Gian lận thi cử ở Hà Giang: Vợ bị xem xét xử lý, Chủ tịch tỉnh có liên đới?

(Kiến Thức) - Trường hợp bà Nguyễn Thị Nga, vợ Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Văn Sơn bị kỷ luật vì nhờ bị cáo trong vụ sửa điểm thi giúp đỡ người thân thì liệu ông Sơn có phải chịu trách nhiệm liên đới?

Gian lận thi cử ở Hà Giang: Vợ bị xem xét xử lý, Chủ tịch tỉnh có liên đới?
Trong vụ gian lận thi cử ở Hà Giang, dư luận đặt biệt quan tâm đến việc bà Nguyễn Thị Nga cán bộ sở Tài Chính, vợ Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Văn Sơn nhắn tin nhờ bị cáo Triệu Thị Chính, cựu Phó giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang nhờ giúp đỡ cho người cháu trong kỳ thi THPT 2018 lại không bị kỷ luật.
Cụ thể tại tòa, Viện KSND tỉnh Hà Giang công bố hàng loạt tin nhắn từ phụ huynh, người nhà thí sinh gửi đến máy điện thoại cá nhân của bị cáo Triệu Thị Chính cho thấy, bà Nguyễn Thị Nga nhiều lần nhắn tin cho bị cáo Chính. Cơ quan công tố tỉnh Hà Giang khẳng định, các tin nhắn đến và đi nêu trên được cung cấp bởi Tập đoàn bưu chính viễn thông (VNPT) và được giám định bởi Viện Khoa học hình sự Bộ Công an, thể hiện rõ là “nhờ nâng điểm chứ không phải xem điểm”.
Tuy nhiên trong hồ sơ tố tụng của vụ án có tên bà Nguyễn Thị Nga nhưng không có trong danh sách triệu tập hơn 170 người làm chứng, liên quan của tòa. Cũng trong kết luận rà soát 151 cán bộ, đảng viên do Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy công bố ngày 1/10/2019 vừa qua, có 46 trường hợp có khuyết điểm đến mức phải kỷ luật, 29 người có khuyết điểm nhưng chưa đến mức kỷ luật, cần kiểm điểm, rút kinh nghiệm. Tuy nhiên, các danh sách này đều "lọt" trường hợp Nguyễn Thị Nga vợ Chủ tịch tỉnh Hà Giang.
Gian lan thi cu o Ha Giang: Vo bi xem xet xu ly, Chu tich tinh co lien doi?
 Bị cáo Triệu Thị Chính người được bà Nga nhắn tin nhờ giúp đỡ.
Mới đây giải thích về việc này, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hà Giang Nguyễn Thị Tố Oanh cho biết, việc bà Nga không có trong danh sách cán bộ Đảng viên bị kỷ luật là do bà Nga không phải nhờ nâng điểm cho con. Mới đây, các nội dung liên quan đến sai phạm của bà Nga khi ra tòa mới được phát sinh.
Do vậy, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hà Giang đã đề nghị xem xét xử lý vi phạm của bà Nguyễn Thị Nga do liên quan vụ gian lận điểm thi THPT quốc gia năm 2018 và đang chỉ đạo khẩn trương xem xét xử lý đối với cá nhân này.
Đáng chú ý, nếu bà Nguyễn Thị Nga bị xử lý kỷ luật liên quan đến nhờ can thiệp sửa điểm thi giúp đỡ người thân, thì ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang cũng có thể bị liên đới trách nhiệm.
Trên thực tế, nếu hành vi của bà Nguyễn Thị Nga đến mức phải xử lý kỷ luật thì bà Nga phải chịu trách nhiệm trực tiếp với những hành vi vi phạm. Tuy nhiên, dưới góc độ kỷ luật Đảng thì cán bộ, đảng viên phải luôn gương mẫu đi đầu trong việc chấp hành pháp luật.
Đồng thời, Đảng viên phải có trách nhiệm vận động gia đình, người thân chấp hành pháp luật và thực hiện việc nêu gương cho người khác học tập. Nếu cán bộ, đảng viên không gương mẫu, để cho vợ con vi phạm thì cũng có thể xem xét trách nhiệm của cán bộ, đảng viên đó.
Tất nhiên, việc xem xét như thế nào và liên đới trách nhiệm đến đâu sẽ phải căn cứ vào vi phạm cụ thể của người thân trong gia đình cán bộ đảng viên và mức độ tác động của người này đối với người thân như thế nào, đối chiếu với các quy định của đảng theo điều lệ đảng và quy định về xử lý kỷ luật đảng viên.
Tuy nhiên, quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Trung ương nêu cụ thể tại điểm 8, điều 3: “Đảng viên, nhất là lãnh đạo cấp cao phải nghiêm khắc với bản thân, và kiên quyết chống việc “Để vợ (chồng), bố, mẹ, con, anh chị em ruột lợi dụng chức vụ, quyền hạn, uy tín của mình để vụ lợi. Để vợ (chồng), con đẻ, con nuôi sống xa hoa, phô trương, lãng phí hoặc sa vào tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật".
Vậy cần phải làm rõ, việc bà Nguyễn Thị Nga nhắn tin cho bà Triệu Thị Chính nhờ bị cáo trong vụ sửa điểm thi giúp đỡ người thân là bà Nga với vai trò cá nhân hay lợi dụng chức vụ quyền hạn của chồng để nhờ vả. Và việc bà Triệu Thị Chính có vì nể sợ chức vụ đó mà giúp đỡ can thiệp điểm thi hay không?
Tuy nhiên, việc để cho vợ có những hành vi nhắn tin như vậy rõ ràng theo quy định về Đảng, ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang cũng khó có thể tránh khỏi trách nhiệm liên đới, cụ thể là việc nêu gương cán bộ, Đảng viên.

