Giáo sư sử học Phan Huy Lê vừa qua đời ở tuổi 84

Sau ba tuần nằm viện, Giáo sư Phan Huy Lê đã qua đời chiều nay (23/6) tại Bệnh viện Bạch Mai, hưởng thọ 84 tuổi.

Giáo sư sử học Phan Huy Lê vừa qua đời ở tuổi 84
Giáo sư - tiến sĩ Phạm Hồng Tung, Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển (Đại học Quốc gia Hà Nội), cho Tuổi Trẻ Online biết: "Thầy Phan Huy Lê đã qua đời vào vào 13h06 phút chiều nay sau ba tuần nằm viện.
Khi thầy nhập viện, lãnh đạo Bộ Y tế, cũng như lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai đã rất quan tâm, mời những giáo sư đầu ngành tập trung chẩn đoán, chữa trị cho thầy. Nhưng do tuổi cao sức yếu, thầy đã không qua khỏi".
Giáo sư - Tiến sĩ Phạm Hồng Tung cho biết đầu tháng sáu, dù tuổi cao nhưng Giáo sư Phan Huy Lê vẫn tham gia đoàn ra Trường Sa. Ông là người cao tuổi nhất trong đoàn.
S Phan Huy Lê - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
 S Phan Huy Lê - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Khi về Hà Nội, sức khỏe ông vẫn bình thường. Nhưng mấy ngày sau gia đình thấy ông bị mệt, đưa ông vào Bệnh viện Bạch Mai.
Tại đây các bác sĩ chẩn đoán ông bị bệnh tim và được chỉ định đặt stent để thông mạch.
Đội ngũ bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai đã nỗ lực cứu chữa. Tuy nhiên, do tuổi cao sức yếu, công với việc trước đó Giáo sư Phan Huy Lê mắc bệnh cao huyết áp, từng bị tai biến nên Giáo sư đã không qua khỏi.
"Khi đi Trường Sa về cụ vui lắm. Lúc nằm trong bệnh viện cụ vẫn nghĩ mình đang làm việc. Có lần cụ nói với con gái "bố quên tắt máy tính". Cụ vẫn muốn làm việc đến tận giây phút cuối cùng", Giáo sư - tiến sĩ Phạm Hồng Tung chia sẻ.
Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Phan Huy Lê sinh ngày 23/2/1934 tại xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Ông là hậu duệ cùng họ với Thượng thư, nhà ngoại giao Phan Huy Ích, nhà bác học Phan Huy Chú, Thượng thư - nhà văn hóa Phan Huy Vịnh.
Giáo sư Phan Huy Lê là nhà sử học Việt Nam nổi tiếng nhất trong giới sử học Việt Nam đương đại. Ông nguyên là Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo cho Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Giao lưu văn hóa đã phát triển thành Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển (2004-2009).
Ông là một trí thức tận tâm, tận lực với Tổ quốc. Ông đã từng được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh, Huân chương độc lập hạng ba.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp tỉnh táo đến giây phút cuối

37 người là bác sĩ, điều dưỡng, cấp dưỡng, công vụ khoa A11 Bệnh viện 108 gắn bó với Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong 1.559 ngày Đại tướng nằm viện.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp tỉnh táo đến giây phút cuối
Thiếu tướng - TS Nguyễn Trọng Chính (bìa trái), chính ủy Bệnh viện 108, đưa đoàn cán bộ Tổng cục Chính trị Bộ Quốc phòng thăm Đại tướng Võ Nguyên Giáp tháng 7-2012.
 Thiếu tướng - TS Nguyễn Trọng Chính (bìa trái), chính ủy Bệnh viện 108, đưa đoàn cán bộ Tổng cục Chính trị Bộ Quốc phòng thăm Đại tướng Võ Nguyên Giáp tháng 7-2012.

Sẽ tạc tượng Đại tướng Võ Nguyên Giáp?

Ngoài con đường mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp, PGS.TS. Đặng Văn Bài cho rằng nên tạc tượng nhân vật huyền thoại này.

Sẽ tạc tượng Đại tướng Võ Nguyên Giáp?
Chiều 7/10, chia sẻ với phóng viên VTC News, PGS. TS Đặng Văn Bài - nguyên Cục trưởng Cục di sản, Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam cho rằng, có nhiều hình thức để tưởng niệm Đại tướng và đặt tên đường phố là một trong số đó.

4 ứng viên “sáng giá” mang tên đường Võ Nguyên Giáp

(Kiến Thức) - Sau khi Đại tướng qua đời, việc đặt tên đường là Võ Nguyên Giáp rất quan trọng, cần xét nhiều tiêu chí. Hiện, có 4 "ứng cử viên" sáng giá.

4 ứng viên “sáng giá” mang tên đường Võ Nguyên Giáp
1 - Nhật Tân - Nội Bài: GS sử học Phan Huy Lê đề xuất phương án đặt tên đường Võ Nguyên Giáp cho tuyến đường đường Nhật Tân - Nội Bài, do Công ty CIENCO4 làm chủ thầu, gồm 5 gói. Đây cũng là một trong những phương án sẽ được Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch trình lãnh đạo Thành phố Hà Nội. Ảnh: Gói thầu số 1 và số 3 đã hoàn thiện, đường đã đưa vào sử dụng
1 - Nhật Tân - Nội Bài: GS sử học Phan Huy Lê đề xuất phương án đặt tên đường Võ Nguyên Giáp cho tuyến đường đường Nhật Tân - Nội Bài, do Công ty CIENCO4 làm chủ thầu, gồm 5 gói. Đây cũng là một trong những phương án sẽ được Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch trình lãnh đạo Thành phố Hà Nội. Ảnh: Gói thầu số 1 và số 3 đã hoàn thiện, đường đã đưa vào sử dụng 
Hình ảnh gói thầu số 5 đang còn dang dở và đang được đẩy nhanh tiến độ. Theo kế hoạch, đường Nhật Tân - Nội Bài có chiều dài khoảng 12km và chiều rộng bề mặt đường lên tới gần 100m (chỗ rộng nhất)
 Hình ảnh gói thầu số 5 đang còn dang dở và đang được đẩy nhanh tiến độ. Theo kế hoạch, đường Nhật Tân - Nội Bài có chiều dài khoảng 12km và chiều rộng bề mặt đường lên tới gần 100m (chỗ rộng nhất)

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.