Dự án "Trồng cây thủy canh" là một dự án được nhóm Cộng đồng xanh thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cộng đồng đề xuất và thực hiện nhằm nâng cao nhận thức về vấn đề bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu cho các em học sinh và các mẹ thuộc các hộ gia đình ở làng trẻ SOS, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng.
Mục tiêu của dự án là nhằm phổ biến kiến thức về bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu cho các em học sinh tại làng trẻ SOS Hải Phòng, phổ biến kiến thức về bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu cho các em sinh tại làng trẻ SOS Hải Phòng. Với dự án hữu ích này, nhóm Cộng đồng xanh mong muốn thành lập được nhóm 15 em học sinh tham gia suốt trong thời gian thực hiện dự án cũng như duy trì hoạt động khi dự án kết thúc, thiết lập được 1 giàn rau mô hình trồng bằng phương pháp thủy canh động tại làng trẻ SOS. Đồng thời, dự án “Trồng cây thủy canh” cũng hướng tới mục tiêu thực hành chăm sóc, theo dõi sinh trưởng của giàn rau mô hình bằng phương pháp thủy canh động tại làng trẻ SOS; hướng dẫn kỹ thuật trồng ra bằng phương pháp thủy canh động (thực hành ngay trên giá rau mô hình của dự án) cho nhóm 15 học sinh từ 12-15 tuổi của làng trẻ SOS, cách chăm sóc, theo dõi sự sinh trưởng, thu hoạch rau,...
Trồng cây thủy canh là một phương pháp hữu hiệu góp phần đem lại môi trường xanh cho đô thị. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet. |
Với mục đích hướng tới môi trường, nhóm Cộng đồng xanh xác định thông qua dự án để đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật trồng rau sạch bằng phương pháp thủy canh của nhóm 15 học sinh cho 100% các hộ gia đình tại làng trẻ SOS, đồng thời tăng cường công tác truyền thông về lợi ích của việc trồng rau sạch bằng phương pháp thủy canh tại nhà trong vấn đề bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ sức khỏe thông qua gian hàng trưng bày sản phẩm rau sạch bằng phương pháp thủy canh, hướng dẫn kỹ thuật trồng rau tại các khu dân cư.
Trong thời gian 04 tháng thực hiện dự án, nhóm Cộng đồng xanh đã tiến hành các hoạt động rất thiết thực, như: Phổ biến kiến thức về bảo vệ môi trường, những biểu hiện của biến đôi khí hậu trong những năm gàn đây; phổ biến những lợi ích đạt được thông qua việc trồng rau bằng phương pháp thủy canh hồi lưu tại các gia đình sống ở đô thị; thành lập nhóm 15 em học sinh tham gia trực tiếp vào dự án; thiết lập giàn rau mô hình trồng bằng phương pháp thủy canh động; thiết lập giàn rau mô hình trồng bằng phương pháp thủy canh động; thực hành chăm sóc, theo dõi sinh trưởng của giàn rau mô hình bằng phương pháp thủy canh động; tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật trồng rau bằng phương pháp thủy canh động và truyền thông về lợi ích của việc trồng rau sạch bằng phương pháp thủy canh tại nhà trong vấn đề bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ sức khỏe.
Sau 04 tháng nỗ lực hết mình vì dự án, nhóm Cộng đồng xanh đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Thông qua dự án này, nhóm đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu và lợi ích của việc trồng rau bằng phương pháp thủy canh cho 50 em học sinh và đại diện 14 hộ gia đình của làng trẻ SOS; Thành lập nhóm học sinh bao gồm 15 em của làng trẻ để hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc giàn rau cùng các thành viên trong nhóm Cộng đồng xanh; Hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật trồng rau sạch bằng phương pháp thủy canh của nhóm 15 học sinh cho 100% các hộ gia đình tại làng trẻ SOS; Tổ chức truyền thông về lợi ích của việc trồng rau sạch bằng phương pháp thủy canh tại nhà trong vấn đề bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ sức khỏe thông qua gian hàng trưng bày sản phẩm rau sạch bằng phương pháp thủy canh, hướng dẫn kỹ thuật trồng rau tại các khu dân cư.
Ảnh minh họa. |
Đồng thời, nhóm Cộng đồng xanh cũng đã giúp các em có thêm kiến thức về môi trường và bảo vệ môi trường, nâng cao nhận thức đối với vấn đề biến đổi khí hậu hiện nay, cung cấp cho các em những thông tin kiến thức của tác hại do ô nhiễm không khí, khói bụi và việc chặt phá cây gây ra đối với con người và môi trường sống, giúp các em tiếp cận được với mô hình trồng cây mới và những lợi ích thiết thực mà mô hình mang lại.
Dự án “Trồng cây thủy canh” cũng đã cung cấp cho các em những tác hại do ô nhiễm không khí, khói bụi và việc chặt phá cây gây ra đối với con người và môi trường sống, giúp các em tiếp cận được với mô hình trồng cây mới và những lợi ích thiết thực mà mô hình mang lại, thiết lập được 1 giàn rau mô hình trồng bằng phương pháp thủy canh động tại làng trẻ SOS, giúp cho các em học sinh tại làng trẻ SOS biết được kỹ thuật trồng rau bằng phương pháp thủy canh động. Hướng dẫn cách em thực hành trên giàn rau mô hình, cách chăm sóc, theo dõi sự sinh trưởng, thu hoạch rau, hướng dẫn cho các em học sinh tại làng trẻ SOS cách chăm sóc, theo dõi sự sinh trưởng của giàn rau. Thành quả cụ thể là nhóm 15 em học sinh tại làng trẻ SOS Hải Phòng đã tiến hành tuyên truyền, hướng dẫn cho 100% hộ gia đình trong làng trẻ kỹ thuật trồng rau bằng phương pháp thủy canh động.
Cũng thông qua dự án thiết thực này, nhóm Cộng đồng xanh đã giúp người dân tại các khu dân cư biết được lợi ích của việc trồng rau sạch bằng phương pháp thủy canh tại nhà trong vấn đề bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ sức khỏe. Hướng dẫn người dân biết được kỹ thuật trồng rau sạch bằng phương pháp thủy canh.
Tuy nhiên, do nguồn ngân sách của dự án hạn chế, kinh phí cho dự án đã hết. Tổ chức chúng tôi rất mong muốn có được sự hợp tác của các tổ chức, các nhà tài trợ hỗ trợ cho Làng trẻ được tiếp tục mở rộng và phát triển các hoạt động của dự án. Cụ thể là: Mỗi hộ gia đình trong Làng trẻ được hỗ trợ một đến hai giàn rau, để có thể cải thiện cuộc sống cũng như giữ gìn và bảo vệ môi trường. Mô hình trồng rau bằng phương pháp thủy canh được mở rộng thực hiện ở các Làng trẻ khác.
Nhóm Cộng đồng xanh thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cộng đồng. Tên viết tắt tiếng Anh CECORD.
Địa chỉ: Số 23/213 – Đường Đông Khê, Quận Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng
Điện thoại: 0313 720689, Email: monprobity@gmail.com
Nhóm Cộng đồng xanh là nhóm bao gồm các kỹ sư trẻ, sinh viên, học sinh hoạt động tự nguyện thuộc Trung tâm nghiên cứu và phát triển cộng đồng tại Hải Phòng (viết tắt là Cecord).
Làng trẻ SOS nằm trên địa bàn phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng. Với tổng số hộ gia đình trong làng là 15, mỗi hộ trung bình có từ 13-17 người, nhu cầu về việc cung cấp rau sạch, bảo vệ môi trường của các hộ gia đình là rất lớn.