Google vô tình tiết lộ vị trí các căn cứ quân sự Ukraine

Trong vài tuần gần đây, với bản cập nhật mới của Google Earth và Maps, vị trí của các cơ sở quân sự Ukraine trở nên rõ ràng và ai cũng có thể truy cập được.

Google vo tinh tiet lo vi tri cac can cu quan su Ukraine
Ảnh chụp bởi Google Maps qua Defence-News. Ảnh: Bugarianmilitary.com 
Những hình ảnh rõ nét về hạ tầng quốc phòng của Ukraine nhanh chóng lan truyền trên các nền tảng trực tuyến của Nga, châm ngòi cho tranh cãi dữ dội và làm dấy lên những lo ngại nghiêm trọng về an ninh quốc gia.
Trước sự việc này, các quan chức Ukraine đã khẩn cấp yêu cầu các biện pháp khắc phục. Andriy Kovalenko - người đứng đầu Trung tâm Chống Thông tin Sai lệch của Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraine - là một trong những người đầu tiên công khai lên tiếng.
Ông bày tỏ sự bất bình vì sự chậm trễ từ phía Google, khiến những hình ảnh này vẫn tiếp tục lan truyền trong giới truyền thông và Quân đội Nga. Kovalenko cho biết Google đã cam kết sẽ làm mờ các vị trí nhạy cảm, nhưng theo các nhà phân tích quốc phòng, vào thời điểm đó hậu quả nghiêm trọng đã xảy ra và không thể khắc phục.
Google vo tinh tiet lo vi tri cac can cu quan su Ukraine-Hinh-2
Ảnh chụp lại từ video. Ảnh: Bugarianmilitary.com.
Sự cố này đã vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ từ các chuyên gia an ninh Ukraine. Họ cho rằng việc lộ thông tin không chỉ đơn thuần là một sai sót kỹ thuật. Thay vào đó, họ coi đây là một lỗ hổng chiến lược, tiềm ẩn những hệ quả nghiêm trọng và lâu dài đối với an ninh của Ukraine.
Một số nhà phân tích quốc phòng đã chỉ ra mối nguy hiểm tức thời mà thông tin này gây ra đối với các hoạt động quân sự đang diễn ra của Ukraine. Một vài người khác cũng nhấn mạnh một tác động tinh vi và có thể gây thiệt hại nặng nề: tinh thần chiến đấu của binh sĩ bị ảnh hưởng và mối quan hệ với các đồng minh phương Tây - những bên đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tình báo và hậu cần cho Ukraine - trở nên căng thẳng hơn. Với một quốc gia đang trong cuộc chiến với nước láng giềng, sự cố này không chỉ ảnh hưởng đến mặt trận tác chiến mà còn gây tổn thương tâm lý.
Một số bình luận viên người Nga gọi việc này là một "món quà trời cho" nhưng đối với Ukraine, đó là mối đe dọa nghiêm trọng. Các blogger quân sự và chiến lược gia Nga giờ đây có thể tiếp cận trực tiếp những hình ảnh chi tiết về các vị trí phòng thủ của Ukraine. Từ đó, họ có thể lên kế hoạch tấn công hoặc điều chỉnh chiến lược quân sự của mình. Ông Oleksiy Melnyk, chuyên gia an ninh quốc gia Ukraine đã bày tỏ sự lo ngại sâu sắc: “Lực lượng của chúng tôi thực sự đang gặp nguy hiểm. Ngay cả những thay đổi nhỏ nhất về vị trí căn cứ hoặc cấu trúc phòng thủ cũng cần thời gian và tài nguyên để thực hiện, những thứ mà chúng tôi đơn giản là không có”.
Google vo tinh tiet lo vi tri cac can cu quan su Ukraine-Hinh-3
Ảnh: Twitter
Sự kiện này cũng đặt ra câu hỏi về vai trò của các gã khổng lồ công nghệ trên thế giới trong các khu vực xung đột. Mặc dù Google khẳng định cần thời gian để áp dụng các biện pháp bảo mật cho ảnh vệ tinh, nhưng quan chức Ukraine Dmytro Sinyakov đã chỉ trích điều này là chưa đủ. Ông cho rằng: “Đây không phải lần đầu tiên một sự cố tương tự tạo ra rủi ro an ninh nghiêm trọng cho một quốc gia. Mỗi phút chậm trễ đều mang đến những hiểm hoạ mới”.
Từ góc độ của Nga, sự việc này lại được coi là một lợi thế chiến lược bất ngờ. Nhà báo nổi tiếng Vladimir Solovyov - người có mối quan hệ mật thiết với Điện Kremlin - coi đó như một "vũ khí" mới giúp Quân đội Nga tiến hành các hoạt động quân sự hiệu quả hơn. Với những thông tin thu thập được, Nga có thể dễ dàng hơn trong việc lên kế hoạch cho các cuộc tấn công tiếp theo nhằm vào Ukraine, đặc biệt trong bối cảnh quốc phòng Ukraine ngày càng nhận được nhiều sự hỗ trợ từ NATO và EU.
Các phương tiện truyền thông thân Kremlin đã nhanh chóng lợi dụng tình hình này để tung tin đồn thất thiệt, nhằm làm suy yếu niềm tin của người dân Ukraine vào chính phủ và quân đội của mình. Từ đó, khiến người dân nước này lo ngại về khả năng kiểm soát quân sự và năng lực bảo vệ toàn vẹn đất nước của chính phủ.
