Giếng cổ cạn rồi lại đầy
Chiếc giếng cổ không bao giờ cạn dù đang hạn hán khốc liệt tại Bến tre. (Ảnh: Dân trí) |
Dân trí đưa tin, theo bà Nguyễn Thị Đẹp, nhà cạnh giếng cổ cho biết: “Giếng nằm bên trong Thánh tịnh Đông Cung Bạch Long (Thánh sở Cao Đài) có nước rất ngọt nên mấy chục năm qua người dân đến đây lấy ước về uống. Đặc biệt trong mùa hạn hán, xâm nhập mặn năm nay, mỗi ngày có hàng trăm hộ dân ở xung quanh và các xã lân cận đến đây lấy nước về uống vì xung quanh nước đã bị nhiễm mặn trầm trọng”.
Theo bà Đẹp, giống cát ở ấp An Phú 2 có mạch nước ngầm nên người dân đều khoan giếng để lấy nước dùng trong sinh hoạt, tưới hoa màu, cho gia súc uống… Tuy nhiên, chỉ có giếng cổ mới có thứ nước ngọt nhất.
Bà Đẹp thông tin thêm, giếng cổ hình tròn với đường kính khoảng 2m, sâu khoảng 5m, lúc nào cũng có nước trong vắt. Tại đây luôn để sẵn gầu nhựa nhỏ có nối sợi dây thừng dài để người dân múc nước và cái phễu to để dân rót nước vào can.
Có mặt tại giếng để lấy nước, bà Nguyễn Thị Bé cho biết: “Nhờ có giếng này mà hàng trăm hộ gia đình khỏi phải chịu cảnh “khát” hay phải mua nước với giá đắt đỏ. Chất lượng nước rất tốt nên mấy chục năm qua người dân xung quanh đem về chủ yếu để uống, nấu ăn trong gia đình. Giếng lúc nào cũng có nước, nhiều người cùng đến lấy thì giếng cạn nhưng chỉ một lát sau lại có nhiều nước trở lại”.
Theo những người dân địa phương, giếng cổ này có từ ất lâu đời và nước rất ngọt nên được người dân trong vùng sử dụng để ăn uống. Năm nay hạn hán, xâm nhập mặn lịch sử, giá nước ngọt rất đắt đỏ, giếng cổ càng trở nên hết sức quý giá đối với người dân trong vùng.
Hạn, mặn khiến người dân tỉnh Bến Tre chia nhau từng lít nước
VTV đưa tin, tính đến thời điểm hiện tại, toàn bộ 13/13 tỉnh thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long bị nước mặn xâm nhập. Trong đó có nhiều tỉnh bị nước mặn xâm nhập nặng nề như Bến Tre, Cà Mau, Kiên Giang.
Tại Bến Tre, nước nhiễm mặn không chỉ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của gần 80.000 hộ dân mà còn gây khó khăn cho hoạt động sản xuất và kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Vì vậy, những ngày này ở Bến Tre, nước ngọt được ví von là quý hơn vàng và cung cấp nước ngọt đang là dịch vụ ăn nên làm ra nhất ở đây.
Đặc biệt tại bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu đã phải chia từng lít nước vì thiếu nước trầm trọng, tin tức trên báo Tuổi Trẻ.
Theo ông Lê Thanh Nguyễn, nước sinh hoạt bị nhiễm mặn gây ảnh hưởng cho quá trình điều trị cho bệnh nhân chạy thận nhân tạo, vận hành các máy xét nghiệm, nước và thực phẩm cho người bệnh và gây rỉ sét các dụng cụ y tế của các khoa trong bệnh viện.
Do nguồn nước máy bị nhiễm mặn, không thể sử dụng nên mỗi ngày bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu được công ty cấp nước chở tới khoảng 10m3 nước mỗi ngày. Số nước này chỉ đủ để phục vụ những nhu cầu thiết yếu của bệnh viện và được chia ra từng lít cho các phòng, khoa.
Trong đó, khoa nội A - thận nhân tạo được cấp nhiều nhất với 10.000 lít nước/ngày, các khoa còn lại như ngoại tổng quát 30 lít/ngày, ung bướu 30 lít/ngày, ngoại thần kinh 30 lít/ngày, chấn thương chỉnh hình 30 lít/ngày, tim mạch 30 lít/ngày.
Mời quý độc giả xem video: