Sùng bái gấu là một hiện tượng văn hóa đặc biệt từng phổ biến ở Vùng Trans Bạch Mã và Amur thuộc Siberia (Nga). Một số dân tộc thiểu số nơi đây vẫn còn giữ lối sống truyền thống này đến ngày nay.
Một số người dân bản địa ở Siberia (Nga) coi con gấu là tổ tiên của họ và sùng bái nó. |
Con gấu - tổ tiên
Ngày nay, người dân tộc Evenk, Khanty, Mansi, Nivkhs, Ulchis và nhiều dân tộc bản địa khác sống ở Siberia vẫn tin rằng mỗi người đều có con vật tổ tiên không chỉ sinh ra gia đình mà còn đồng hành cùng họ trong suốt cuộc đời. Thường thì những con vật này có mặt khắp nơi trong khu vực sinh sống, nhờ đó con người đã “sống sót” trong những tình huống khó khăn. Một trong những con vật này là gấu bắc cực. Có nhiều truyền thống gắn liền với việc tôn thờ gấu vẫn còn tồn tại ở một số nhóm dân tộc nhỏ.
Cuộc thi bắn cung giữa những người Nivkh, năm 1970, ở Sakhalin. Ảnh: Chernysh/Sputnik. |
Ví dụ như: một số người Evenk (dân bản địa ở Đông Siberia) gọi con gấu là 'amikan' (ông nội, ông già), 'amakchi' (ông cố), 'ami' (cha) và các từ khác liên quan đến gia đình. Một trong những hoạt động chính của người Evenk là săn bắn. Mỗi mùa đông, họ rời làng và đến những vùng xa xôi của rừng taiga. Bất chấp sự linh thiêng của con gấu, nó vẫn trở thành mục tiêu săn bắn của người dân - chủ yếu là do chất béo có giá trị của nó, có đặc tính chữa bệnh.
Người Evenk tin rằng mỗi thợ săn chỉ có thể giết một số lượng gấu được xác định nghiêm ngặt và nếu vượt quá con số này, thợ săn sẽ bị trừng phạt bởi các thế lực cao hơn và bản thân anh ta sẽ bị tước đoạt mạng sống. Đó là lý do tại sao quá trình giết một con gấu lại mang những đặc điểm nghi lễ. Người thợ săn xin lỗi con thú và giải thích lý do tại sao anh ta bắt đầu cuộc săn. Thịt gấu có thể được đem ăn ngay sau khi giết hoặc được lưu trữ để sử dụng dần.
Sau cuộc săn, con gấu được tổ chức tang lễ trọng thể. Xương và đầu của nó được đặt trong một căn nhà gỗ đặc biệt, được xây dựng theo hướng mà con gấu đã đi trước khi nó bị giết. Người Evenki tin rằng, sau nghi lễ này, họ sẽ không bị ám ảnh bởi linh hồn của con vật bị giết. Sau đó, họ tổ chức một nghi lễ gọi là 'takamin' (có nghĩa là “đánh lừa một con gấu”). Tất cả những người tham gia cuộc săn chia sẻ một bữa ăn có thịt của con gấu bị giết và chúc người thợ săn đã giết con gấu may mắn, sức khỏe và có đàn tuần lộc đông đúc. Người thợ săn là người bắt đầu bữa ăn cuối cùng và đôi mắt của con vật được treo trước lều của anh ta.
Thợ săn khoe bộ da của một con gấu bị giết, năm 1973, Cộng hòa Buryatia. Ảnh: V.Belokolodov/Sputnik. |
Cũng có một sự sùng bái gấu với những người Buryat. Giống như người Evenk, họ coi con gấu là “thành viên của gia đình” và gọi nó là 'babagai', một từ thông dụng để xưng hô với những người lớn tuổi. Văn hóa dân gian của người Buryat đã tạo ra hai truyền thuyết phổ biến nhất về nguồn gốc của loài gấu. Truyền thuyết đầu tiên cho rằng người thợ săn tự nguyện biến thành một con gấu vì sự ghen tị và ác ý của những người xung quanh. Theo truyền thuyết thứ hai, người đàn ông đã bị biến thành một con gấu vì những hành vi sai trái của mình - tham lam, độc ác và hay nhạo báng. Do sự kết hợp giữa thuyết pháp sư và thuyết vật tổ, người Buryat tin rằng con gấu cũng là một pháp sư, người mạnh nhất trong tất cả.
