Giải mã chiến binh nữ cảm tử Nga trong thế chiến I

(Kiến Thức) - Trong CTTG 1, Nga là nước duy nhất đã xây dựng các đơn vị nữ binh sĩ để điều ra mặt trận chiến đấu như những người đàn ông.

Chiến tranh Thế giới thứ nhất (CTTG 1) được coi là cuộc chiến phạm vi thế giới đầu tiên, không chỉ vì tầm cỡ của sự hủy diệt và sự mất mát về nhân mạng con người mà còn vì trong cuộc chiến này, nhều người không phải binh sĩ đã được động viên trong nỗ lực chiến tranh của đất nước họ. Khi người đàn ông ra mặt trận, phụ nữ đã thay thế hết các vị trí của họ trong những ngành nghề khó khăn như giao thông vận tải, công nghiệp... Thậm chí ở nước Nga, người ta còn đào tạo những đơn vị toàn nữ để điều ra mặt trận chiến đấu bên cạnh các đơn vị nam giới.
Nổi tiếng nhất trong số các đơn vị nữ của Nga là “Tiểu đoàn nữ cảm tử đầu tiên” với tổng sống khoảng 6.000 phụ nữ Nga đã tham gia trong suốt cuộc chiến.
Giai ma chien binh nu cam tu Nga trong the chien I
Những người lính của tiểu đoàn nữ cảm tử đầu tiên của Nga.
Quyết định thành lập những đơn vị nữ này bắt nguồn từ thực tế là từ đầu những năm 1917, khắp nước Nga dấy lên những phong trào đòi dân chủ đòi Sa hoàng Nicholas phải thoái vị. Tiếp sau đó là một làn sóng đòi tự do, bình đẳng, đòi phụ nữ cũng được tham gia bầu cử và được trả lương như nam giới.
Mặt khác, nước Nga lúc này cũng đang tham gia vào đại chiến thế giới và ở trên mặt trận, các binh lính Nga sau mấy năm chiến đấu muốn về nhà và tình trạng bất phục tùng cũng như bạo lực đối với sĩ quan ngày càng gia tăng.
Trong bối cảnh đó, Bộ trưởng Bộ Chiến tranh Alexandra Kerensky định tạo ra những cái mà ông gọi là "tiểu đoàn sốc", hay "tiểu đoàn cảm tử", mà ông hình dung như là những đơn vị chiến đấu gương mẫu kỷ luật nhất của Nga. Họ sẽ được triển khai đến các địa điểm khác nhau dọc theo mặt trận trước sự ngỡ ngàng và truyền cảm hứng cho những người lính đang mệt mỏi.
Ý tưởng này của Kerensky trùng hợp với ý tưởng một phụ nữ nông dân Nga là Maria Bochkareva. Bà khẳng định rằng một tiểu đoàn gương mẫu và kỷ luật của phụ nữ Nga có thể thức tỉnh sự “xấu hổ” cho những người lính mệt mỏi và không có độc lực ở tiền tuyến.
Giai ma chien binh nu cam tu Nga trong the chien I-Hinh-2
 
