Tướng Việt đánh chìm 170.000 thạch lương khiến Mông Cổ vội rút quân

Tướng Việt đánh chìm 170.000 thạch lương khiến Mông Cổ vội rút quân

Đây là vị tướng lắm tài nhiều tật, từng mắc trọng tội, bị đuổi về quê, đi bán than. Sau đó, ông được phục chức, lập nhiều chiến công lớn.

Theo sách "Giai thoại Lịch sử Việt Nam",  danh tướng bán than là biệt danh của Trần Khánh Dư. Ông từng có thời gian làm nghề bán than kiếm sống.
Theo sách "Giai thoại Lịch sử Việt Nam", danh tướng bán than là biệt danh của Trần Khánh Dư. Ông từng có thời gian làm nghề bán than kiếm sống.
Trần Khánh Dư quê ở Chí Linh (Hải Dương), con trai của Nhân Huệ hầu Trần Phó Duyệt. Ông từng được vua Trần Thái Tông nhận làm con nuôi, phong là Thiên tử nghĩa nam.
Trần Khánh Dư quê ở Chí Linh (Hải Dương), con trai của Nhân Huệ hầu Trần Phó Duyệt. Ông từng được vua Trần Thái Tông nhận làm con nuôi, phong là Thiên tử nghĩa nam.
Trong kháng chiến chống quân Mông Cổ xâm lược năm 1258, Trần Khánh Dư từng lập công lớn, được nhà Trần phong là Phiêu kỵ tướng quân - vốn chỉ phong cho các hoàng tử.
Trong kháng chiến chống quân Mông Cổ xâm lược năm 1258, Trần Khánh Dư từng lập công lớn, được nhà Trần phong là Phiêu kỵ tướng quân - vốn chỉ phong cho các hoàng tử.
Theo "Đại Việt sử ký toàn thư", Trần Khánh Dư nổi tiếng là viên tướng lắm tài nhiều tật. Trên chiến trường, ông là võ tướng tài năng nhưng trong cuộc sống lại tư lợi cá nhân. Do mắc tội tư thông với công chúa Thiên Thụy, ông bị tước bỏ chức vị, đánh 100 roi, đuổi về làm thứ dân, phải ra vùng Quảng Ninh bán than kiếm sống.
Theo "Đại Việt sử ký toàn thư", Trần Khánh Dư nổi tiếng là viên tướng lắm tài nhiều tật. Trên chiến trường, ông là võ tướng tài năng nhưng trong cuộc sống lại tư lợi cá nhân. Do mắc tội tư thông với công chúa Thiên Thụy, ông bị tước bỏ chức vị, đánh 100 roi, đuổi về làm thứ dân, phải ra vùng Quảng Ninh bán than kiếm sống.
Theo "Lịch triều hiến chương loại chí", trong cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên lần thứ 3 (1287-1288), Trần Khánh Dư đã lập công lớn khi đánh chìm 170.000 thạch lương của tướng nhà Nguyên là Trương Văn Hổ. Sau thắng lợi này của nhà Trần, quân Nguyên không có lương thực, buộc phải rút chạy về nước.
Theo "Lịch triều hiến chương loại chí", trong cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên lần thứ 3 (1287-1288), Trần Khánh Dư đã lập công lớn khi đánh chìm 170.000 thạch lương của tướng nhà Nguyên là Trương Văn Hổ. Sau thắng lợi này của nhà Trần, quân Nguyên không có lương thực, buộc phải rút chạy về nước.
Theo sách "Việt sử giai thoại", dù đời tư có nhiều vết gợn, Trần Khánh Dư là tướng nổi bật về tài cầm quân. Ông còn rất giỏi văn. Sau này, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã mời ông viết lời tựa cho cuốn sách "Vạn Kiếp tông bí truyền thư" của mình.
Theo sách "Việt sử giai thoại", dù đời tư có nhiều vết gợn, Trần Khánh Dư là tướng nổi bật về tài cầm quân. Ông còn rất giỏi văn. Sau này, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã mời ông viết lời tựa cho cuốn sách "Vạn Kiếp tông bí truyền thư" của mình.
Sử gia Phan Huy Chú đã xếp Trần Khánh Dư thứ 5 trong số những tướng giỏi của nhà Trần, chỉ sau Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật và Phạm Ngũ Lão.
Sử gia Phan Huy Chú đã xếp Trần Khánh Dư thứ 5 trong số những tướng giỏi của nhà Trần, chỉ sau Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật và Phạm Ngũ Lão.
Theo Cổng thông tin điện tử Quảng Ninh, năm 1323, Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư xin về trí sĩ tại vùng ấp ông được phong, thuộc xã Dương Hòa, lộ Lý Nhân (Hà Nam). Ông mất năm 1340, thọ 100 tuổi. Ngày nay, ở bến Đình thuộc xã Quan Lạn, huyện Vân Đồn, Quảng Ninh, dân trong vùng vẫn tổ chức lễ hội Quan Lạn nhằm kỷ niệm chiến thắng Vân Đồn năm 1287 của Trần Khánh Dư.
Theo Cổng thông tin điện tử Quảng Ninh, năm 1323, Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư xin về trí sĩ tại vùng ấp ông được phong, thuộc xã Dương Hòa, lộ Lý Nhân (Hà Nam). Ông mất năm 1340, thọ 100 tuổi. Ngày nay, ở bến Đình thuộc xã Quan Lạn, huyện Vân Đồn, Quảng Ninh, dân trong vùng vẫn tổ chức lễ hội Quan Lạn nhằm kỷ niệm chiến thắng Vân Đồn năm 1287 của Trần Khánh Dư.

GALLERY MỚI NHẤT