Giải mã tại sao các dòng sông không bao giờ chảy theo đường thẳng?

Đường thẳng là con đường ngắn nhất nhưng không có một dòng sông nào trên thế giới chảy theo đường thẳng.

Giải mã tại sao các dòng sông không bao giờ chảy theo đường thẳng?
Nếu không tính đến những con sông, hồ nhân tạo, thì có thể khẳng định rằng không có một hệ thống sông ngòi nào trên thế giới chảy theo đường thẳng. Nếu không tin, bạn có thể tự mình kiểm chứng bằng ứng dụng Google Earth của Google.
Đường thẳng là con đường ngắn nhất, nhưng các con sông có vẻ như... tự làm khó mình, khi liên tục uốn lượn kéo dài nghìn cây số. Và câu hỏi ở đây là: Tại sao?
Dưới góc độ khoa học, các dòng sông chảy không thẳng mà uốn khúc là do 2 nguyên nhân chính: địa hình và lực Côriôlit. Nguyên nhân về địa hình thì chắc cũng dễ hiểu. Dòng sông có xu hướng chảy từ nơi có địa hình cao đến nơi có địa hình thấp, những nơi có địa hình gồ ghề thì dòng sông sẽ uốn lượn. Lực Côriôlit là hệ quả của sự tự quay quanh mình của Trái Đất.
Khi Trái Đất quay quanh trục, mọi địa điểm thuộc các vĩ độ khác nhau ở bề mặt Trái Đất (trừ 2 cực) đều có vận tốc dài khác nhau và hướng chuyển động từ Tây sang Đông. Do vậy các vật thể chuyển động trên Trái Đất sẽ bị lệch hướng so với ban đầu. Lực Côriôlit tác động mạnh đến hướng chuyển động của các khối khí, các dòng biển, dòng sông, đường đạn bay, v...v... Do đó mới có hiện tượng dòng sông uốn lượn, bên lở bên bồi.
Vào lúc bắt đầu hình thành dòng chảy, lòng sông thường không phẳng. Những nơi nước sông chảy qua, vì rất nhiều nguyên nhân, nên tốc độ chảy ở hai bên trái phải không hoàn toàn bằng nhau. Nơi này bờ sông lở một chút, nơi kia mất một cái cây, nơi khác nữa có thêm dòng nước chảy từ bên ngoài vào…
Những hiện tượng đó đều có thể làm cho tốc độ chảy của sông ở một nơi nào đó nhanh lên hoặc chậm đi. Đồng thời vật chất hai bên bờ cũng khác nhau, có nơi dễ bị phá vỡ, có nơi lại khá rắn chắc. Tất cả những cái đó đã làm cho lòng sông trở thành uốn khúc quanh co.
Một khi đã sinh ra khúc quanh, nó sẽ tiếp tục phát triển. Bởi vì hướng dòng nước là chảy thẳng vào bờ lõm, hơn nữa nước ở tầng trên cũng từ bờ lồi chảy vào bờ lõm, còn nước ở tầng dưới lại từ bờ lõm chảy ngang về phía bờ lồi làm cho bờ lõm bị phá hoại mạnh mẽ. Trong khi đó nước ở bờ lồi lại chảy tương đối chậm, năng lượng yếu. Vì thế ở phía bờ lõm, bùn cát dễ bị cuốn đi, lòng sông tương đối sâu, bờ sông dốc, trở thành nơi lý tưởng cho các bến cảng.
Dưới tác dụng lâu dài của nước sông, bờ lõm do bị không ngừng phá hoại mà ngày càng lõm, bờ lồi vì nước chảy chậm, bùn cát không những bị cuốn đi mà ngược lại còn tích tụ ngày càng nhiều khiến bờ lồi ngày càng lồi thêm. Dòng sông trở nên quanh co. Khi đáy sông cao hơn mực nước chảy vào sông, nước sông chủ yếu xâm thực xuống dưới, còn khi đáy sông thấp hơn thì nước sông chủ yếu xâm thực vào hai bên. kết quả của sự xâm thực là lòng sông dần rộng thêm ra, dòng sông ngày càng uốn khúc, điểm bắt đầu và điểm kết thúc của một khúc ngày càng gần, thậm chí cuối cùng bị xuyên qua. Ở hai đầu của khúc cong cũ, bùn cát tích đọng càng nhiều, làm cho khúc cong và dòng chảy bị tách rời, cuối cùng hình thành những chiếc hồ hình cánh cung, hay hồ hình móng ngựa (hồ Tây là một điển hình).

