Giải mã vụ đầu độc tướng tài oan khuất nhất lịch sử Việt Nam

Giải mã vụ đầu độc tướng tài oan khuất nhất lịch sử Việt Nam

Là lão tướng dày dặn kinh nghiệm trên chiến trường, vị quân sư đắc lực góp phần quan trọng vào việc hoàn thành sứ mệnh "phù Lê diệt Mạc" nổi tiếng chính sử, nhưng tướng Nguyễn Kim lại có một kết cục đầy oan khuất do bị đầu độc.

 Tướng Nguyễn Kim sinh năm 1468 trong một dòng họ có truyền thống ở làng Bái Trang, Tống Sơn, xứ Thanh Hoa (Thanh Hóa ngày nay). Cha ông là Trừng Quốc công Nguyễn Văn Lưu. Nguyễn Kim làm quan dưới triều Lê, chức Hữu vệ điện tiền tướng quân, tước An Thanh hầu.
Tướng Nguyễn Kim sinh năm 1468 trong một dòng họ có truyền thống ở làng Bái Trang, Tống Sơn, xứ Thanh Hoa (Thanh Hóa ngày nay). Cha ông là Trừng Quốc công Nguyễn Văn Lưu. Nguyễn Kim làm quan dưới triều Lê, chức Hữu vệ điện tiền tướng quân, tước An Thanh hầu.
Sau khi nhà Lê sơ sụp đổ, một số quan lại bỏ về quê sống ẩn dật, số khác ngả sang nhà Mạc tiếp tục tiến thân, một số trung thần tìm đến cái chết để vẹn tròn chữ "Trung". Riêng An Thanh hầu Nguyễn Kim, không chấp nhận thời cuộc đã định.
Sau khi nhà Lê sơ sụp đổ, một số quan lại bỏ về quê sống ẩn dật, số khác ngả sang nhà Mạc tiếp tục tiến thân, một số trung thần tìm đến cái chết để vẹn tròn chữ "Trung". Riêng An Thanh hầu Nguyễn Kim, không chấp nhận thời cuộc đã định.
Ông đưa người thân tín bên mình đồng thời triệu tập hào kiệt bốn phương cùng chung chí hướng lánh lên vùng đất Thanh Hoa giáp Ai Lao hình thành lực lượng mới chống lại vương triều Mạc Đăng Dung.
Ông đưa người thân tín bên mình đồng thời triệu tập hào kiệt bốn phương cùng chung chí hướng lánh lên vùng đất Thanh Hoa giáp Ai Lao hình thành lực lượng mới chống lại vương triều Mạc Đăng Dung.
Năm 1533, An Thanh hầu Nguyễn Kim, cùng với đồng sự dựng người con của vua Lê Chiêu Tông tên Lê Duy Ninh lên làm vua Lê Trang Tông, đặt niên hiệu là Nguyên Hòa.
Năm 1533, An Thanh hầu Nguyễn Kim, cùng với đồng sự dựng người con của vua Lê Chiêu Tông tên Lê Duy Ninh lên làm vua Lê Trang Tông, đặt niên hiệu là Nguyên Hòa.
 Tướng tài Nguyễn Kim tìm chọn hậu duệ nhà Lê và lập lên vua mới cho triều đại Lê Trung hưng cho thấy tấm lòng trung hiếu, khả năng nhìn xa trông rộng và am hiểu thời cuộc của ông.
Tướng tài Nguyễn Kim tìm chọn hậu duệ nhà Lê và lập lên vua mới cho triều đại Lê Trung hưng cho thấy tấm lòng trung hiếu, khả năng nhìn xa trông rộng và am hiểu thời cuộc của ông.
Nguyễn Kim xác định nếu ông đứng ra đối đầu với họ Mạc sẽ không thể quy tụ lực lượng được vì không hợp lòng dân. Chỉ có con cháu nhà Lê đại diện cho vương triều mới có danh nghĩa đối đầu với tư cách là quốc gia.
Nguyễn Kim xác định nếu ông đứng ra đối đầu với họ Mạc sẽ không thể quy tụ lực lượng được vì không hợp lòng dân. Chỉ có con cháu nhà Lê đại diện cho vương triều mới có danh nghĩa đối đầu với tư cách là quốc gia.
Năm 1543, Vua Lê Trang Tông thân chinh đánh Mạc Phúc Hải, lấy được Tây Đô, củng cố vị thế và bắt đầu triều đại Lê Trung hưng với sự phò trợ đắc lực của Nguyễn Kim. Lê Trang Tông gia thăng Nguyễn Kim làm Thái tể, sai làm Đô tướng, tiết chế tướng sĩ các dinh, bình định vùng Tây Nam.
Năm 1543, Vua Lê Trang Tông thân chinh đánh Mạc Phúc Hải, lấy được Tây Đô, củng cố vị thế và bắt đầu triều đại Lê Trung hưng với sự phò trợ đắc lực của Nguyễn Kim. Lê Trang Tông gia thăng Nguyễn Kim làm Thái tể, sai làm Đô tướng, tiết chế tướng sĩ các dinh, bình định vùng Tây Nam.
Tướng Nguyễn Kim được đánh giá là “đệ nhất khai quốc công thần” của triều đại Lê Trung hưng, ổn định về thế thái nhân tình, ổn định về nhân tâm bởi khi nhà Mạc lên ngôi đã gây tâm lý xáo trộn trong nhân dân lúc bấy giờ. Phục hưng được nhà Lê tạo ra sự ổn định, công đầu thuộc về vị tướng này.