Đề nghị truy tố 5 cán bộ vụ gian lận thi cử Hà Giang

(Kiến Thức) - Cơ quan An ninh điều tra – Công an tỉnh Hà Giang đã kết thúc điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang đề nghị truy tố 5 bị can.

Đề nghị truy tố 5 cán bộ vụ gian lận thi cử Hà Giang
Các bị can gồm: Vũ Trọng Lương (41 tuổi, trú tại phường Nguyễn Trãi, TP Hà Giang) –Phó Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang; Nguyễn Thanh Hoài (50 tuổi, trú tại phường Minh Khai, TP Hà Giang) – Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang; Bị can Triệu Thị Chính (51 tuổi) và bị can Phạm Văn Khuông - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang và Lê Thị Dung(50 tuổi) - Phó Đội trưởng thuộc Phòng An ninh Chính trị nội bộ - Công an tỉnh Hà Giang).
Cả 5 bị can được cho đã lợi dụng sơ hở, thiếu sót trong phần mềm xử lý bài thi trắc nghiệm trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, thực hiện hành vi sửa đáp án để nâng điểm cho 107 thí sinh.

Gian lận thi cử Hà Giang: “Lão phật gia” nhờ nâng điểm "mất tích"?

(Kiến Thức) - Trong danh sách cán bộ, đảng viên có liên quan đến sai phạm trong Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 tại Hà Giang không có tên mẹ đẻ bà Vương Thị Hà – “lão phật gia” tác động nâng điểm cho cháu khiến con gái bị kiểm điểm, rút kinh nghiệm.

Gian lận thi cử Hà Giang: “Lão phật gia” nhờ nâng điểm "mất tích"?
Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hà Giang vừa thông báo danh sách các đảng viên bị kỷ luật có liên quan đến gian lận trong kỳ thi Quốc gia năm 2018. Trong bản danh sách này, ngoài trường hợp vợ và em gái nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Triệu Tài Vinh bị kiểm điểm, kỷ luật, một cái tên đáng chú ý khác bị kiểm điểm đó chính là bà Vương Ngọc Hà – Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang.
Cụ thể, bà Vương Ngọc Hà nằm trong danh sách các cán bộ, đảng viên có liên quan đến sai phạm trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 tại Hà Giang, chưa đến mức áp dụng hình thức kỷ luật, yêu cầu kiểm điểm sâu sắc, nghiêm túc rút kinh nghiệm.

Gian lận thi cử Hà Giang: Nhân vật “Lão Phật gia” vẫn là bí ẩn?

(Kiến Thức) - Đến thời điểm diễn ra phiên xét xử này, dư luận vẫn đặc biệt quan tâm “Lão Phật gia” nhờ nâng điểm là ai, tuy nhiên, kết thúc buổi xét xử sáng nay, nhân vật "Lão Phật gia" vẫn là bí ẩn.

Gian lận thi cử Hà Giang: Nhân vật “Lão Phật gia” vẫn là bí ẩn?
Sáng ngày 14/10, TAND tỉnh Hà Giang đã mở lại phiên sơ thẩm xét xử 5 bị cáo liên quan vụ nâng điểm thi THPT quốc gia 2018 xảy ra tại tỉnh này. Đến thời điểm diễn ra phiên xét xử này, dư luận vẫn đặc biệt quan tâm “Lão Phật gia” nhờ nâng điểm là ai, tuy nhiên, kết thúc buổi xét xử sáng nay, nhân vật "Lão Phật gia" vẫn là bí ẩn.
Theo đó, trong cáo trạng truy tố các bị can được công bố tại tòa, tại đã "cắt" chi tiết ghi trên mẩu giấy ghi “Lão Phật gia” như trong bản kết luận của Cơ quan ANĐT – Công an tỉnh Hà Giang trước đó.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.