Giải mã khẩu đại bác khổng lồ ở cổng thành Lạng Sơn

Giải mã khẩu đại bác khổng lồ ở cổng thành Lạng Sơn

(Kiến Thức) - Không biết từ bao giờ, có lẽ đã rất lâu rồi, khẩu đại bác khổng lồ án ngữ nơi cổng thành cổ Lạng Sơn vẫn đứng vững mặc cho nắng gió mùa hè, cái rét tê tái mùa đông. 

Thành cổ Lạng Sơn hay còn gọi là Đoàn Thành nằm ở phường Chi Lăng, TP Lạng Sơn là di tích lịch sử cấp quốc gia của nước ta. Hiện nay, trải qua bao biến cố lịch sử thành chỉ còn lại cổng và một số đoạn tường thành. Đáng chú ý, ở cổng thành bao năm qua vẫn luôn đặt một  khẩu đại bác khổng lồ.
Thành cổ Lạng Sơn hay còn gọi là Đoàn Thành nằm ở phường Chi Lăng, TP Lạng Sơn là di tích lịch sử cấp quốc gia của nước ta. Hiện nay, trải qua bao biến cố lịch sử thành chỉ còn lại cổng và một số đoạn tường thành. Đáng chú ý, ở cổng thành bao năm qua vẫn luôn đặt một khẩu đại bác khổng lồ.
PV đã hỏi thăm những người sống xung quanh, hầu như người nào cũng chỉ lắc đầu không rõ lai lịch khẩu pháo này, chỉ biết rằng nó đã ở đây rất lâu rồi. Kiểu pháo trông cũng rất lạ, khác hẳn với các loại pháo của triều đại phong kiến Việt Nam hay pháo của Quân đội Nhân dân Việt Nam hôm nay.
PV đã hỏi thăm những người sống xung quanh, hầu như người nào cũng chỉ lắc đầu không rõ lai lịch khẩu pháo này, chỉ biết rằng nó đã ở đây rất lâu rồi. Kiểu pháo trông cũng rất lạ, khác hẳn với các loại pháo của triều đại phong kiến Việt Nam hay pháo của Quân đội Nhân dân Việt Nam hôm nay.
Thật may mắn, sau một hồi lần tìm quanh khẩu pháo, PV  Kiến Thức đã tìm được những hàng chữ khắc trên thân bệ khóa nòng – “155.Mle 1877-1914 và A.BS-1916”. Thông qua thông tin ít ỏi này chắc chắn nó là khẩu đại bác nước ngoài.
Thật may mắn, sau một hồi lần tìm quanh khẩu pháo, PV Kiến Thức đã tìm được những hàng chữ khắc trên thân bệ khóa nòng – “155.Mle 1877-1914 và A.BS-1916”. Thông qua thông tin ít ỏi này chắc chắn nó là khẩu đại bác nước ngoài.
Tìm kiếm thông tin căn cứ theo những con số này thì có thể khẩu đại bác ở thành cổ Lạng Sơn vốn do Pháp chế tạo, tên đầy đủ của nó là "de Bange 155 mm long cannon mle. 1877" được sản xuất trong giai đoạn từ năm 1877 với số lượng ước tính 1.400 khẩu. Trong ảnh là một khẩu 155.Mle 1877 trưng bài ở Pháp ngày nay. Thân pháo trông khá giống với khẩu ở Việt Nam, nhưng có bánh, trong khi pháo ở thành cổ Lạng Sơn đặt cố định. Ảnh: Wikipedia.
Tìm kiếm thông tin căn cứ theo những con số này thì có thể khẩu đại bác ở thành cổ Lạng Sơn vốn do Pháp chế tạo, tên đầy đủ của nó là "de Bange 155 mm long cannon mle. 1877" được sản xuất trong giai đoạn từ năm 1877 với số lượng ước tính 1.400 khẩu. Trong ảnh là một khẩu 155.Mle 1877 trưng bài ở Pháp ngày nay. Thân pháo trông khá giống với khẩu ở Việt Nam, nhưng có bánh, trong khi pháo ở thành cổ Lạng Sơn đặt cố định. Ảnh: Wikipedia.
