Giãn cách xã hội lần 2, Hà Nội cần làm gì để trở lại trạng thái bình thường?

Trên cơ sở rút kinh nghiệm thời gian vừa qua, Hà Nội tới đây phải tiếp tục thực hiện thật nghiêm các biện pháp mà Chỉ thị 17 của TP đã quy định ở mọi chỗ, mọi nơi, mọi lúc.

Giãn cách xã hội lần 2, Hà Nội cần làm gì để trở lại trạng thái bình thường?
Sau 14 ngày thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 17 của Chủ tịch UBND TP, bước đầu Hà Nội đã đạt được một số kết quả nhất định.
Tuy nhiên, trước tình hình dịch bệnh trên địa bàn TP và các địa phương trên cả nước vẫn đang diễn biến phức tạp, khó lường, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh đã ký Công điện số 18 về việc tiếp tục thực hiện cách ly toàn xã hội đến 6h ngày 23/8 trên phạm vi toàn TP để phòng, chống dịch Covid-19.
Gian cach xa hoi lan 2, Ha Noi can lam gi de tro lai trang thai binh thuong?
Người dân đi tiêm vắc xin tại quận Đống Đa. Ảnh: Phạm Hải 
Theo Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong, nếu dừng giãn cách sau 15 ngày thì những kết quả đạt được vừa qua sẽ khó đảm bảo được bởi việc giãn cách là cần thiết để khoanh vùng, cách ly, xử lý ổ dịch.
Trong 15 ngày giãn cách tới, ông Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh, TP tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội nhưng quyết liệt, thực chất hơn, tiếp tục giao quyền chủ động cho các cơ quan, đơn vị căn cứ tình hình thực tiễn có thể thực hiện các giải pháp cao hơn mức Chỉ thị 16 của Thủ tướng.
PGS.TS Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp Sự kiện Y tế công cộng Việt Nam đánh giá, tình hình dịch ở Hà Nội có những dấu hiệu khả quan khi phần lớn các ổ dịch không bùng lên mạnh. Dẫn chứng như tại quận Hai Bà Trưng, khi xét nghiệm gần 30.000 người cũng chỉ phát hiện ra 4 mẫu dương tính.
Trong những ngày tới, Hà Nội sẽ tiếp tục giám sát diện rộng tại Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa để đánh giá chính xác hơn.
Tuy nhiên, theo ông, vẫn còn những ổ dịch rải rác trong các quận huyện không phát hiện qua nguồn lây mà thông qua giám sát trường hợp ho sốt, trong khi những trường hợp ho sốt chỉ là phần nổi của “tảng băng chìm”. Ngoài ra, dịch cũng đã lây vào 1 số nơi như bệnh viện, siêu thị, chuỗi cung ứng thực phẩm. Đây là điều phức tạp.
Ông Phu cho hay, nếu không tiếp tục khống chế thì dịch có thể tiếp tục bùng phát lên vì chủng Delta rất nguy hiểm, lây lan nhanh.
Trong thời gian giãn cách xã hội những ngày qua, PGS.TS Trần Đắc Phu đánh giá, Hà Nội đã làm rất nghiêm, quyết liệt, truy vết nhanh, khống chế được ổ dịch khi phát hiện được ca đầu tiên F0, thực hiện phong tỏa hiệu quả. Hà Nội cũng đã làm tốt biện pháp bảo vệ “vùng xanh”, tạo ra tổ tự quản bảo vệ xóm nhỏ, ngõ nhỏ.
Ông cũng khẳng định, việc Hà Nội quyết định tiếp tục giãn cách thêm 15 ngày nữa là hoàn toàn đúng đắn để bảo vệ thành quả đã đạt được.
PGS.TS Trần Đắc Phu đề xuất, trên cơ sở rút kinh nghiệm thời gian vừa qua, Hà Nội tới đây phải tiếp tục thực hiện thật nghiêm các biện pháp mà Chỉ thị 17 của TP đã quy định ở mọi chỗ, mọi nơi, mọi lúc.
Cho rằng hiện nay số lượng người dân ra đường vẫn còn nhiều, ông mong muốn mọi người hãy gác lại những gì chưa cần thiết và nên ở nhà để cùng chung tay phòng chống dịch.
Ngoài ra, Hà Nội cũng cần xây dựng phương án khi hết giãn cách thì vẫn tạo được nếp sống, mô hình sống chung với dịch như chợ đầu mối, mô hình vùng xanh, không để lây lan trong chuỗi cung ứng…
Thiết lập vùng "xanh, da cam, đỏ"