Google vo tinh tiet lo vi tri cac can cu quan su Ukraine-Hinh-4
Ảnh: Telegram
Sự cố này nhận được nhiều phản ứng trái chiều từ cộng đồng quốc tế. Một số quốc gia phương Tây thể hiện sự lo ngại về vụ rò rỉ thông tin này và đã kêu gọi các gã khổng lồ công nghệ thận trọng và có trách nhiệm hơn khi xử lý dữ liệu liên quan đến xung đột quân sự. Michael Carpenter - một chuyên gia an ninh mạng tại Mỹ - cảnh báo rằng "những sự cố như thế này làm suy giảm lòng tin của công chúng vào các công ty công nghệ và đặt ra câu hỏi về sự trung lập của họ."
Carpenter nhấn mạnh sự cần thiết của việc tăng cường hợp tác giữa các công ty công nghệ và chính phủ tại các khu vực xung đột để tránh việc vô tình tiết lộ dữ liệu nhạy cảm. Bên kia bờ Đại Tây Dương, nhà khoa học chính trị người Đức Helga Müller nhận định rằng, sự việc này cho thấy thách thức lớn trong việc kiểm soát thông tin kỹ thuật số trong thế giới hiện đại. “Thông tin lan truyền khắp mọi nơi, và điều đáng chú ý là quy mô và tác động tức thì mà điều này gây ra.”
Vụ rò rỉ này đã khiến Ukraine đối mặt với những lỗ hổng an ninh mới và đặt ra những câu hỏi về trách nhiệm của các tập đoàn công nghệ trong thời đại mà họ có sức ảnh hưởng ngang tầm với các quốc gia. Đây có thể là bước ngoặt, thúc đẩy các tập đoàn lớn như Google phải áp dụng chính sách nghiêm ngặt hơn về xử lý dữ liệu tại các khu vực xung đột, nhằm ngăn chặn nguy cơ rò rỉ nguy hiểm và ngoài ý muốn tái diễn trong tương lai.
Google vo tinh tiet lo vi tri cac can cu quan su Ukraine-Hinh-5
Ảnh: SBU/Facebook
Ukraine từ lâu đã gặp khó khăn trong việc tìm kiếm sự hỗ trợ từ các công ty công nghệ tư nhân sao cho phù hợp với mục tiêu quốc phòng của mình, và vụ việc gây tranh cãi với Starlink gần đây là một ví dụ điển hình của căng thẳng này. Các lực lượng Ukraine đã gặp phải một trở ngại khi họ muốn mở rộng quyền truy cập vào hệ thống internet Starlink của SpaceX để tăng cường liên lạc tại các khu vực chiến sự.
Elon Musk - giám đốc điều hành của SpaceX - được cho là đã từ chối yêu cầu cho phép sử dụng Starlink trong một số hoạt động quân sự, bao gồm các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái. Quyết định này xuất phát từ lo ngại về việc duy trì tính trung lập của Starlink trong các xung đột quốc tế và đã khiến Chính phủ Ukraine thất vọng. Sự việc này cho thấy rõ sự mâu thuẫn giữa lợi nhuận kinh doanh và trách nhiệm xã hội của các công ty công nghệ lớn trong bối cảnh xung đột.
Tầm quan trọng của hệ thống liên lạc linh hoạt và đáng tin cậy đối với Ukraine là rất lớn, khi đây không chỉ là tiện ích mà còn là yếu tố sống còn trong các chiến lược tác chiến. Ban đầu, các quan chức Ukraine đã ca ngợi Starlink như một “cuộc cách mạng,” đặc biệt là ở các vùng nông thôn hoặc khu vực vừa được giải phóng, nơi hạ tầng đã bị hư hại nặng nề bởi chiến tranh.
Google vo tinh tiet lo vi tri cac can cu quan su Ukraine-Hinh-6
 Ảnh: Telegram
Tuy nhiên, khi Quân đội Ukraine muốn triển khai Starlink trong các tình huống chiến thuật để thực hiện các cuộc tấn công chính xác, việc Musk từ chối yêu cầu này đã phản ánh những hạn chế của việc phụ thuộc vào các gã khổng lồ công nghệ tư nhân. Điều này có thể xuất phát từ việc mục tiêu hoạt động của họ không hoàn toàn phù hợp với lợi ích quốc phòng. Đối với Ukraine, quyết định của Musk không chỉ là mất đi một cơ hội, mà còn dấy lên lo ngại về lỗ hổng lớn hơn khi công nghệ thiết yếu lại phụ thuộc vào các chính sách thay đổi của tập đoàn tư nhân.
Xung đột xoay quanh Starlink cho thấy một vấn đề lớn hơn đối với Ukraine trong cuộc chiến bảo vệ chủ quyền giữa một cuộc xung đột khốc liệt. Dù nhận được sự ủng hộ vững chắc từ các chính phủ phương Tây, các công ty công nghệ lại nắm quyền kiểm soát mạnh mẽ đối với các công cụ kĩ thuật số và truyền thông - điều không thể thiếu trong chiến tranh hiện đại.
Trong khi Ukraine tiếp tục đối mặt với những thách thức này, vụ việc Starlink là một lời nhắc nhở về cuộc chiến giành sự hỗ trợ công nghệ đáng tin cậy và nhất quán vẫn chưa kết thúc - và trong lĩnh vực doanh nghiệp, lập trường nhất quán về địa chính trị không phải lúc nào cũng được đảm bảo.

