Giữ giới không sát sanh

Sự hòa hợp với bạn bè là cần thiết nhưng vẫn có thể hòa mà không đồng.

HỎI: Tôi đã quy y Tam bảo được một năm nay và cố gắng giữ gìn năm giới như lời phát nguyện. Do công việc làm ăn nên tôi khó có thể giữ gìn trọn vẹn giới pháp, nhất là giới không sát sanh, vậy tôi có bị quả báo không? Mới đây tôi có đi ăn cùng bạn bè, nhìn cảnh những người bạn đã bỏ tôm sống vào nồi lẩu, chúng vùng vẫy tuyệt vọng, tôi thật sự rất xót xa nên nhất quyết không ăn. Thật lòng thì tôi hành xử như vậy cũng sợ bạn bè cho là người lập dị, nhưng nếu ăn thì tôi sợ phạm tội sát sanh. Rất mong được quý Báo sẻ chia để tôi vững vàng hơn trên con đường tu học.
(THIỆN MINH, phuongvietholiday88@gmail.com)
ĐÁP:
Bạn Thiện Minh thân mến!
Trong năm giới, giới không sát hại chúng sanh được xếp đầu tiên, vì giết hại là một tập khí sâu dày của chúng sanh nên Đức Phật nhấn mạnh để chúng ta lưu tâm. Người Phật tử giữ giới không sát sanh cần hết sức lưu ý rằng: Trọng tâm của giới này là không giết người, kế đến là tránh giết các loài to lớn như heo gà chó mèo…, đối với các loài li ti nhỏ nhít thì cũng không cố sát nhưng nếu vô tình giẫm đạp hay làm tổn hại chúng thì phải thành tâm sám hối.
Do đó, nếu giết người thì người Phật tử phạm giới thứ nhất không sát sanh, chắc chắn sẽ đọa vào ác đạo, chịu quả báo nặng nề. Còn nếu cố tình (hay vô ý) giết hại các loài vật khác thì bị khuyết giới, tuy vẫn bị quả báo xấu về sau (tùy mức độ tạo nghiệp) nhưng có thể ăn năn, sám hối. Tùy theo sự thành tâm sám hối của mình, đồng thời nguyện không tái phạm và tích cực phóng sanh thì nghiệp sát của mình sẽ mỏng dần cho đến nhẹ nhàng.
Trong trường hợp vì công việc hay giao tế cần tham dự tiệc tùng với đối tác và bạn bè, nếu bạn làm tổn hại chúng sanh (như ăn lẩu tôm, cá còn sống nấu ngay trên bàn) thì như trên đã nói, bạn bị khuyết giới chứ chưa phạm giới. Do đó, bạn phải thành tâm sám hối tội lỗi nghiệp chướng của mình.
Tuy nhiên, trong những trường hợp có thể từ chối được, bạn cần nói rõ với mọi người rằng bạn là Phật tử, đã phát nguyện không sát hại chúng sanh. Dẫu ngoài những ngày ăn chay thì bạn vẫn ăn uống bình thường nhưng đó là thực phẩm đã làm sẵn, không trực tiếp giết hay chứng kiến người khác giết các loài vật để làm thức ăn cho mình.
Sự hòa hợp với bạn bè là cần thiết nhưng vẫn có thể hòa mà không đồng. Đơn cử như có khá nhiều người tham dự tiệc tùng mà phải ăn kiêng vì bệnh thì họ chỉ dùng những món phù hợp. Cũng vậy, trong khi nhóm bạn bè ăn lẩu tôm tươi sống, nếu bạn không thích thì có thể gọi cho mình một món khác phù hợp hơn mà không có gì trở ngại cả.
Thiết nghĩ, người Phật tử chân chính nên tự khẳng định mình là Phật tử trước mọi người và luôn thể hiện những phẩm chất đạo đức tốt đẹp (không giết hại, không trộm cướp, không tà dâm, không nói dối, không say nghiện) của mình. Chính sự thẳng thắn và thành thật về mình (là một Phật tử) thì mọi người sẽ tôn trọng, hiểu và cảm thông với mình hơn, nhất là không hề cho mình là lập dị hay cố tình khác người.
Chúc bạn tinh tấn!

Thương bàn tay nhỏ

Ta thương bàn tay nhỏ búp sen, thương cả ánh mắt em nhìn đời bằng những lần em tập chào, rồi tập xúng xính áo nâu trong vai một Phật tử nhí.

Ta thương bàn tay nhỏ, bàn tay bé xíu xiu chắp hình búp sen, em nghiêng mình chào người lớn, lời chào còn đơn đớt trẻ thơ, hồn nhiên, nhưng bước đầu đã niệm được sáu chữ Hồng danh Đức Phật. Em trong bộ áo lam hay màu nâu xam xám đã biết theo mẹ đến chùa ngay từ khi bập bẹ. À mà không, em đã may mắn được theo mẹ tới chùa từ thuở… còn thai, mẹ em là Phật tử nên đã “mang em theo”, tới chùa ngắm Phật và em đã được cùng mẹ chắp tay xá Phật, kỉnh Tăng trong mỗi đêm kệ kinh nơi Bửu điện…

Phật tử yêu và sống như thế nào?

Mỗi người sinh ra trên đời đều đã có những số phận khác nhau do nghiệp quả chiêu cảm trong vòng luân hồi. 

Nhưng mỗi số phận đều có chung một điểm tựa tinh thần, đó là đời sống tu tập nội tâm.
Đối với những người có nhân duyên với cửa Phật thanh tịnh, họ thọ Tam Quy y dưới sự chứng minh của Tam bảo và hành trì Ngũ giới, họ rất nên khẳng định với mọi người và với cuộc sống rằng, họ là phật tử; những người con của Phật có thể khẳng định cho được đạo lý của mình đang sống và đang tôn thờ, tổ chức của chúng ta đang tham gia, lý tưởng của chúng ta đang phục vụ.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

"ZenZ - Thiền cho giới trẻ" do nhóm sinh viên Học viện Ngoại giao phối hợp với Trung tâm Dưỡng sinh Thiền Việt tổ chức là một dự án phi lợi nhuận nhằm lan tỏa sâu rộng hơn những lợi ích của thiền định tới sinh viên và giới trẻ.
4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

Cuộc sống gia đình khó tránh khỏi những sai lầm. Nếu đã là quá khứ thì đừng lôi ra để nói, có thế thì càng mâu thuẫn mà thôi. Nếu có mâu thuẫn thì nên giải quyết ngay, nói rõ luôn chứ đừng âm ỉ cháy mãi trong lòng.
Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 190/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích Quốc gia Đặc biệt chùa Tây Phương. Cùng điểm qua giá trị “đặc biệt” của ngôi chùa này.