sát bầu trời và các vì sao. Lúc đó chỉ cần địa điểm nữa là dự án được triển khai. Địa điểm được lựa chọn là công viên Thống Nhất.
“Tuy nhiên, người ta phê duyệt ở đó cho xây một khách sạn 5 sao chứ không đồng ý để xây một nhà quan sát bầu trời và các vì sao. Giờ thử hỏi, ở Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, chúng ta có cái nhà quan sát bầu trời và các vì sao nào không”, GS Chu Hảo nói.
Đừng nghĩ rằng thiên văn không tạo ra tiền bạc ngay lập tức thì không đáng được đầu tư. Thiên văn học giúp con người tìm hiểu chúng ta là ai, chúng ta từ đâu tới, chúng ta sẽ đi về đâu?.Những cái đó rất đáng được đầu tư, được giảng dạy một cách chu đáo.
“Tôi hi vọng rằng, trong thời gian tới, sẽ có những tiếng nói tác động để để ngành thiên văn học ở nước ta được quan tâm hơn, ít nhất là được giảng dạy một cách chu đáo hơn, đầy đủ hơn ở các trường đại học để nuôi dưỡng tinh thần ham hiểu biết của giới trẻ”, GS Chu Hảo nói.
SH
Đừng nghĩ rằng thiên văn không tạo ra tiền bạc ngay lập tức thì không đáng được đầu tư. Thiên văn học giúp con người tìm hiểu chúng ta là ai, chúng ta từ đâu tới, chúng ta sẽ đi về đâu?.Những cái đó rất đáng được đầu tư, được giảng dạy một cách chu đáo.
“Tôi hi vọng rằng, trong thời gian tới, sẽ có những tiếng nói tác động để để ngành thiên văn học ở nước ta được quan tâm hơn, ít nhất là được giảng dạy một cách chu đáo hơn, đầy đủ hơn ở các trường đại học để nuôi dưỡng tinh thần ham hiểu biết của giới trẻ”, GS Chu Hảo nói.
SH