Rò rỉ ảnh về căn cứ quân sự “bí mật” của Australia

Campbell Barracks ở Swanbourne là một trong những cơ sở Không quân đặc biệt Australia (SAS), được thành lập kể từ năm 1957.
 Campbell Barracks ở Swanbourne là một trong những cơ sở Không quân đặc biệt Australia (SAS), được thành lập kể từ năm 1957.

Đảo Swan được cho là “ngôi nhà bí mật” của lực lượng Không quân đặc biệt Australia chuyên đào tạo nhân viên an ninh chống khủng bố và kết hợp với đơn vị tình báo. Tuy nhiên, chính phủ Australia chưa bao giờ nhắc đến căn cứ này.
 Đảo Swan được cho là “ngôi nhà bí mật” của lực lượng Không quân đặc biệt Australia chuyên đào tạo nhân viên an ninh chống khủng bố và kết hợp với đơn vị tình báo. Tuy nhiên, chính phủ Australia chưa bao giờ nhắc đến căn cứ này. 

RAAF Scherger nằm ở bang Queensland, phía Đông Bắc Australia “được thiết kế có thể chưa được 1400 nhân viên và 40 và máy bay nếu như Australia xảy ra một cuộc chiến tranh với các nước láng giềng ở phương Bắc”, theo news.com.au.
 RAAF Scherger nằm ở bang Queensland, phía Đông Bắc Australia “được thiết kế có thể chưa được 1400 nhân viên và 40 và máy bay nếu như Australia  xảy ra một cuộc chiến tranh với các nước láng giềng ở phương Bắc”, theo news.com.au.

