Ảnh minh họa
Ẩn mình sau dãy núi Himalayas, Ấn Độ là một hồ nước nhỏ, nơi đây được bao bọc bởi sông băng và những ngọn núi tuyết cao. Thế nhưng trải qua thời gian người ta lại chỉ nhớ tới hồ này với cái tên hồ xương bởi nó chứa hàng trăm bộ xương từ thời xa xưa.
Theo đó vào năm 1942, một kiểm lâm đã phát hiện ra hồ xương và trong hồ khi ấy chứa khoảng 300 – 800 bộ xương người. Tới năm 2019, nghiên cứu về phân tích di truyền DNA đã được đăng trên tạp chí Nature Communications cho biết, 14 bộ hài cốt được tìm thấy tại hồ Roopkund cho thấy gen của những bộ xương này không phù hợp với DNA của những người dân thổ địa sống gần hồ Roopkund ngày nay.
Những bộ xương này rất đa dạng khi có cả nam và nữ, những người ở mọi lứa tuổi trẻ hay già. Họ được cho là có một vật khiến hộp sọ bị vỡ và đó cũng chính là nguyên nhân dẫn tới cái chết của hàng trăm con người này.
Có truyền thuyết cho rằng vua nước Kannaji cùng hoàng hậu, con cái, cận thận kéo nhau lên núi Hymalaya mở tiệc ăn uống linh đình. Việc này đã xúc phạm đến nữ thần Nandadevi khiến nữ thần tức giận, bà đã giáng xuống trận mưa đá nơi mà nhà Vua đang tổ chức tiệc linh đình. Trận mưa đá đã giết chết hết mọi người trong bữa tiệc và chôn vùi xác họ trong lòng hồ Roopkund qua hàng ngàn năm nên còn lại những bộ xương này.
Thế nhưng cho đến năm 2007 các nhà khoa học Ấn Độ, Mỹ và Đức đã vén màn bí ẩn. Họ khám phá ra là không có xuất hiện bất kì một vũ khí quân đội nào, vết thương là do một vật hình tròn rơi trúng đầu. |
Đa số những bộ xương có khung xương lớn nên được cho là những người hành hương qua hồ Roopkund, số ít bộ xương cho thấy vóc dáng nhỏ được kết luận là cư dân ở đó hoặc người dẫn đường cho nhóm hành hương.
Một vài suy đoán về nguyên nhân cái chết được đưa ra nữa đó là dịch bệnh nhưng nó hoàn toàn không phù hợp. Bởi các nhà nghiên cứu khoa học đã phân tích DNA không cho thấy bằng chứng về bất kỳ một trường hợp nhiễm khuẩn nào.
Cho đến nay nguyên nhân về cái chết của những bộ hài cốt trong hồ vẫn còn là một bí ẩn và đang được các nhà khoa học nghiên cứu, làm rõ.