Giật mình 5 loại rau dễ “ngậm” thuốc sâu, rửa bằng nước khó sạch

Giật mình 5 loại rau dễ “ngậm” thuốc sâu, rửa bằng nước khó sạch

Vì lợi nhuận, không ít cơ sở sản xuất lạm dụng hóa chất, khiến rau xanh “ngậm” thuốc trừ sâu. Tiêu thụ loại rau này lâu dài gây nguy hại tới sức khỏe.

Rau xanh chứa nhiều dinh dưỡng, bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cần thiết. Đặc biệt, rau xanh cung cấp lượng lớn chất xơ rất có lợi cho hệ tiêu hóa. Điều đáng bàn, nhiều cơ sở sản xuất lạm dụng thuốc trừ sâu trong quá trình canh tác. Việc sử dụng hóa chất để kéo dài thời gian bảo quản rau cũng khá phổ biến, bất chấp mối nguy uy hiếp sức khỏe người dùng. (Ảnh: BB, minh họa)
Rau xanh chứa nhiều dinh dưỡng, bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cần thiết. Đặc biệt, rau xanh cung cấp lượng lớn chất xơ rất có lợi cho hệ tiêu hóa. Điều đáng bàn, nhiều cơ sở sản xuất lạm dụng thuốc trừ sâu trong quá trình canh tác. Việc sử dụng hóa chất để kéo dài thời gian bảo quản rau cũng khá phổ biến, bất chấp mối nguy uy hiếp sức khỏe người dùng. (Ảnh: BB, minh họa)
Để bảo vệ sức khỏe, bạn nên thận trọng 5 loại rau dễ “ngậm” thuốc trừ sâu dưới đây. Ngay cả khi rửa rau dưới vòi nước, dư lượng thuốc cũng khó có thể loại bỏ.
Để bảo vệ sức khỏe, bạn nên thận trọng 5 loại rau dễ “ngậm” thuốc trừ sâu dưới đây. Ngay cả khi rửa rau dưới vòi nước, dư lượng thuốc cũng khó có thể loại bỏ.
1. Rau muống. Rau muống vị ngọt dịu, nhiều dưỡng chất nên rất được ưa thích. Rau muống là loại rau thu hoạch theo mùa. Hiện kỹ thuật canh tác ngày càng phát triển cho phép rau muống được trồng quanh năm.
1. Rau muống. Rau muống vị ngọt dịu, nhiều dưỡng chất nên rất được ưa thích. Rau muống là loại rau thu hoạch theo mùa. Hiện kỹ thuật canh tác ngày càng phát triển cho phép rau muống được trồng quanh năm.
Bên cạnh những cơ sở sản xuất hữu cơ, không ít nơi lạm dụng hóa chất để thúc rau phát triển nhanh, phát triển trái mùa. Điều đáng bàn, rau muống chủ yếu ăn thân và lá. Quá trình canh tác sử dụng hóa chất, phần thân và lá mọc trên đất sẽ tích tụ lượng đáng kể, thậm chí được ví là loại rau “ngậm” thuốc trừ sâu. Dùng nước sạch từ vòi xối rửa cũng khó làm sạch hoàn toàn.
Bên cạnh những cơ sở sản xuất hữu cơ, không ít nơi lạm dụng hóa chất để thúc rau phát triển nhanh, phát triển trái mùa. Điều đáng bàn, rau muống chủ yếu ăn thân và lá. Quá trình canh tác sử dụng hóa chất, phần thân và lá mọc trên đất sẽ tích tụ lượng đáng kể, thậm chí được ví là loại rau “ngậm” thuốc trừ sâu. Dùng nước sạch từ vòi xối rửa cũng khó làm sạch hoàn toàn.
2. Dưa chuột. Quá trình sinh trưởng, dưa chuột thu hút rất nhiều sâu và côn trùng gây hại. Vì lý do này, người nông dân phải sử dụng thuốc trừ sâu để bảo vệ cây trồng.
2. Dưa chuột. Quá trình sinh trưởng, dưa chuột thu hút rất nhiều sâu và côn trùng gây hại. Vì lý do này, người nông dân phải sử dụng thuốc trừ sâu để bảo vệ cây trồng.
Một lý do khác khiến dưa chuột bị xếp vào danh sách những loại rau “ngậm” hóa chất là do lòng tham của người trồng. Để rút ngắn thời gian phát triển của cây, tăng kích thước và trọng lượng cho quả, nhiều cơ sở còn lạm dụng hormone kích thích. Nhìn bề ngoài, dưa chuột canh tác kiểu này rất hấp dẫn song hương vị lại không ngon.