Tổ chức Tình báo An ninh Australia tương tự như Cơ quan An ninh nội địa của Anh (M15), sẽ đặt trụ sở mới ở Canberra.
 Tổ chức Tình báo An ninh Australia tương tự như Cơ quan An ninh nội địa của Anh (M15), sẽ đặt trụ sở mới ở Canberra.

Đảo Christmas là ngôi nhà của 1500 công dân Australia; đồng thời là “nơi trú ẩn” an toàn ở ngoài khơi ở Ấn Độ Dương, với sức chứa khoảng 800 giường.
 Đảo Christmas là ngôi nhà của 1500 công dân Australia; đồng thời là “nơi trú ẩn” an toàn ở ngoài khơi ở Ấn Độ Dương, với sức chứa khoảng 800 giường.

Trang web news .com.au ở Maralinga, phía Nam Australia tiết lộ rằng, Anh từng 7 lần thử nghiệm hạt nhân bí mật. Trong đó, 4 lần thử nghiệm bom hạt nhân và 3 lần thực hiện các bài kiểm tra cơ chế hoạt động trong những năm 1950.
 Trang web news .com.au ở Maralinga, phía Nam Australia tiết lộ rằng, Anh từng 7 lần thử nghiệm hạt nhân bí mật. Trong đó, 4 lần thử nghiệm bom hạt nhân và 3 lần  thực hiện các bài kiểm tra cơ chế hoạt động trong những năm 1950.

Lực lượng Không quân Hoàng gia Australia (RAAF - Royal Australian Air Force) quản lý khu vực thử nghiệm hạt nhân Woomera – nơi thử nghiệm các loại vũ khí tầm xa lớn nhất thế giới và hiện cũng cho quân đội nước ngoài thuê.
 Lực lượng Không quân Hoàng gia Australia (RAAF - Royal Australian Air Force) quản lý khu vực thử nghiệm hạt nhân Woomera – nơi thử nghiệm các loại vũ khí tầm xa lớn nhất thế giới và hiện cũng cho quân đội nước ngoài thuê.

Căn cứ Tindal của RAAF nằm ở lãnh thổ Bắc Australia (Northern Territory) là “nhà” của một số lượng lớn máy bay phản lực nhanh nhất của RAAF và là nơi “lưu trú” của máy bay do thám Mỹ.
 Căn cứ Tindal của RAAF nằm ở lãnh thổ Bắc Australia (Northern Territory) là “nhà” của một số lượng lớn máy bay phản lực nhanh nhất của RAAF và là nơi “lưu trú” của máy bay do thám Mỹ.

Nurrungar là khu vực kiểm soát tên lửa đạn đạo nằm gần Woomera, phía Nam Australia do Lực lượng Quốc phòng (ADF) nước này và Không quân Mỹ cũng điều hành từ năm 1969 - 1999. Căn cứ này được thành lập để phát hiện sớm các vụ phóng tên lửa và các vụ nổ hạt nhân thông qua hệ thống vệ tinh của Mỹ.
 Nurrungar là khu vực kiểm soát tên lửa đạn đạo nằm gần Woomera, phía Nam Australia do Lực lượng Quốc phòng (ADF) nước này và Không quân Mỹ cũng điều hành từ  năm 1969 - 1999. Căn cứ này được thành lập để phát hiện sớm các vụ phóng tên lửa và các vụ nổ hạt nhân thông qua hệ thống vệ tinh của Mỹ.