Theo sử gia Richard Abraham, Tiểu đoàn Phụ nữ cảm tử đầu tiên được công bố vào cuối tháng 5/1917 với một chiến dịch tuyển mộ công khai lớn trên toàn St. Petersburg, và trong vòng một vài tuần Tiểu Đoàn đã có hơn 2.000 tân binh nữ từ nhiều tầng lớp và trình độ học vấn.
Người ta quy định lại, cho phép phụ nữ từ 18 tuổi trở lên được phép nhập ngũ và người phụ nữ dưới 21 tuổi muốn nhập ngũ thì phải được sự cho phép của cha mẹ. Các tân binh cũng được yêu cầu tuyên thệ mọi thứ về lòng can đảm và dũng cảm cho đến vui vẻ và trong sạch.
Sau đó họ trải qua một quá trình huấn luyện. Đầu tiên là phải cạo tóc để loại bỏ bớt vẻ ngoài nữ tính của họ. Vì không có đồng phục cho phụ nữ, các tân binh đã dùng quần áo được thiết kế dành cho nam giới mà thường là không vừa. Và đương nhiên các đôi giày cho nam cũng không bao giờ vừa chân họ.
Cùng với những biến đổi về hình thức, phụ nữ cũng bắt đầu một quá trình đào tạo hàng ngày vất vả để chuẩn bị cho trận chiến. Họ phải dậy từ 5h sáng và luyện tập liên tục cho đến 9h khuya. Ban đêm họ phải ngủ trên những tấm gỗ và đắp chăn bằng những tấm ga trải giường mỏng manh. Các bài tập của họ gồm hành quân, chiến đấu tay không và học bắn súng trường.
Giai ma chien binh nu cam tu Nga trong the chien I-Hinh-3
Quá trình trở thành binh sỹ của những người phụ nữ bắt đầu với việc cạo trọc đầu. 
Để tránh việc yêu đương và các vấn đề phức tạp khác xảy ra khi đơn vị nữ xuất hiện ở mặt trận, bất kỳ hành vi được coi là "tán tỉnh" hoặc tỏ ra nữ tính đều bị nghiêm cấm, và Bochkareva đã từng trừng phạt các lỗi rất nhỏ. Bà làm việc này một mặt để xây dựng một đội chiến binh thực sự, mặt khác để trấn an sự lo lắng của chính phủ rằng các nữ chiến binh ở mặt trận sẽ dẫn đến vấn đề quan hệ tình dục bất hợp pháp.
Sau quá trình huấn luyện, tiểu đoàn nữ được cử đến mặt trận qua một lễ xuất phát công khai. Tuy nhiên họ ít được hoan nghênh trong chiến đấu. Khi đến mặt trận, tiểu đoàn đã được đón tiếp bằng những tiếng la ó, mắng nhiếc với một cảm giác tổng thể là những người lính nam rất tức giận. Một phần vì suy nghĩ truyền thống rằng khu quân sự không nên có phụ nữ tham gia, mặt khác những người binh sỹ căm ghét tất cả những gì mà họ cảm nhận như là một nỗ lực của các nhà lãnh đạo nhằm kéo dài cuộc chiến.
Ngay cả khi Tiểu đoàn Phụ nữ chứng tỏ bản thân về cả kỷ luật cùng dũng cảm dưới lửa đạn, binh sĩ nam vẫn tức giận và cảm thấy bị xúc phạm bởi sự hiện diện của họ. Chỉ trong vòng vài tháng, Bochkareva đã buộc phải giải tán các đơn vị, cho phép phụ nữ của mình để tham gia các nhóm khác bất cứ nơi nào họ thấy phù hợp. Trong cuốn hồi ký của mình Bochkareva đã viết:
"Họ không thể chịu đựng lâu hơn nữa. Họ được chuẩn bị để chiến đấu chống lại người Đức, bị tra tấn bởi người Đức, chết dưới tay của họ hoặc trong các trại tù. Nhưng họ đã không chuẩn bị cho đau khổ và nhục mạ bởi những người đàn ông của phe mình. Điều đó đã không bao giờ có trong tính toán của chúng tôi tại thời điểm Tiểu đoàn được thành lập".
Sau khi tiếp quản Bolshevik, Nga rút khỏi chiến tranh hoàn toàn, và tiểu đoàn của phụ nữ biến mất dần trong thực tế nhanh hơn so với một chú thích trong lịch sử Nga. Tuy nhiên, sau khi trở lại đời thường, những nữ cựu binh đã có một thời gian rất khó điều chỉnh.
Có những ghi chép của các cựu thành viên tiểu đoàn xác nhận chuyện bị đánh đập, tấn công tình dục và thậm chí ném ra khỏi tầu đang chạy trong thời gian này. Đáng chú ý, nhiều người trong số các thành viên tiểu đoàn nữ tiếp tục thực hiện mong muốn của mình để chiến đấu, với một số lượng lớn tham gia cả quân đội cách mạng và phản cách mạng trong những năm sau đó.

Khủng khiếp chiến dịch Thần phong của Nhật Bản trong CTTG 2

(Kiến Thức) - Trong giai đoạn cuối CTTG 2, để ngăn cản quân Đồng Minh, Không quân Nhật đã tiến hành chiến dịch Thần Phong đánh đòn cảm tử vào tàu chiến Mỹ.

