Gỗ Trường Thành quyết thoái sạch vốn tại công ty lâm nghiệp

(Vietnamdaily) - HĐQT Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (TTF) vừa công bố Nghị quyết thông qua phương án chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp tại CTCP Lâm nghiệp Trường Thành (TTNLN).

Khối lượng chuyển nhượng là 3,32 triệu cổ phiếu, tương đương với 37,48% vốn TTNLN. Theo đó, HĐQT giao cho Tổng giám đốc thương thảo, quyết định giá bán tối thiểu, ký kết hợp đồng chuyển nhượng với các đối tác, triển khai các thủ tục liên quan để xúc tiến chuyển nhượng đúng quy định.

Trong tháng 2 năm nay, TTF đã có lần thông báo chuyển nhượng toàn bộ phần vốn tại Lâm nghiệp Trường Thành, tương đương 99,33% vốn, tuy nhiên chưa thành công và TTF tiếp tục thông bán chuyển nhượng thêm lần nữa.  

Go Truong Thanh quyet thoai sach von tai cong ty lam nghiep
 

Trong cấu trúc doanh nghiệp, TTF có hệ thống 13 công ty con, trong đó công ty Lâm Nghiệp Trường Thành có hoạt động chính là trồng rừng tại tỉnh Daklak. Ngoài ra, TTF còn đầu tư tài chính dài hạn vào các đơn vị khác với tổng giá trị 94 tỷ đồng.

Ngược lại với động thái thoái vốn này, TTF vừa góp 4,2 tỷ đồng, tương đương với 20% vốn. Công ty cử Tổng giám đốc Nguyễn Trọng Hiếu làm người đại diện phần vốn tại công ty mới.

Viestones được thành lập vào ngày 25/8 với vốn điều lệ 21 tỷ đồng, có địa chỉ tại Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore II, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất đá xây dựng, đá ốp lát cho các công trình xây dựng và làm chi tiết kết hợp trong các sản phẩm nội ngoại thất.

Cơ cấu cổ đông sáng lập bao gồm Gỗ Trường Thành (20%), CTCP Luxury Home Việt Nam (30%), Tổng giám đốc Vũ Xuân Dương (20%) và cá nhân Hoàng Lan Diệp (30%).

Gần đây nhất, ông Võ Trường Thành và con trai là ông Võ Văn Diệp Tuấn đã thực hiện hoàn tất việc chuyển giao tài sản theo thỏa thuận khắc phục hậu quả với Gỗ Trường Thành.

Vấn đề này đã được đại hội đồng cổ đông thông qua ngày 16/3/2016 về phương án khắc phục hậu quả của ông Võ Trường Thành và ông Võ Diệp Văn Tuấn do quản lý yếu kém.

Theo kế hoạch, tài sản khắc phục hậu quả của ông Võ Trường Thành và con trai là ông Võ Diệp Văn Tuấn gồm hơn 15,4 triệu cổ phiếu TTF.

Ngoài ra, tài sản khắc phục hậu quả của hai cá nhân trên còn là phần vốn góp tại một số công ty với tổng giá trị gần 57,4 tỷ đồng gồm CTCP Trường Thành, CTCP Chế biến Gỗ Trường Thành, Nông Lâm Nghiệp Trường Thành, Phú Hữu Gia, Trường Thành Xanh...

Khối lượng giao dịch khủng trong phiên 7/10, MSN tăng mạnh hơn 6%

(Vietnamdaily) - Phiên giao dịch buổi chiều khá hưng phấn và tăng nhiều nhất hơn 7 điểm, tuy vậy về cuối phiên lực bán lại tăng kéo giảm đà tăng của các chỉ số.

Kết phiên giao dịch 7/10, chỉ số VN-Index tăng 4,05 điểm (+0,44%) lên 919,72 điểm; HNX-Index giảm 1,19% còn 136,13 điểm và UPCoM-Index tăng 0,06% lên 63,95 điểm. Thanh khoản toàn thị trường trên cả 3 sàn giao dịch tiếp tục bùng nổ với giá trị đạt gần 10.500 tỷ đồng.

Nhóm VN30 có 16 mã giảm, 11 mã tăng và 3 mã đứng giá. STB là mã giảm mạnh nhất rổ với sắc đỏ hơn 3%, tiếp theo là TCB khi giảm hơn 2%, POW, VPB, SSI, TCH, HPG, MBB và KDH là những mã giảm hơn 1%.

Lãnh đạo FPT, ACB, Unigroup, Hưng Thịnh 'vượt ải' Covid-19 thế nào?

(Vietnamdaily) - Tại diễn đàn công nghệ (FPT Techday 2020) ngày 19/11, đại diện nhiều doanh nghiệp lớn đã có những chia sẻ về hành trình "vượt ải" Covid-19 cũng như cách khai phá hiệu suất kinh doanh trong hoạt động bình thường mới.

FPT kích hoạt chế độ "thời chiến" 

Tổng giám đốc FPT Nguyễn Văn Khoa chia sẻ, tập đoàn đã phải đối mặt nhiều bài toán để làm sao duy trì kinh doanh liên tục, bảo vệ người lao động và giữ cam kết với khách hàng tại Việt Nam cũng như trên toàn cầu.

Đại diện FPT khẳng định "trong nguy có cơ" và toàn tập đoàn đều đào sâu tìm hiểu cơ ở đây là gì để tập trung khai thác. Năm 2019, FPT Techday cam kết sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp trong chuyển đổi số. Và khi Covid-19, mọi chuyện đã thay đổi khá nhiều. Trong đó, có nhiều điểm sáng và có nhiều đối tác đã đồng hành cùng FPT để khai phá những cơ hội mới. Các doanh nghiệp có cùng suy nghĩ trong công cuộc chuyển đổi số.

Theo đó, FPT đã chuyển toàn bộ mô hình quản trị sang chỉ huy, đây là một trong những ưu tiên cao nhất của tập đoàn. Các nhà quản lý FPT trước đây chủ yếu bàn bạc và ra quyết định. Nhưng trong Covid-19, FPT đã kích hoạt chế độ "thời chiến" và thành lập một trung tâm chỉ huy để đưa ra quyết định nhanh, có khi chỉ trong 24h.

Tin mới