Lễ hội gấu
Biểu hiện nổi bật nhất của việc sùng bái gấu là lễ hội gấu. Mỗi dân tộc đều có truyền thuyết riêng về nguồn gốc của mình. Người Evenk có truyền thuyết sau: một cô gái trẻ lạc trong rừng, rơi vào hang gấu và nghỉ đông ở đó. Vào mùa xuân, sau khi trở về nhà, cô sinh ra một chú gấu con, cô nuôi nấng như một đứa con trai và một thời gian sau, cô kết hôn và sinh ra một bé trai. Khi hai anh em lớn lên, họ quyết định tranh đấu với nhau và người em đã giết người anh là con gấu. Khi hấp hối, con gấu đã nói với em trai mình cách săn và chôn gấu đúng cách.
Các truyền thuyết có thể khác nhau, nhưng tất cả đều có một động cơ chung - con gấu chọn một người mà nó truyền kiến thức thiêng liêng về săn bắn và cách đối xử đúng đắn với loài gấu.
Lễ hội bắt gấu của người dân bản địa Ainu. Ảnh: Bronislav Pilsudsky.
|
Đối với một số dân tộc bản địa, ngày lễ hội gấu được tổ chức trùng với một cuộc săn gấu thành công, đối với những người khác, nó diễn ra theo chu kỳ và diễn ra vào tháng Giêng hoặc tháng Hai. Trong trường hợp đầu tiên, sự kiện trung tâm là một bữa ăn - thịt của một con gấu bị giết được ăn vào ban đêm, từ đầu đến cuối bữa tiệc, với một trong những người thân của thợ săn ăn thịt sống để có được sức mạnh, trí tuệ và thói quen của gấu. Giữa các bữa ăn, họ cùng nhau nhảy múa, ca hát và chơi trò chơi.
Người dân bản địa Ainu dùng bữa với thịt gấu trong Lễ hội bắt gấu. |
Ngày lễ thông thường không liên quan đến việc săn bắn: đôi khi, nó được tổ chức như một đám tang của một người họ hàng đã khuất mà linh hồn được cho là đã nhập vào gấu và đôi khi, nó được tổ chức như một nghi lễ trong đó bộ tộc cảm ơn và ca ngợi các linh hồn. Một con gấu con sẽ được tìm thấy trong rừng và được nuôi trong lồng trong ba năm. Thời gian đầu, nó sẽ được bú mẹ như một đứa trẻ và được gọi là “con trai”.
Hết ba năm, chủ gấu sẽ dâng rượu cúng các linh hồn gia chủ và tạ lỗi vì không thể nuôi gấu lâu hơn. Sau đó, cùng với những vị khách, anh ta sẽ vào chuồng và cho con con thú ăn - nó sẽ được thả ra và mang đi khắp các ngôi nhà, chủ nhân của chúng sẽ bày thức ăn cho nó và cúi đầu chào để mang lại thịnh vượng cho ngôi nhà.
Sau đó, con gấu sẽ bị giết thịt và lột da tại một địa điểm được chuẩn bị đặc biệt, với đầu và da của nó được đưa vào nhà qua ống khói. Sau khi nấu xong, bữa tối của họ gồm thịt gấu luộc, được vớt ra khỏi vạc bằng một cái muôi có hình con gấu và bày trên một chiếc đĩa gỗ đặc biệt. Sau bữa ăn, xương gấu sẽ được thu thập và tặng cho chủ nhà cùng với một số quà tặng. Trước khi bữa tiệc kết thúc, những người lớn tuổi sẽ ngồi suốt đêm gần hộp sọ của con gấu và nói chuyện với nó.