Khung khiep chien dich Than phong cua Nhat Ban trong CTTG 2
Chiến dịch Thần phong được tiến hành khi Đồng Minh đã thắng thế trên Thái Bình Dương và ngày càng áp sát nội địa Nhật Bản. Vì bất lợi khi đối đầu trực tiếp Không quân Nhật Bản đã sử dụng chiến thuật cảm tử lao máy bay vào tàu chiến địch. Trong ảnh là một tàu tuần dương của phe Đồng Minh.
Khung khiep chien dich Than phong cua Nhat Ban trong CTTG 2-Hinh-2
Theo Business Insider, phe Đồng Minh ước tính rằng một phi công Nhật nếu sử dụng chiến thuật thông thường chỉ có thể thực hiện được nhiều nhất là 2 lần tiếp cận được một tàu chiến Đồng Minh và chỉ có 3% cơ hội đánh đắm được nó. Nhưng khi họ sử dụng chiến thuật tự sát, khả năng đó đã tăng lên 15 đến 20%. 
Khung khiep chien dich Than phong cua Nhat Ban trong CTTG 2-Hinh-3
Trận đánh cảm tử đầu tiên diễn ra ngày 21/10/1944 gần đảo Leyte. Một chiếc Mitsubishi Ki-51 đã lao thẳng vào chiếc kỳ hạm của Hải quân hoàng gia Australia làm nổ tung đài chỉ huy tàu khiến ít nhất 30 thủy thủ chết trong đó có cả thuyền trưởng. Trong ảnh là cựu phi công cảm tử Toshio Yoshitake, 82 tuổi, người đứng hàng giữa, thứ hai từ trái sang trong bức ảnh chụp tháng 11/1944. 
Khung khiep chien dich Than phong cua Nhat Ban trong CTTG 2-Hinh-4
 Đáng kể, trong ngày 25/10, một biệt đội Thần Phong gồm 5 chiếc Zero trong đó có phi công giỏi nhất Nhật Bản là Hiroyoshi Nishizawa tham gia đã đánh chìm được tàu sân bay St.Lo. Một trong 5 chiếc này đã vượt qua được hỏa lực phòng không và lao trúng tàu St.Lo. Quả bom nó mang theo phát nổ đã kích nổ kho bom trên tàu khiến con tàu chìm nhanh chóng.
Khung khiep chien dich Than phong cua Nhat Ban trong CTTG 2-Hinh-5
 Tàu sân bay hạng nhẹ USS Belleau Wood bốc cháy sau khi bị một máy bay cảm tử của Nhật lao trúng khi đang hoạt động ở Luzon, Phillippines ngày 30/10/1944. Phía xa, tàu USS Franklin cũng bị đánh trúng và đang bốc khói.
Khung khiep chien dich Than phong cua Nhat Ban trong CTTG 2-Hinh-6
 Tổng kết lại, trong giai đoạn cuối Chiến tranh Thế giới thứ 2, Nhật Bản đã có 1.900 vụ máy bay cảm tử với kết quả đánh đắm được 30 tàu chiến Mỹ, làm thiệt hại gần 300 chiếc khác. Trong ảnh là tàu sân bay USS Enterprise với những chiếc thang máy ở phía trước bị hất tung lên độ cao 120m sau khi bị một máy bay cảm tử của quân Nhật lao trúng ngày 14/5/1945.
Khung khiep chien dich Than phong cua Nhat Ban trong CTTG 2-Hinh-7
Ngoài các máy bay chiến đấu và ném bom thông thường, Nhật còn chế tạo loại máy bay chuyên dụng cho nhiệm vụ cảm tử - Yokosuka MXY-7 Ohka. Theo Wikipedia, MXY-7 dài 6,06m, sải cánh 5,12m, cao 1,16m, có 3 động cơ loại Type 4 Mark 1 Model 20 tên lửa nhiên liệu rắn giúp nó đạt tốc độ tối đa 800 km/h. 
Khung khiep chien dich Than phong cua Nhat Ban trong CTTG 2-Hinh-8
 MXY-7 mang theo 1.200 kg chất nổ và có thể hoạt động trong phạm vi 36 km. Khi sử dụng, nó được mang dưới thân máy bay ném bom Mitsubishi G4M Betty hoặc Yokosuka hay Nakajima. Đến gần mục tiêu, MXY-7 sẽ được tách khỏi máy bay ném bom và phi công liều chết sẽ liệng máy bay tới phía mục tiêu.
Khung khiep chien dich Than phong cua Nhat Ban trong CTTG 2-Hinh-9
 Khi đã đủ gần, phi công sẽ khởi động động cơ máy bay và lao trực tiếp vào tàu chiến. Trên máy bay loại này đã cài sẵn 3 tên lửa hoặc bom hoặc các chất nổ, chai xăng. Trong ảnh là tàu sân bay Saratoga sau khi bị 5 máy bay Thần Phong tấn công ngày 21/2/1945.
Khung khiep chien dich Than phong cua Nhat Ban trong CTTG 2-Hinh-10
Theo Warhistoryonline, tổng cộng đã có hơn 755 máy bay Yokosuka MXY-7 được chế tạo trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Nó đã đánh chìm một tàu khu trục, làm 3 tàu hư hại không thể sửa chữa và gây thiệt hại đáng kể cho 3 tàu khác.  Trong ảnh là tàu sân bay HMS Formidable bùng cháy sau khi bị một máy bay cảm tử Nhật đâm vào.

Kinh hoàng vũ khí tuyệt mật của Nhật Bản trong CTTG 2

(Kiến Thức) - Trong giai đoạn sau của Thế chiến II, Nhật Bản đã xúc tiến nghiên cứu nhiều chương trình vũ khí tuyệt mật nhằm cân bằng sức mạnh so với Đồng Minh.

