Grab bị phạt gần 7 tỷ đồng sau khi "nuốt gọn" Uber

(Kiến Thức) - Hoàn tất sáp nhập trong lúc thương vụ vẫn đang được xem xét, ngày 17/10, Grab và Uber bị cơ quan giám sát cạnh tranh Philippines đưa ra mức phạt 16 triệu peso (gần 7 tỷ đồng). 

Grab bị phạt gần 7 tỷ đồng sau khi "nuốt gọn" Uber
Theo nguồn tin trên Nikkei, hôm thứ Tư, cơ quan giám sát cạnh tranh Philippines đưa ra mức phạt 16 triệu peso, tương đương 297.000 USD (6,9 tỷ đồng), với Grab và Uber vì hoàn tất sáp nhập trong lúc thương vụ vẫn đang được cơ quan này xem xét.
Stella Quimbo, một ủy viên cơ quan này cho biết: "Khoản phạt này đưa ra vì Grab và Uber đã gây khó khăn trong quá trình đánh giá vụ việc cho Ủy ban Quản lý Cạnh tranh Philippines".
Grab bi phat gan 7 ty dong sau khi
 Grab và Uber bị Philippines phạt 16 triệu peso, tương đương 297.000 USD. Ảnh: Reuters. 
Trước đó, hồi tháng 9, Singapore cũng ra tuyên bố phạt Grab và Uber 9,5 triệu USD (221,3 tỷ đồng) sau khi kết luận vụ sáp nhập hoạt động của hai công ty này gây cản trở cạnh tranh trên thị trường gọi xe tại Singapore.
Một phát ngôn của Grab cho biết công ty đang nghiên cứu các lựa chọn pháp lý và không loại trừ khả năng sẽ kháng cáo. Trong khi đó, Uber hiện chưa đưa ra bất kỳ bình luận gì.
Grab đạt thỏa thuận mua lại hoạt động của Uber tại Đông Nam Á hồi cuối tháng 3/2018. Theo đó, Grab sẽ thâu tóm hoạt động của Uber tại khu vực Đông Nam Á. Uber sẽ nắm cổ phần 27,5% trong Grab.
Tháng 4/2018, Philippines yêu cầu 2 công ty không tiến hành sáp nhập để rà soát lại thương vụ. Quá trình trên chỉ mới kết thúc vào tháng 8 vừa rồi.
Đại diện Ủy ban Quản lý Cạnh tranh của Philippines cho biết Grab và Uber đã bất chấp yêu cầu của nhà chức trách, sáp nhập hoạt động trong lúc công tác rà soát còn chưa được thực hiện xong. Khoản phạt vừa được đưa ra chưa phải là án phạt dành cho việc thương vụ Grab-Uber làm giảm mức độ cạnh tranh trên thị trường.
Ủy ban Cạnh tranh Philippines cũng cho biết đã thuê công ty kiểm toán Smith & Williamson của Anh giám sát việc Grab có tuân thủ 7 điều kiện sau sáp nhập mà công ty này đã nhất trí khi nhà chức trách phê chuẩn vụ sáp nhập hôm 8/10 hay không.
Grab cũng bị kiếm tra chất lượng dịch vụ và giá cước Grab trong vòng 1 năm. Quá trình này sẽ bắt đầu được thực hiện trong tháng sau.
Nhà chức trách sẽ tiếp tục áp phạt nếu Grab bị các nhà kiểm toán phát hiện có sai phạm.
Sau khi thâu tóm Uber, Grab chiếm hơn 90% thị trường gọi xe qua ứng dụng ở Philippines. Hồi tháng 9, Grab được cơ quan giao thông đường bộ nước này cho phép nâng giá cước. Động thái này khiến người tiêu dùng Philippines nổi giận trong bối cảnh lạm phát ở quốc gia này vốn dĩ đang tăng.
Ủy ban Cạnh tranh Philippines không ngăn chặn việc nâng cước trên, nhưng cho biết các nhà kiểm toán sẽ kiểm tra xem Grab có nâng giá cước thái quá hay không.

Tài xế Grab “đuổi” khách có con nhỏ xuống đường giữa trời mưa

(Kiến Thức) - Sau khi tỏ thái độ cáu gắt và kêu tắc đường bật điều hòa sẽ hỏng xe... tài xế Grab đã "đuổi" khách hàng có con nhỏ xuống đường dù trời đang mưa.

