(VietnamDaily) - Dư luận đang rất quan tâm đến đề xuất cải tạo sông Tô Lịch thành “Công viên Lịch sử -Văn hoá - Tâm linh Tô Lịch” của một công ty Nhật Bản. Tuy nhiên ít ai biết rằng, sông Tô Lịch gắn liền với những giai thoại thú vị.
Tâm Anh (TH)
Công ty Cổ phần Tập đoàn Môi trường Nhật Việt (JVE) mới gửi công văn báo cáo tới Thành ủy, UBND TP Hà Nội về việc đề xuất “Giải pháp tổng thể” cải tạo sông Tô Lịch trở thành “Công viên Lịch sử - Văn hoá - Tâm linh Tô Lịch” bằng nguồn vốn từ phía Nhật Bản.
Phối cảnh hai bên bờ sông Tô Lịch sau khi được cải tạo.
Đề xuất này được đưa ra trong bối cảnh các cơ quan chuyên môn, ban ngành của thành phố Hà Nội trong thời gian qua đã đưa ra nhiều giải pháp để xử lý ô nhiễm nghiêm trọng ở sông Tô Lịch.
Ngược dòng lịch sử, trước khi bị ô nhiễm nghiêm trọng như hiện nay, sông Tô Lịch là một dòng sông đẹp, có ý nghĩa đối với người Việt và gắn liền với những giai thoại thú vị.
Cụ thể, theo sách “Việt điện u linh”, Tô Lịch là tên một vị trưởng làng có nhiều công với dân làng. Khi ông mất, người dân nhớ ơn công lao nên lấy tên ông đặt tên làng. Tiếp đến, ông được phong là Long Đỗ thần hay “Tô Lịch giang thần”.
Hồ Tây thông với sông Tô qua cống Đõ ở đầu làng Hồ Khẩu (cửa hồ). Vì nước sông Tô có lúc lại chảy ra sông Hồng nên người phương Bắc cho rằng sông Tô “nghịch thủy”, lo sợ sự không bình thường nên dân chúng tổ chức tế lễ “Tô Lịch giang thần” ở đền Bạch Mã và phong ông là “Đô Phủ Thành hoàng thần quân”.
Trong Lĩnh Nam Chích Quái có ghi chép về sông Tô Lịch: “Năm Hàm Thông thứ 6, vua Đường Ý Tông sai Cao Biền làm Đô Hộ Tướng Quân, đem binh đánh quân Nam Chiếu. Lúc Biền trở về, nhà vua đặt Tĩnh Hải Quân ở thành Lĩnh Nam, cho Biền làm Tiết Độ Sứ. Biền thông hiểu thiên văn địa lý, xem hình thế đất mà xây thành Đại La ở phía tây Lô Giang, chu vi 30 dặm để ở. Có dòng sông con từ Lô Giang chảy vào phía Tây bắc, cuốn quanh phía nam, ôm lấy thành Đại La rồi lại nhập vào sông Cái.
Hồi đó đang giữa tháng 6, nước mưa lên cao. Cao Biền cưỡi thuyền nhẹ thuận dòng vào sông con, đi khoảng một dặm bỗng thấy một cụ già râu tóc bạc phơ, dung mạo dị kỳ, tắm ở giữa dòng sông, cười nói hớn hở.
Biền hỏi họ tên. Đáp: ta họ Tô tên Lịch. Biền lại hỏi: nhà ông ở đâu? ông già đáp rằng: nhà ta ở trong sông này. Nói xong, ông già cười lớn và đập tay cho nước bắn mù mịt và biến mất. Biền biết là thần, bèn đặt tên sông là Tô Lịch".
Là người giỏi phong thủy, Cao Biền nhận thấy sông Tô Lịch của thành Đại La có nước chảy ngược. Trong khi các sông miền Bắc đều chảy hướng tây bắc - đông nam thì riêng có sông Tô Lịch chảy ngược theo hướng tây bắc. Theo đó, Cao Biền lập đàn trấn yểm.
Cảng sông Tô Lịch thế kỷ 14. Tranh của họa sĩ Thành Phong.
Dưới thời Lý Trần, sông Tô được biết đến là một dòng sông hiền hòa, sạch sẽ với nước trong xanh và lòng sông rộng. Hai bên bờ sông có nhiều làng mạc, dân cư đông đúc, công trình kiến trúc chùa, quán...
Các vua chúa thường đi thuyền rồng dạo chơi trên sông Tô cũng như ghé thăm chùa, đình, các làng nghề thủ công nằm hai bên bờ. Cũng từ sông Tô, các thuyền dừng tại bến Giang Tân (nay là Nghĩa Đô) để vào thành.
Không những thơ mộng, sông Tô còn rất nhiều cầu và giao thương hàng hóa tấp nập. Ca dao đã có câu miêu tả sông Tô như sau: Sông Tô nước chảy quanh co/Cầu Đông sương sớm, quán Giò trăng khuya. Hay, “Nước sông Tô vừa trong vừa mát/ Em ghé thuyền đỗ sát thuyền anh...”
Như vậy có thể thấy, sông Tô ngày xưa là một con sông đẹp, được các vua chúa đi thuyền thưởng cảnh thư giãn, giao thương. Điều này khác hoàn toàn với sông Tô Lịch ngày nay với sự tù đọng, nước đen và ô nhiễm.