Một lý do khác khiến dưa chuột bị xếp vào danh sách những loại rau “ngậm” hóa chất là do lòng tham của người trồng. Để rút ngắn thời gian phát triển của cây, tăng kích thước và trọng lượng cho quả, nhiều cơ sở còn lạm dụng hormone kích thích. Nhìn bề ngoài, dưa chuột canh tác kiểu này rất hấp dẫn song hương vị lại không ngon.
3. Súp lơ. Súp lơ trắng hay xanh đều bị xếp vào danh sách thực phẩm chứa nhiều thuốc trừ sâu. Từ hoa đến lá của súp lơ đều thu hút sâu bọ. Để bảo vệ cây, người trồng thường xịt thuốc trừ sâu lên hoa. Càng đến gần lúc thu hoạch càng xịt nhiều thuốc.
3. Súp lơ. Súp lơ trắng hay xanh đều bị xếp vào danh sách thực phẩm chứa nhiều thuốc trừ sâu. Từ hoa đến lá của súp lơ đều thu hút sâu bọ. Để bảo vệ cây, người trồng thường xịt thuốc trừ sâu lên hoa. Càng đến gần lúc thu hoạch càng xịt nhiều thuốc.
Bên cạnh đó, cấu tạo xốp, nhiều kẽ hở của súp lơ khiến việc “lưu giữ” thuốc trừ sâu lâu hơn. Nếu súp lơ bảo vệ bằng lớp màng bọc thực phẩm, thuốc trừ sâu càng khó bị bay hơi. Sử dụng chúng làm món ăn, rửa nhiều lần bằng nước cũng khó làm sạch.
Bên cạnh đó, cấu tạo xốp, nhiều kẽ hở của súp lơ khiến việc “lưu giữ” thuốc trừ sâu lâu hơn. Nếu súp lơ bảo vệ bằng lớp màng bọc thực phẩm, thuốc trừ sâu càng khó bị bay hơi. Sử dụng chúng làm món ăn, rửa nhiều lần bằng nước cũng khó làm sạch.
4. Bắp cải. Để bắp cải cuộn chắc và đẹp mắt, ngay từ ngày đầu trồng, nông dân đã sử dụng thuốc phun vào gốc. Bên cạnh đó, bắp cải còn liên tục được phun thuốc trừ sâu lên lá để tiêu diệt sâu bọ, côn trùng gây hại.
4. Bắp cải. Để bắp cải cuộn chắc và đẹp mắt, ngay từ ngày đầu trồng, nông dân đã sử dụng thuốc phun vào gốc. Bên cạnh đó, bắp cải còn liên tục được phun thuốc trừ sâu lên lá để tiêu diệt sâu bọ, côn trùng gây hại.
Ngoài việc lạm dụng hóa chất, bắp cải gồm nhiều lớp lá cuộn chặt càng khiến hóa chất được giữ lại lâu hơn. Do vậy, bên cạnh việc bóc lớp lá ngoài cùng để loại bỏ chất bẩn, bạn cần chú ý lựa chọn bắp cải ở những nơi có nguồn gốc rõ ràng. Khi chế biến, nên rửa sạch rau nhiều lần dưới vòi nước.
Ngoài việc lạm dụng hóa chất, bắp cải gồm nhiều lớp lá cuộn chặt càng khiến hóa chất được giữ lại lâu hơn. Do vậy, bên cạnh việc bóc lớp lá ngoài cùng để loại bỏ chất bẩn, bạn cần chú ý lựa chọn bắp cải ở những nơi có nguồn gốc rõ ràng. Khi chế biến, nên rửa sạch rau nhiều lần dưới vòi nước.
5. Cà chua. Cà chua có thể thu hoạch quanh năm nhưng cà chua trong nhà lưới không thể thụ phấn bình thường, cần can thiệp thủ công. Nông dân sẽ rắc chất điều hòa sinh trưởng lên nhụy hoa. Đây là lý do những quả cà chua thường có hình dáng kỳ lạ.
5. Cà chua. Cà chua có thể thu hoạch quanh năm nhưng cà chua trong nhà lưới không thể thụ phấn bình thường, cần can thiệp thủ công. Nông dân sẽ rắc chất điều hòa sinh trưởng lên nhụy hoa. Đây là lý do những quả cà chua thường có hình dáng kỳ lạ.
Mặt khác, cà chua là loại cây khá yếu ớt, dễ bị sâu phá hoại. Để cung cấp đủ lượng cà chua mỗi năm, người dân bắt buộc phải sử dụng nhiều thuốc sâu để loại trừ sâu gây hại.
Mặt khác, cà chua là loại cây khá yếu ớt, dễ bị sâu phá hoại. Để cung cấp đủ lượng cà chua mỗi năm, người dân bắt buộc phải sử dụng nhiều thuốc sâu để loại trừ sâu gây hại.
>>> Mời độc giả xem thêm video: Đắk Lắk: Điều tra nghi vấn đổ thuốc trừ sâu xuống giếng của dân. (Nguồn video: THDT)

GALLERY MỚI NHẤT