Bất ngờ về 2 dòng sông dài nhất Việt Nam

Việt Nam có mạng lưới sông ngòi dày đặc với hơn 2.360 con sông. Vậy con sông nào dài nhất Việt Nam?

Bất ngờ về 2 dòng sông dài nhất Việt Nam

Nếu bàn về con sông dài nhất Việt Nam, cần chia ra 2 tiêu chí: Một là, dòng sông chảy qua lãnh thổ Việt Nam (có khởi nguồn từ nước khác) và có chiều dài nhất khi chảy qua lãnh thổ nước ta; Hai là, dòng sông nội địa, khởi nguồn ngay chính ở nước ta và có chiều dài lớn nhất Việt Nam.

Thực tế, có những con sông bắt nguồn từ các nước khác nhau chảy qua lãnh thổ Việt Nam, có con sông bắt nguồn từ Việt Nam chảy qua nước khác và cũng có những con sông bắt nguồn từ nước ta và chỉ chảy trong lãnh thổ rồi ra biển.

Sông Thames - Từ 'dòng sông chết' đến 'sạch nhất thế giới'

Có một sự thật ngạc nhiên khi dòng sông Thames được coi là một trong những con sông sạch nhất trên thế giới chảy qua một thành phố.

Sông Thames - Từ 'dòng sông chết' đến 'sạch nhất thế giới'
Dòng sông Thames được coi là một trong những con sông sạch nhất thế giới chảy qua một thành phố. Một điều đáng ngạc nhiên là nơi đây đã đạt đến trạng thái ‘sạch’ chỉ 60 năm sau khi được các nhà khoa học tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London tuyên bố ‘đã chết về mặt sinh học’. Tuy nhiên, bất chấp sự phục hồi đáng kể này, dòng sông Thames vẫn đang phải đối mặt với các mối đe dọa mới ngày càng gia tăng từ ô nhiễm, rác thải nhựa và sự gia tăng dân số.
Song Thames - Tu 'dong song chet' den 'sach nhat the gioi'
Rác thải tràn lan tại sông Thames. Ảnh: NBC News. 

Những bí ẩn kỳ lạ về Người sói và Người khuyển ở Brazil

Nhiều người sẽ cho rằng người sói chỉ có trong tiểu thuyết và truyện cổ tích, mà không biết rằng trên khắp thế giới đã có những lời kể dai dẳng về những sinh vật như vậy thực sự tồn tại.

Những bí ẩn kỳ lạ về Người sói và Người khuyển ở Brazil

Bất ngờ là Người sói, Người khuyển (Người chó) lại thường xuyên xuất hiện trong nhiều giai thoại tại khắp nơi trên thế giới. Một trong những tâm điểm của hoạt động ma sói ở Brazil là một nơi có tên là Tauá. Tauá là một đô thị ở bang Ceará, thuộc vùng Đông Bắc của Brazil, tên của nó xuất phát từ một từ bản địa có nghĩa là "đất sét vàng và đất mùn". Nằm cách thủ phủ của bang Ceará, Fortaleza 337 km.

Tauá không thực sự là một địa điểm đáng chú ý, chỉ là một đô thị điển hình ở Brazil, chủ yếu được biết đến với dãy núi Serrote Quinamuiú và đá quý. Tuy nhiên, điều này thay đổi vào năm 2008, khi một vị khách lạ đến đây, và hàng loạt cuộc tấn công dữ dội của một thứ không phải con người khiến khu vực này có biệt danh là “Thủ đô ma sói của Nam Mỹ”.

Đọc nhiều nhất

Tin mới