Tài xế Grab “đuổi” khách có con nhỏ xuống đường giữa trời mưa
Mới đây, chia sẻ trên trang mạng xã hội Otofun, nickname facebook Nguyen Xuan Truong bức xúc đăng dòng trạng thái kể lại sự việc tài xế Grab bỏ khách giữa trời mưa.
Cụ thể, nickname facebook Nguyen Xuan Truong thông tin, hai vợ chồng anh cho bé 4 tháng tuổi đi tiêm tại 70 Nguyễn Chí Thanh. Khi tài xế Grab Ngô Văn Kiệt chở gia đình anh đến đoạn hồ Ngọc Khánh - Nguyễn Chí Thanh thì bắt đầu tắc đường.

Grab, Uber nói gì sau ý kiến của Bộ trưởng GTVT?

Sau ý kiến của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thể về việc phải coi Uber, Grab là taxi và cần quản lý như hình thức taxi, đại diện Uber cũng như Grab đều cho rằng cần cân nhắc.

Grab, Uber nói gì sau ý kiến của Bộ trưởng GTVT?
Ông Jerry Lim, Giám đốc Grab Việt Nam, đánh giá việc xây dựng các khuôn khổ pháp lý cho dịch vụ kết nối xe hợp đồng điện tử khá phức tạp, cần suy xét, tham vấn cẩn trọng từ nhiều bên liên quan. Phát biểu của Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đưa ra tại phiên thảo luận dự thảo nghị định thay thế Nghị định 86/2014 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô ngày 8-3, phía Grab Việt Nam cho rằng là "hết sức quan ngại".

Mua lại toàn bộ Uber Đông Nam Á, Grab có “độc quyền” tăng giá?

(Kiến Thức) - Uber rút khỏi Đông Nam Á, thế độc tôn trên thị trường sẽ thuộc về Grab. Không ít người tiêu dùng lo ngại, khi đã độc quyền, Grab có thể tăng giá cước và hạn chế ưu đãi, khuyến mãi.

Mua lại toàn bộ Uber Đông Nam Á, Grab có “độc quyền” tăng giá?

Sáng 26/3, Grab phát đi thông báo hoàn thành việc mua lại toàn bộ hoạt động kinh doanh của Uber tại khu vực Đông Nam Á. Hãng này cho biết đây là thỏa thuận sáp nhập lớn nhất từ trước tới nay tại khu vực. Chi tiết và giá trị của bản hợp đồng không được tiết lộ, chỉ có thông tin Uber vẫn giữ 27,5% cổ phần trong Grab.

Grab cho biết sau khi mua toàn bộ Uber, hãng này sẽ tiếp tục củng cố vị trí hàng đầu của mình với vai trò là nền tảng chạy xe lớn nhất tại khu vực Đông Nam Á. Hiện tại, các hoạt động kinh doanh của Uber tại Campuchia, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam sẽ sáp nhập vào hệ thống của Grab.

Thông tin này đã ngày lập tức gây xôn xao bởi dư luận cho rằng, khi Uber rút khỏi Đông Nam Á, thế độc tôn trên thị trường sẽ thuộc về Grab và đó là lúc người tiêu dùng có thể chịu thiệt thòi lớn.

Giá cước sẽ tăng cao?

"Nếu Grab độc quyền, thị trường ứng dụng gọi xe công nghệ tại Việt Nam sẽ gần như 1 màu, người dùng ít có những sự lựa chọn hơn, khi mà dịch vụ này tuy đã xuất hiện ở một số hãng taxi Việt nhưng chưa thực sự phổ biến. Điều này có nghĩa là Grab không có đối thủ mạnh để cạnh tranh. Nếu như vậy, họ cũng không cần kích cầu nhiều. Câu hỏi được đặt ra là: giá cước Grab có còn rẻ như bây giờ nữa không? Và người tiêu dùng có còn được hưởng những khuyến mãi hấp dẫn - vốn là "chiêu" cạnh tranh giữa Grab và Uber trước kia - nữa hay không?”, anh Vũ Đình Hiệu (Kiến Hưng, Hà Đông) bày tỏ.