Các nhiệm vụ để tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội trong 15 ngày tới cũng được nêu rõ trong Công điện số 18 của Chủ tịch Hà Nội.
Cụ thể, tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch theo Chỉ thị số 17 của Chủ tịch UBND TP; triển khai đảm bảo thực chất, hiệu quả, chắc chắn, chặt chẽ hơn việc giãn cách xã hội theo nguyên tắc người cách ly với người, gia đình cách ly với gia đình, kiên quyết yêu cầu người dân “ai ở đâu thì ở đó” để đảm bảo hiệu quả, khống chế sự lây lan, kiểm soát trong thời gian giãn cách xã hội.
Gian cach xa hoi lan 2, Ha Noi can lam gi de tro lai trang thai binh thuong?-Hinh-2
Biển thông báo "vùng xanh" an toàn được đặt trước các ngõ, ngách phường Mai Động. Ảnh: Phạm Hải 
Công tác phòng chống dịch phải thực hiện từ gốc, bên cạnh sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền cần có sự tự giác, chấp hành, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng xã hội, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch, đặc biệt là giãn cách cách ly xã hội.
Hà Nội phân rõ nhiệm vụ tại các khu vực được chia theo mức độ từng vùng.
Tại các khu vực không có dịch “vùng xanh”, mỗi người dân ngoài việc chấp hành nghiêm các biện pháp phòng chống dịch, chỉ ra ngoài khi thật sự cần thiết cũng nên phát huy vai trò cùng tham gia thành lập các khu vực tự quản, thành lập “Chốt bảo vệ vùng xanh" - vùng không có dịch do chính khu dân cư, tổ dân phố lập nên với sự ủng hộ, vào cuộc của người dân, chủ động phòng ngừa dịch ngay khi dịch bệnh chưa xảy ra.
Các khu vực có nguy cơ “vùng da cam” gồm các nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ quan, đơn vị, chợ, siêu thị, bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh,… Chính quyền cơ sở phê duyệt phương án phòng chống dịch, chỉ cho hoạt động khi đảm bảo các quy định phòng chống dịch.
Đối với “vùng đỏ” là khu vực phong tỏa hoặc khu cách ly, Hà Nội yêu cầu chính quyền cơ sở quyết định các biện pháp phong tỏa hoặc cách ly y tế với diện tích phù hợp với tình hình diễn biến dịch bệnh và nguy cơ; chủ động quyết định các biện pháp cao hơn đảm bảo không để dịch bệnh lây lan trong khu vực và kiểm soát, khống chế trong thời gian ngắn nhất.
Tận dụng những ngày giãn cách xã hội, Hà Nội tiếp tục truy vết thần tốc các ca F0; trả kết quả xét nghiệm nhanh; rà soát tất cả những người có biểu hiện ho, sốt, khó thở…; lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc trên diện rộng nhưng có trọng tâm tại các khu vực có nguy cơ cao; siết chặt công tác an toàn trong bệnh viện; kiểm soát chặt chẽ mọi tuyến đường trên địa bàn…
Hà Nội cũng yêu cầu phải đảm bảo an toàn lưu thông và cung ứng lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu cho mọi người dân, đặc biệt các khu vực cách ly, phong tỏa, bảo đảm không để bất kỳ ai bị thiếu ăn, thiếu mặc.
Cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 còn lâu dài, càng lúc càng khó khăn, các cấp, các ngành từ thành phố xuống cơ sở của Hà Nội phải quán triệt quan điểm coi người dân là trung tâm. Bởi không có sự ủng hộ của nhân dân thì mọi chủ trương, chính sách, biện pháp đều không thể thành công.

TP HCM tiếp tục giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 đến ngày nào?

TP HCM tiếp tục giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 đến ngày 1/8 với các giải pháp mạnh hơn nữa nhằm kiểm soát, đẩy lùi dịch bệnh, theo hướng phong tỏa, kiềm chế tốc độ lây lan của dịch bệnh COVID-19.