Kinh hoang vu khi tuyet mat cua Nhat Ban trong CTTG 2
Chiến tranh thế giới thứ 2 đã kết thúc vào ngày 2/9/1945 khi Mỹ chấp nhận sự đầu hàng vô điều kiện của Nhật Bản. Theo trang Wearethemighty, vào thời điểm đó, quân đội Đế quốc Nhật Bản vẫn còn gần 7 triệu binh lính thường trực và quan trọng hơn là họ còn một số vũ khí tuyệt mật
Kinh hoang vu khi tuyet mat cua Nhat Ban trong CTTG 2-Hinh-2
 Ngư lôi Kaiten với chiều dài gần 15 m và mang một tấn rưỡi thuốc nổ là một trong những vũ khí tuyệt mật đó. Nó là ngư lôi có người lái. Những người lính đó khi ngồi lên lái ngư lôi là xác định tử vì Thiên hoàng. Trong ảnh là tàu USS Mississinewa bị chìm vì ngư lôi Kaiten.
Kinh hoang vu khi tuyet mat cua Nhat Ban trong CTTG 2-Hinh-3
 Một vũ khí tự sát khác của quân Nhật là tên lửa có người lái Ohka. Các tên lửa này được phóng từ các máy bay. Nó đã gây một số thiệt hại cho các tàu của Đồng Minh trong các trận đánh trên Thái Bình Dương.
Kinh hoang vu khi tuyet mat cua Nhat Ban trong CTTG 2-Hinh-4
 Tàu ngầm chứa máy bay là một vũ khí khá độc đáo đã được Nhật chế tạo trong Thế chiến II. Đó là tàu ngầm I-400. Mỗi chiếc này mang được 3 máy bay cỡ nhỏ loại Kamikaze. Chiến thuật của loại tàu này là lợi dụng khi đối phương mất cảnh giác, nó sẽ tiếp cận và phóng máy bay lên để ném bom.
Kinh hoang vu khi tuyet mat cua Nhat Ban trong CTTG 2-Hinh-5
Mục đích chế tạo tàu ngầm này là nhằm tung ra những đòn tấn công sinh học hoặc hóa học vào sâu nội địa của Mỹ nhưng Nhật đã không thực hiện được ý đồ này. Sau Thế chiến, các tàu này đã bị quân Mỹ thu mang về nước Mỹ nghiên cứu. 
Kinh hoang vu khi tuyet mat cua Nhat Ban trong CTTG 2-Hinh-6
Giai đoạn cuối Thế chiến II, Nhật Bản phát triển một kế hoạch cho thợ lặn mang thuốc nổ để tấn công tự sát nhằm vào các tàu thuyền Đồng Minh. Những thợ lặn này mang theo hơn 10 kg thuốc nổ và sẽ áp vào các tàu đổ bộ hoặc tàu chiến của đối phương rồi kích nổ. 
Kinh hoang vu khi tuyet mat cua Nhat Ban trong CTTG 2-Hinh-7
 Theo Warhistoryonline, các thợ lặn cảm tử này mang vài chai khí nén và có thể ẩn nấp ở độ sâu 5 đến 7m so với mặt nước để chờ đợi tàu thuyền. Trong thực tế, Nhật Bản đã đầu hàng trước khi quân Đồng Minh đổ bộ vào nước Nhật nên không rõ các người nhái cảm tử này có được sử dụng hay không.
Kinh hoang vu khi tuyet mat cua Nhat Ban trong CTTG 2-Hinh-8
Tên lửa là vũ khí phổ biến thời nay nhưng trong Thế chiến II thì nó vẫn còn là một công nghệ khó thực hiện. Tuy vậy người Nhật đã phát triển một loại máy bay sử dụng động cơ tên lửa để đánh chặn các máy bay ném bom của Mỹ. 
Kinh hoang vu khi tuyet mat cua Nhat Ban trong CTTG 2-Hinh-9
Loại vũ khí này của Nhật được phát triển dựa trên một vũ khí tương tự của Đức. Một vài khung máy bay loại này đã được thử nghiệm tại Nhật và đã có kế hoạch chế tạo hàng ngàn chiếc nhưng Nhật đã đầu hàng trước khi loại vũ khí này được sản xuất hàng loạt. 
Kinh hoang vu khi tuyet mat cua Nhat Ban trong CTTG 2-Hinh-10
 Trong Thế chiến II, Nhật Bản đã có một chương trình vũ khí sinh học tiên tiến nhằm gieo rắc bệnh than. Họ đã triển khai chương trình này vào một số thị trấn ở Trung Quốc như một thử nghiệm và đã thành công. Dự định của Nhật Bản là sẽ sử dụng vũ khí sinh học như một vũ khí tấn công nhằm vào San Diego nước Mỹ một khi họ phát động tấn công Mỹ.

Đọc nhiều nhất

Tin mới