Đồng tình với quan điểm này, nhiều tài xế taxi cũng nhận định: “Khi việc Grab độc quyền xảy ra, họ có thể thiết lập giá xe không minh bạch. Không loại trừ khả năng trong tương lai, Grab có thể tính phí khác nhau đối với từng đối tượng người dùng.

Hơn nữa, hiện tại giá cả của Grab mỗi lần chúng ta muốn gọi chuyến thay đổi từng giờ. Việc họ kiếm một lí do nào đó như giờ cao điểm để tăng giá chẳng hạn, nó cũng sẽ làm người dùng khá khó chịu, thế nhưng, khách hàng vẫn không thể từ bỏ được Grab do nếu so ra vẫn rẻ hơn so với taxi hoặc xe ôm truyền thống”.

Mua lai toan bo Uber Dong Nam A, Grab co “doc quyen” tang gia?
Uber rút khỏi Đông Nam Á, người tiêu dùng lo ngại Grab sẽ độc quyền. Ảnh: Internet

Hạn chế ưu đãi, mã giảm giá?

“Ngoài vấn đề về giá cả, các ưu đãi mà khách hàng được nhận cũng có thể sẽ không còn nữa do cơ chế độc quyền. Thậm chí, không chỉ người dùng bị cắt giảm ưu đãi, giảm giá, mà ngay cả ưu đãi dành cho tài xế cũng sẽ bị cắt nốt”, một tài xế Grab nói.

Cũng theo tài xế này, ở Việt Nam, nhắc tới xe ôm, taxi công nghệ, người dùng đa phần chỉ nghĩ đến Grab và Uber. Khi Uber không còn nữa, cánh tài xế không còn quá nhiều lựa chọn ngoài Grab do họ phải theo người dùng, bởi, nếu sang các ứng dụng khác ít ai biết tới thu nhập sẽ bị ảnh hưởng nhiều.

“Do đó, khi không còn Uber để cạnh tranh, Grab sẽ không quá sợ trong việc mất tài xế sang tay đối thủ nữa. Vì vậy câu chuyện chiết khấu đang rất được quan tâm do hồi đầu tháng 1 năm nay, hàng trăm tài xế GrabBike tại TP.HCM đã tìm đến văn phòng của Grab nhằm phản đối quyết định tăng chiết khấu lên tới 23.6% của hãng. Vì vậy, nếu Grab độc quyền thì câu chuyện tăng chiết khấu cũng có thể xảy ra và lúc này người thiệt thòi chính là cánh tài xế”, anh này nói.

Không chỉ những tài xế Grab lo lắng mà không ít tài xế Uber cũng băn khoăn về thay đổi lớn này. Anh Hưng ở Vinh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội nói: "Tôi vừa mua xe chạy dịch vụ Uber được hơn năm nay, tiền vay ngân hàng mua xe chưa trả hết. Bây giờ Uber rút lui, biết là sẽ sáp nhập vào Grab nhưng tôi cũng không biết chính sách của Grab với tài xế thế nào, có tiếp tục hợp tác với tài xế Uber nữa hay không. Nếu bây giờ phải dừng công việc này, tôi chưa nghĩ ra cách nào để trả nợ ngân hàng".

Grab là một trong những nền tảng di động O2O (Online-to-Offline) được sử dụng thường xuyên nhất trong khu vực Đông Nam Á. Hãng này cho biết đang có hơn 5 triệu người đang sử dụng ứng dụng Grab trong cuộc sống hàng ngày.

Chỉ tính riêng năm 2017, số lượng lượt tải về ứng dụng Grab đã tăng gấp 2,5 lần, số đối tác, (cách Grab và Uber nói về tài xế), đã tăng gấp 4 lần, và số thành phố hãng xe Đông Nam Á này có mặt đã tăng gấp 5 lần.

Hiện nay, ứng dụng Grab đã được tải xuống trên 90 triệu thiết bị di động, cho phép người dùng tiếp cận vào mạng lưới giao thông đường bộ và đại lý lớn nhất khu vực, với hơn 5 triệu đối tác tài xế và đại lý.

Grab hiện cung cấp các dịch vụ xe tư nhân, xe máy, xe taxi và dịch vụ đi chung xe ở khắp 8 quốc gia và 195 thành phố ở Đông Nam Á, bên cạnh dịch vụ giao nhận hàng hóa và thực phẩm.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.