Chính phủ Australia xây dựng căn cứ quân sự Nauru ở giữa Thái Bình Dương và là nơi sinh sống của 1.200 người xin tị nạn. Trạm liên lạc hải quân này nằm ở North West Cape có chức năng chính là thông tin, cung cấp tần số vô tuyến thấp cho tàu chiến của hải quân Mỹ và hải quân hoàng gia Australia.
 Chính phủ Australia xây dựng căn cứ quân sự Nauru ở giữa Thái Bình Dương và là nơi sinh sống của 1.200 người xin tị nạn.
Trạm liên lạc hải quân này nằm ở North West Cape có chức năng chính là thông tin, cung cấp tần số vô tuyến thấp cho tàu chiến của hải quân Mỹ và hải quân hoàng gia Australia. 

Trạm thông tin vệ tinh mặt mặt đất của Bộ Quốc phòng Australia được đặt gần Kojarena, phía Tây Australia được liên kết với một hệ thống vệ tinh trên phạm vi toàn cầu do quân đội Mỹ và Anh “bắt tay” hợp tác.
 Trạm thông tin vệ tinh mặt mặt đất của Bộ Quốc phòng Australia được đặt gần Kojarena, phía Tây Australia được liên kết với một hệ thống vệ tinh trên phạm vi toàn cầu do quân đội Mỹ và Anh “bắt tay” hợp tác.

Pine Gap là một trong những cơ sở thu thập tín hiệu tình thông tin tình báo lớn nhất trên thế giới. Nó hoạt động thông qua những vệ tinh gián điệp của Mỹ.
 Pine Gap là một trong những cơ sở thu thập tín hiệu tình thông tin tình báo lớn nhất trên thế giới. Nó hoạt động thông qua những vệ tinh gián điệp của Mỹ. 

Nơi đây theo dõi và quan sát "nhất cử nhất động" tĩnh về sự tồn tại và phát triển của các hệ thống vũ khí, đặc biệt là các kho vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Trung Quốc, Triều Tiên, Afghanistan và Trung Đông.
 Nơi đây theo dõi và quan sát "nhất cử nhất động" tĩnh về sự tồn tại và phát triển của các hệ thống vũ khí, đặc biệt là các kho vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Trung Quốc, Triều Tiên, Afghanistan và Trung Đông.

Thông qua vệ tinh, Pine Gap thu thập khối lượng dữ liệu rất đa dạng về truyền thông, các tín hiệu điện tín và sóng radar, sau đó chuyển các tín hiệu, dữ liệu này đến khu vực làm việc của các chuyên gia phân tích để giám sát và kiểm tra.
 Thông qua vệ tinh, Pine Gap thu thập khối lượng dữ liệu rất đa dạng về truyền thông, các tín hiệu điện tín và sóng radar, sau đó chuyển các tín hiệu, dữ liệu này đến khu vực làm việc của các chuyên gia phân tích để giám sát và kiểm tra. 

Hệ thống phòng không Đài Loan lộ diện trên Google Map

Want Daily đưa tin, cư dân dân mạng Trung Quốc có tên Xiangyuanye đưa lên mạng 37 hình ảnh vệ tinh cho thấy vị trí bố phòng hệ thống tên lửa phòng không của Đài Loan.

Google Maps “vạch mặt” 650 căn cứ quân sự Mỹ

(Kiến Thức) - Một người Mỹ đã dùng dữ liệu vệ tinh Google Maps và Bing Maps xác định được khoảng 650 căn cứ quân sự Mỹ.

Tờ Daily Mail của Anh đăng tải thông tin cho biết một người Mỹ tên là Josh Begley đã sử dụng phần mềm Google Maps và dịch vụ Bing Maps để xác định các căn cứ quân sự Mỹ. Theo thông tin Lầu Năm Góc cho biết, hiện Mỹ có tổng cộng 5.000 căn cứ quân sự, trong đó có khoảng 600 căn cứ quân sự nằm ở nước ngoài.
 Tờ Daily Mail của Anh đăng tải thông tin cho biết một người Mỹ tên là Josh Begley đã sử dụng phần mềm Google Maps và dịch vụ Bing Maps để xác định các căn cứ quân sự Mỹ. Theo thông tin  Lầu Năm Góc cho biết, hiện Mỹ có tổng cộng 5.000 căn cứ quân sự, trong đó có khoảng 600 căn cứ quân sự nằm ở nước ngoài.

Đọc nhiều nhất

Tin mới