TP HCM tiếp tục giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 đến ngày nào?
Tại hội nghị sơ kết 15 ngày cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 trên toàn TP.HCM diễn ra chiều 23/7, ông Dương Anh Đức, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, báo cáo về kết quả sơ kết thực hiện 15 ngày thực hiện Chỉ thị 16. Ông Đức cho biết dù đã áp dụng nhiều biện pháp, thực tế tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, các ca bệnh vẫn tăng.

Hà Nội dự phòng tình huống kéo dài giãn cách xã hội

UBND TP. Hà Nội yêu cầu giám đốc, thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị, UBND các quận, huyện, thị xã có phương án dự phòng trong tình huống phải kéo dài thời gian thực hiện giãn cách xã hội.

Hà Nội dự phòng tình huống kéo dài giãn cách xã hội
UBND TP Hà Nội vừa ban hành văn bản về tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 8 và các tháng cuối năm 2021. UBND TP Hà Nội yêu cầu giám đốc, thủ trưởng các sở, ban, ngành, chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục nêu cao tinh thần đoàn kết, triển khai quyết đoán, linh hoạt các giải pháp quyết tâm chiến đấu, chiến thắng dịch bệnh; đồng thời, tận dụng thời cơ bứt tốc phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, chú trọng các nhiệm vụ.

Hà Nội tiếp tục giãn cách xã hội thêm 14 ngày

Để đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19 một cách tốt nhất, TP Hà Nội sẽ thực hiện giãn cách xã hội thêm 14 ngày theo nguyên tắc Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.

Hà Nội tiếp tục giãn cách xã hội thêm 14 ngày
Chiều 6/8, chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh ra công điện số 18 về việc tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội trên địa bàn toàn TP. Theo đó, Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện cách ly toàn xã hội đến 6h ngày 23/8 trên phạm vi toàn TP để phòng, chống dịch COVID-19.
Theo ông Chu Ngọc Anh, trong 14 ngày thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 17/CT-UBND ngày 23/7 của Chủ tịch UBND TP, với sự ủng hộ, vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt của cả hệ thống chính trị, chính quyền các cấp, sự đồng thuận, tham gia các doanh nghiệp, tổ chức và người dân trên địa bàn; bước đầu Thành phố đã đạt được một số kết quả nhất định.
Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh trên địa bản Thành phố và các địa phương trên cả nước vẫn đang diễn biến phức tạp, khó lường; số ca mắc trong cộng đồng vẫn cao và chưa rõ nguồn lây, nhiều ca không có biểu hiện dịch tễ.
Một số chính quyền cơ sở còn lúng túng, chưa chủ động, chưa quyết liệt và thiếu sáng tạo, nhất là việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc chưa thực chất, chưa hiệu quả.
Một số cơ quan, tổ chức, cá nhân còn lơ là, chủ quan, chưa chấp hành nghiêm yêu cầu giấn cách xã hội, vẫn còn tình trạng đông người đi lại trên đường, tại các chợ, siêu thị... ảnh hưởng đến kết quả phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn Thành phố, nguy cơ bùng phát dịch bệnh rất lớn khi chủng vi rút Delta có tốc độ lây nhiễm rất cao, nhanh và nguy hiểm.
Tại các khu vực không có dịch "vùng xanh", TP đề nghị mỗi người dân ngoài việc chấp hành nghiêm các biện pháp phòng chống dịch, chỉ ra ngoài khi thật sự cần thiết, cũng nên phát huy vai trò cùng tham gia thành lập các khu vực tự quản, thành lập "chốt bảo vệ vùng xanh' (vùng không có dịch) do chính khu dân cư, tổ dân phố lập nên với sự ủng hộ, vào cuộc của người dân; chủ động phòng ngừa dịch ngay khi dịch bệnh chưa xảy ra và phát huy được lực lượng quần chúng, nhân dân trong giữ gìn an toàn cho khu dân cư.
Chính quyền cơ sở thường xuyên tuyên truyền, kiểm soát việc thực hiện nghiêm các biện pháp giãn cách xã hội, tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, sẵn sàng trong mọi tình huống phát sinh. 
Ha Noi tiep tuc gian cach xa hoi them 14 ngay
Ảnh minh họa. 

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.