Giải mã pháo đài bí ẩn trên hòn đảo xa xôi ở Siberia

Giải mã pháo đài bí ẩn trên hòn đảo xa xôi ở Siberia

Vào năm 1891, các nhà thám hiểm Nga đã phát hiện ra hòn đảo Por-Bajin bí ẩn trông giống như một pháo đài cổ, bị bỏ hoang giữa hồ nước ở vùng Siberia, gần biên giới Mông Cổ.

Đảo  pháo đài cổ Por-Bajin được phát hiện lần đầu tiên năm 1891 và mục đích xây dựng các cơ sở trên hòn đảo này vẫn còn là bí ẩn chưa được giải đáp hơn một thế kỷ sau đó.
Đảo pháo đài cổ Por-Bajin được phát hiện lần đầu tiên năm 1891 và mục đích xây dựng các cơ sở trên hòn đảo này vẫn còn là bí ẩn chưa được giải đáp hơn một thế kỷ sau đó.
Một số nhà nghiên cứu tin rằng Por-Bajin được xây dựng để làm cung điện mùa hè, tu viện hay một đài quan sát thiên văn.
Một số nhà nghiên cứu tin rằng Por-Bajin được xây dựng để làm cung điện mùa hè, tu viện hay một đài quan sát thiên văn.
Cái tên Por-Bajin trong tiếng Tuvan có nghĩa là "nhà đất sét". Hòn đảo này tọa lạc giữa hai dãy núi Sayan và Altai, gần biên giới với Mông Cổ và cách thủ đô Moscow của Nga 3.800km.
Cái tên Por-Bajin trong tiếng Tuvan có nghĩa là "nhà đất sét". Hòn đảo này tọa lạc giữa hai dãy núi Sayan và Altai, gần biên giới với Mông Cổ và cách thủ đô Moscow của Nga 3.800km.
Nhiều nghiên cứu kỹ lưỡng hơn đã được tiến hành vào năm 2007. Trong đó, các nhà khảo cổ học đã khám phá được nhiều phiến đất sét hình bàn chân người, các bức vẽ đã phai màu trên vữa trát tường, những cánh cổng lớn và các mẩu gỗ bị thiêu cháy.
Nhiều nghiên cứu kỹ lưỡng hơn đã được tiến hành vào năm 2007. Trong đó, các nhà khảo cổ học đã khám phá được nhiều phiến đất sét hình bàn chân người, các bức vẽ đã phai màu trên vữa trát tường, những cánh cổng lớn và các mẩu gỗ bị thiêu cháy.
Theo các chuyên gia, hòn đảo được xây dựng dưới thời đế quốc Hồi Hột (từ năm 744 - 840 sau Công nguyên).
Theo các chuyên gia, hòn đảo được xây dựng dưới thời đế quốc Hồi Hột (từ năm 744 - 840 sau Công nguyên).
Tuy nhiên, điều khiến các nhà khoa học bối rối là pháo đài Por-Bajin được xây dựng ở một nơi vô cùng vắng vẻ, và nằm ở vị trí rất xa so với các khu định cư cũng như các tuyến đường giao thương thời cổ đại.
Tuy nhiên, điều khiến các nhà khoa học bối rối là pháo đài Por-Bajin được xây dựng ở một nơi vô cùng vắng vẻ, và nằm ở vị trí rất xa so với các khu định cư cũng như các tuyến đường giao thương thời cổ đại.
Hòn đảo Por-Bajin tọa lạc nằm ở độ cao 2.300 mét so với mực nước biển, nằm sâu trong nội địa nên hứng chịu thời tiết vô cùng khắc nghiệt, không phải là điều kiện sống lý tưởng với con người.
Hòn đảo Por-Bajin tọa lạc nằm ở độ cao 2.300 mét so với mực nước biển, nằm sâu trong nội địa nên hứng chịu thời tiết vô cùng khắc nghiệt, không phải là điều kiện sống lý tưởng với con người.
Vào mùa đông có thể di chuyển ra pháo đài cổ xưa trên mặt hồ đóng băng. Còn vào mùa hè, thuyền là phương tiện đi lại không thể thiếu. Ngoài ra cũng không loại trừ khả năng xưa kía từng có một cây cầu bắc từ đất liền ra Por-Bajin.
Vào mùa đông có thể di chuyển ra pháo đài cổ xưa trên mặt hồ đóng băng. Còn vào mùa hè, thuyền là phương tiện đi lại không thể thiếu. Ngoài ra cũng không loại trừ khả năng xưa kía từng có một cây cầu bắc từ đất liền ra Por-Bajin.
Dù công trình được xác định khoảng 1.300 năm tuổi, nhưng nhiều bức tường vẫn còn nguyên vẹn và được bảo quản tốt với một cấu trúc chính chia tách thành 2 phần ở sân trong. Kết cấu chính có 36 cột gỗ chống đỡ trên nền đá, với các lối đi bộ được lát gạch.
Dù công trình được xác định khoảng 1.300 năm tuổi, nhưng nhiều bức tường vẫn còn nguyên vẹn và được bảo quản tốt với một cấu trúc chính chia tách thành 2 phần ở sân trong. Kết cấu chính có 36 cột gỗ chống đỡ trên nền đá, với các lối đi bộ được lát gạch.
Giáo sư Heinrich Harke, một chuyên gia khảo cổ học về thời kỳ đầu Trung cổ, nói rằng kết cấu của khu vực hòn đảo tương tự như Tử Cấm Thành, và kỹ thuật được sử dụng để xây tường và mái gợi nhớ đến kiến trúc theo phong cách đời nhà Đường.
Giáo sư Heinrich Harke, một chuyên gia khảo cổ học về thời kỳ đầu Trung cổ, nói rằng kết cấu của khu vực hòn đảo tương tự như Tử Cấm Thành, và kỹ thuật được sử dụng để xây tường và mái gợi nhớ đến kiến trúc theo phong cách đời nhà Đường.
Vào năm 2007, cùng với các nhà khảo cổ học, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đến thăm Por-Bajin. Trước cánh tượng được chứng kiến, ông nói rằng: "Tôi đã đi nhiều nơi, đã tận mắt thấy nhiều điều, nhưng chưa bao giờ thấy cái gì như vậy". Ảnh: IT.
Vào năm 2007, cùng với các nhà khảo cổ học, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đến thăm Por-Bajin. Trước cánh tượng được chứng kiến, ông nói rằng: "Tôi đã đi nhiều nơi, đã tận mắt thấy nhiều điều, nhưng chưa bao giờ thấy cái gì như vậy". Ảnh: IT.

GALLERY MỚI NHẤT