Giải mã uy lực tên lửa đạn đạo Prithvi của Ấn Độ

Giải mã uy lực tên lửa đạn đạo Prithvi của Ấn Độ

Prithvi hay "trái đất" là một hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn do cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) phát triển.

 Tên lửa đạn đạo Prithvi được phát triển với 3 biến thể, trong đó Prithvi- I/II sử dụng động cơ nhiên liệu lỏng một giai đoạn; Prithvi-III kết hợp một động cơ nhiên liệu rắn với một động cơ nhiên liệu lỏng. Ảnh: Military-Today.
Tên lửa đạn đạo Prithvi được phát triển với 3 biến thể, trong đó Prithvi- I/II sử dụng động cơ nhiên liệu lỏng một giai đoạn; Prithvi-III kết hợp một động cơ nhiên liệu rắn với một động cơ nhiên liệu lỏng. Ảnh: Military-Today.
Prithvi có tầm bắn từ 150-600km tùy biến thể, mang theo đầu đạn nặng 500-1.000kg. Ảnh: Military-Today.
Prithvi có tầm bắn từ 150-600km tùy biến thể, mang theo đầu đạn nặng 500-1.000kg. Ảnh: Military-Today.
Tên lửa Prithvi I (SS-150) bắt đầu được sản xuất từ ngày 25/2/1988, nhưng phải đến năm 1994 mới chính thức được chấp nhận đưa vào phục vụ trong biên chế Lục quân Ấn Độ. Ảnh: Military-Today.
Tên lửa Prithvi I (SS-150) bắt đầu được sản xuất từ ngày 25/2/1988, nhưng phải đến năm 1994 mới chính thức được chấp nhận đưa vào phục vụ trong biên chế Lục quân Ấn Độ. Ảnh: Military-Today.
Prithvi I có trọng lượng 4.400kg; chiều dài 9m, đường kính thân 110cm, sử dụng động cơ nhiên liệu lỏng một giai đoạn, tầm bắn tối đa đạt 150 km khi mang tải 1.000kg, độ sai lệch mục tiêu (CEP) nằm trong khoảng 10 - 50 m nhờ cơ chế dẫn đường quán tính. Ảnh: Military-Today.
Prithvi I có trọng lượng 4.400kg; chiều dài 9m, đường kính thân 110cm, sử dụng động cơ nhiên liệu lỏng một giai đoạn, tầm bắn tối đa đạt 150 km khi mang tải 1.000kg, độ sai lệch mục tiêu (CEP) nằm trong khoảng 10 - 50 m nhờ cơ chế dẫn đường quán tính. Ảnh: Military-Today.
Phiên bản Prithvi II (SS-250) dành cho không quân, mặc dù chỉ mang theo đầu đạn 500kg (trên tổng trọng lượng phóng 4.600kg) nhưng tầm bắn được nâng lên 250km. Loại tên lửa này bắn thử lần đầu tiên vào ngày 27/1/1996, hoàn thành giai đoạn nghiên cứu vào năm 2004. Ảnh: Military-Today.
Phiên bản Prithvi II (SS-250) dành cho không quân, mặc dù chỉ mang theo đầu đạn 500kg (trên tổng trọng lượng phóng 4.600kg) nhưng tầm bắn được nâng lên 250km. Loại tên lửa này bắn thử lần đầu tiên vào ngày 27/1/1996, hoàn thành giai đoạn nghiên cứu vào năm 2004. Ảnh: Military-Today.
Biến thể mới nhất trong gia đình tên lửa đạn đạo Prithvi là phiên bản hải quân Prithvi III (còn gọi là Dhanush, SS-350), loại tên lửa này có kích thước lớn nhất với trọng lượng phóng 5.600kg. Ảnh: Military-Today.
Biến thể mới nhất trong gia đình tên lửa đạn đạo Prithvi là phiên bản hải quân Prithvi III (còn gọi là Dhanush, SS-350), loại tên lửa này có kích thước lớn nhất với trọng lượng phóng 5.600kg. Ảnh: Military-Today.
Giai đoạn đầu khi mới rời bệ phóng, Prithvi III sử dụng động cơ nhiên liệu rắn cung cấp lực đẩy 157 kN, giai đoạn tiếp theo chuyển sang bay hành trình bằng nhiên liệu lỏng. Ảnh: Military-Today.
Giai đoạn đầu khi mới rời bệ phóng, Prithvi III sử dụng động cơ nhiên liệu rắn cung cấp lực đẩy 157 kN, giai đoạn tiếp theo chuyển sang bay hành trình bằng nhiên liệu lỏng. Ảnh: Military-Today.
Prithvi III mang được đầu đạn 1.000kg đi xa 350km, tăng lên tới 600 km nếu giảm trọng lượng đầu đạn đi một nửa. Ảnh: The Hindu.
Prithvi III mang được đầu đạn 1.000kg đi xa 350km, tăng lên tới 600 km nếu giảm trọng lượng đầu đạn đi một nửa. Ảnh: The Hindu.
Tên lửa đặt trên khung gầm xe tải 8x8 bánh để tăng khả năng cơ động. Ảnh: rpdefense.
Tên lửa đặt trên khung gầm xe tải 8x8 bánh để tăng khả năng cơ động. Ảnh: rpdefense.
Loại tên lửa hiện đại hàng đầu của Ấn Độ sử dụng định vị quán tính với đường đạn di chuyển linh hoạt để đánh trúng mục tiêu. Ảnh: India Today.
Loại tên lửa hiện đại hàng đầu của Ấn Độ sử dụng định vị quán tính với đường đạn di chuyển linh hoạt để đánh trúng mục tiêu. Ảnh: India Today.

GALLERY MỚI NHẤT