Tướng Nguyễn Kim được đánh giá là “đệ nhất khai quốc công thần” của triều đại Lê Trung hưng, ổn định về thế thái nhân tình, ổn định về nhân tâm bởi khi nhà Mạc lên ngôi đã gây tâm lý xáo trộn trong nhân dân lúc bấy giờ. Phục hưng được nhà Lê tạo ra sự ổn định, công đầu thuộc về vị tướng này.
Sử gia Lê Quý Đôn viết: “Nguyễn Kim lấy thân phận là tướng già của con nhà thế thần, giữ vững tiết tháo, lật đật nơi hang núi, cố chí lo toan việc khôi phục, rước lập thế tử, nối lại tông thống, đánh kẻ loạn tặc, phá đám chông gai, mở mang canh thổ Thanh, Nghệ, Thuận, Quảng hàng hơn ngàn dặm. Cơ nghiệp ngàn vạn năm của nước nhà, thực bắt đầu từ đây”.
Sử gia Lê Quý Đôn viết: “Nguyễn Kim lấy thân phận là tướng già của con nhà thế thần, giữ vững tiết tháo, lật đật nơi hang núi, cố chí lo toan việc khôi phục, rước lập thế tử, nối lại tông thống, đánh kẻ loạn tặc, phá đám chông gai, mở mang canh thổ Thanh, Nghệ, Thuận, Quảng hàng hơn ngàn dặm. Cơ nghiệp ngàn vạn năm của nước nhà, thực bắt đầu từ đây”.
Không chỉ là bậc nhất công thần khai quốc đối với thời Lê Trung hưng. Với dòng tộc, Nguyễn Kim được coi là vị Triệu Tổ, người có công khởi tạo nên thời kỳ bắt đầu của một dòng họ vương triều sau này với 9 đời chúa, 13 đời vua Nguyễn. Chính vì thế Nguyễn Kim được phong là Triệu Tổ Tĩnh Hoàng Đế dù không phải là vua.
Không chỉ là bậc nhất công thần khai quốc đối với thời Lê Trung hưng. Với dòng tộc, Nguyễn Kim được coi là vị Triệu Tổ, người có công khởi tạo nên thời kỳ bắt đầu của một dòng họ vương triều sau này với 9 đời chúa, 13 đời vua Nguyễn. Chính vì thế Nguyễn Kim được phong là Triệu Tổ Tĩnh Hoàng Đế dù không phải là vua.
Là một lão tướng dày dặn kinh nghiệm trên chiến trường, vị quân sư đắc lực góp phần quan trọng vào việc hoàn thành sứ mệnh "phù Lê diệt Mạc" nổi tiếng trong chính sử, thế nhưng Nguyễn Kim lại có một kết cục đầy oan khuất khi bị hàng tướng triều Mạc là Dương Chấp Nhất đầu độc.
Là một lão tướng dày dặn kinh nghiệm trên chiến trường, vị quân sư đắc lực góp phần quan trọng vào việc hoàn thành sứ mệnh "phù Lê diệt Mạc" nổi tiếng trong chính sử, thế nhưng Nguyễn Kim lại có một kết cục đầy oan khuất khi bị hàng tướng triều Mạc là Dương Chấp Nhất đầu độc.
Theo Đại Nam thực lục: "...Ngày Tân Tỵ, tháng Năm, mùa hạ, năm Ất Tỵ (1545) ông bị một hàng tướng Mạc đầu độc. Triệu Tổ băng, thọ 78 tuổi”.
Theo Đại Nam thực lục: "...Ngày Tân Tỵ, tháng Năm, mùa hạ, năm Ất Tỵ (1545) ông bị một hàng tướng Mạc đầu độc. Triệu Tổ băng, thọ 78 tuổi”.
Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Ngày 20/5, hàng tướng Mạc là Trung Hậu ngầm chứa hai lòng, mời thái tể Nguyễn Kim đến dinh của hắn, bỏ ngầm thuốc độc trong quả dưa dâng lên trước mâm cỗ. Kim tin thực ăn dưa, bị trúng độc, đến khi về thấy trong người khó chịu rồi mất”.
Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Ngày 20/5, hàng tướng Mạc là Trung Hậu ngầm chứa hai lòng, mời thái tể Nguyễn Kim đến dinh của hắn, bỏ ngầm thuốc độc trong quả dưa dâng lên trước mâm cỗ. Kim tin thực ăn dưa, bị trúng độc, đến khi về thấy trong người khó chịu rồi mất”.
Sau khi Nguyễn Kim mất, vua Lê Trang Tông vô cùng thương tiếc, truy tặng ông là Chiêu huân tinh công, đặt tên thụy là Trung Hiến, sai người rước về Bái Trang, huyện Tống Sơn (nay thuộc Hà Trung, Thanh Hóa) để hậu táng trên núi Thiên Tôn. (Ảnh trong bài chỉ mang tính minh họa).
Sau khi Nguyễn Kim mất, vua Lê Trang Tông vô cùng thương tiếc, truy tặng ông là Chiêu huân tinh công, đặt tên thụy là Trung Hiến, sai người rước về Bái Trang, huyện Tống Sơn (nay thuộc Hà Trung, Thanh Hóa) để hậu táng trên núi Thiên Tôn. (Ảnh trong bài chỉ mang tính minh họa).
Mời độc giả xem video: Tụ tập hát karaoke, 12 đối tượng ở Cần Thơ bị phạt 195 triệu đồng. Nguồn: THDT.

GALLERY MỚI NHẤT