Trải qua các giai đoạn lịch sử, sông Tô Lịch có nhiều tên gọi khác như: Lai Tô, Hương Bài, Địa Bảo. Thế nhưng, dân chúng Thăng Long thường gọi con sông này là sông Tô.
Mời độc giả xem video: Đề xuất cải tạo sông Tô Lịch thành "Công viên lịch sử - văn hóa - tâm linh". Nguồn: VTV24
Làm sạch sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano Nhật Bản
(VietnamDaily) - Sáng 16/5, tại Hà Nội, đã diễn ra buổi lễ khởi động Dự án tài trợ thí điểm làm sạch một đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây bằng công nghệ Nano - Bioreactor Nhật Bản.
Dân tròn mắt xem tiến sĩ Nhật Bản làm điều này giữa sông Tô Lịch
(VietnamDaily) - Sông Tô Lịch (Hà Nội) nổi tiếng ô nhiễm, bẩn thỉu, bốc mùi hôi thối. Ông Kubo Jun bình thản bước đi trong lớp bùn tại khu vực đặt máy Nano - Bioreactor và lấy một chai nước...
TS Kubo Jun - chuyên gia Nhật Bản (Cố vấn kỹ thuật Tổ chức xúc tiến thương mại - môi trường Nhật Bản, Chuyên gia công nghệ máy sục khí công nghệ nano JVE) bước xuống dòng nước đen xì của sông Tô Lịch (Hà Nội) khiến nhiều người bất ngờ và tò mò đổ ra xem.
Tại Thung lũng các vị Vua ở Ai Cập, các chuyên gia phát hiện một lăng mộ pharaoh đầu tiên kể từ khi tìm thấy lăng mộ của Tutankhamun năm 1922. Đây là nơi chôn cất hầu hết các pharaoh của Ai Cập cổ đại.
Xiaomi 15 Ultra sẽ là mẫu smartphone dạng thanh cao cấp nhất của Xiaomi trong năm 2025. Xiaomi 15 Ultra đã được xác nhận sẽ ra mắt vào cuối tháng này, với sự kiện dự kiến diễn ra tại MWC 2025.
UBND TP Nha Trang (Khánh Hòa) đã ra quyết định xử phạt 5 hành vi vi phạm của quán ăn Aroma Beach 'chặt chém' du khách Trung Quốc, tổng mức phạt là 96,5 triệu đồng.
Một số nền văn minh thời cổ đại quan niệm hiện tượng nguyệt thực toàn phần là điềm báo của một thảm họa lớn sắp xảy ra. Theo đó, nhiều người dân lo lắng, sợ hãi sẽ gặp điều xui xẻo.
Trên thế giới, việc lựa chọn địa điểm đặt nhà máy điện hạt nhân là một quá trình phức tạp, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả kinh tế và tác động môi trường tối thiểu.
Tại Thung lũng các vị Vua ở Ai Cập, các chuyên gia phát hiện một lăng mộ pharaoh đầu tiên kể từ khi tìm thấy lăng mộ của Tutankhamun năm 1922. Đây là nơi chôn cất hầu hết các pharaoh của Ai Cập cổ đại.
Trên thế giới, việc lựa chọn địa điểm đặt nhà máy điện hạt nhân là một quá trình phức tạp, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả kinh tế và tác động môi trường tối thiểu.
Một số nền văn minh thời cổ đại quan niệm hiện tượng nguyệt thực toàn phần là điềm báo của một thảm họa lớn sắp xảy ra. Theo đó, nhiều người dân lo lắng, sợ hãi sẽ gặp điều xui xẻo.
Xiaomi 15 Ultra sẽ là mẫu smartphone dạng thanh cao cấp nhất của Xiaomi trong năm 2025. Xiaomi 15 Ultra đã được xác nhận sẽ ra mắt vào cuối tháng này, với sự kiện dự kiến diễn ra tại MWC 2025.
UBND TP Nha Trang (Khánh Hòa) đã ra quyết định xử phạt 5 hành vi vi phạm của quán ăn Aroma Beach 'chặt chém' du khách Trung Quốc, tổng mức phạt là 96,5 triệu đồng.
Đây là món quà trong dịp lễ tình nhân 2025 mà nữ ca sĩ Thanh Thảo nhận được từ 1 nửa kia của đời mình. Chiếc xe này là Porsche Panamera 4 E-Hybrid AWD.
(Vietnamdaily) - Cuộc thi Nam vương Du lịch Thế giới 2025 chính thức diễn ra từ ngày 12-18/2 tại vịnh Vĩnh Hy. Đây là lần đầu Việt Nam đăng cai tổ chức, thu hút tham gia của 30 thí sinh đến từ nhiều quốc gia trên thế giới.
Một số chuyên gia đã dự đoán về sự thay đổi diện mạo của con người vào năm 3025. Theo đó, tiến bộ khoa học công nghệ, du hành vũ trụ, biến đổi khí hậu... có thể khiến nhân loại có nhiều thay đổi về ngoại hình, sức khỏe...
Theo quan niệm dân gian, màu đỏ của hoa hồng tượng trưng cho tình yêu mãnh liệt. Vì vậy, vào ngày Valentine 14/2, các cặp tình nhân thường tặng nhau loài hoa này.
Việc tặng quà trong thời hiện đại gắn với nhu cầu tiêu dùng thực tế cũng dần trở nên phổ biến. Những món quà công nghệ xuất hiện ngày càng nhiều trong các dịp lễ và Valentine cũng không ngoại lệ.