Có khả năng Pháp đưa khẩu đại bác khổng lồ này tới Việt Nam trong những năm đô hộ đất nước ta. Sau khi rút đi, chúng bị vứt bỏ lại vì cũng đã lỗi thời.
Có khả năng Pháp đưa khẩu đại bác khổng lồ này tới Việt Nam trong những năm đô hộ đất nước ta. Sau khi rút đi, chúng bị vứt bỏ lại vì cũng đã lỗi thời.
Theo các tài liệu nước ngoài, khẩu đại bác "de Bange 155 mm long cannon mle. 1877" có cỡ nòng 155mm, nặng tới 5,7 tấn, chiều dài nòng 4,2m.
Theo các tài liệu nước ngoài, khẩu đại bác "de Bange 155 mm long cannon mle. 1877" có cỡ nòng 155mm, nặng tới 5,7 tấn, chiều dài nòng 4,2m.
Pháo bắn ra những viên đạn nổ phá nặng 43,2kg, tầm bắn 12,7km, tốc độ bắn 1 phát/phút. Trong ảnh, bệ pháo gắn chặt vào bê tông, không rõ là do Pháp bố trí hay sau này ta bố trí để bảo tồn khẩu pháo?
Pháo bắn ra những viên đạn nổ phá nặng 43,2kg, tầm bắn 12,7km, tốc độ bắn 1 phát/phút. Trong ảnh, bệ pháo gắn chặt vào bê tông, không rõ là do Pháp bố trí hay sau này ta bố trí để bảo tồn khẩu pháo?
Mặc dù được chế tạo từ cách đây cả thế kỷ, nhưng khẩu pháo ngoài vết rỉ sét theo thời gian thì phần chính như nòng pháo, các bộ phận chốt giữ vẫn vẹn nguyên. Trên thân súng có khắc số “244”, phải chăng đây là khẩu thứ 244 được sản xuất?
Mặc dù được chế tạo từ cách đây cả thế kỷ, nhưng khẩu pháo ngoài vết rỉ sét theo thời gian thì phần chính như nòng pháo, các bộ phận chốt giữ vẫn vẹn nguyên. Trên thân súng có khắc số “244”, phải chăng đây là khẩu thứ 244 được sản xuất?
Tất nhiên để sử dụng nó hiện tại là điều không thể vì thứ nhất là không có đạn và phần lớn cơ cấu bắn pháo đã bị hư hỏng hoàn toàn.
Tất nhiên để sử dụng nó hiện tại là điều không thể vì thứ nhất là không có đạn và phần lớn cơ cấu bắn pháo đã bị hư hỏng hoàn toàn.
Đây có lẽ là cơ cấu phục vụ nâng hạ nòng pháo.
Đây có lẽ là cơ cấu phục vụ nâng hạ nòng pháo.
Chân bệ pháo vẫn trường tồn theo thời gian giữ cho khẩu đại bác luôn hướng lên trời cao.
Chân bệ pháo vẫn trường tồn theo thời gian giữ cho khẩu đại bác luôn hướng lên trời cao.
Theo các nhà nghiên cứu, thành cổ Lạng Sơn hình chữ nhật, có 4 cửa các hướng Đông, Tây, Nam, Bắc và 19 điểm canh, nay chỉ còn lại 2 cổng thành khá nguyên vẹn là phía Nam và Tây cùng một số đoạn thành. Chu vi của thành khoảng một km, xung quanh bốn mặt đều rộng thoáng, bằng phẳng rất thuận tiện cho việc triển khai tấn công và ứng cứu khi cần thiết. Đây là vị trí quân sự đắc địa có ưu thế cả công lẫn phòng thủ. Trong ảnh là cổng phía Nam còn nguyên vẹn.
Theo các nhà nghiên cứu, thành cổ Lạng Sơn hình chữ nhật, có 4 cửa các hướng Đông, Tây, Nam, Bắc và 19 điểm canh, nay chỉ còn lại 2 cổng thành khá nguyên vẹn là phía Nam và Tây cùng một số đoạn thành. Chu vi của thành khoảng một km, xung quanh bốn mặt đều rộng thoáng, bằng phẳng rất thuận tiện cho việc triển khai tấn công và ứng cứu khi cần thiết. Đây là vị trí quân sự đắc địa có ưu thế cả công lẫn phòng thủ. Trong ảnh là cổng phía Nam còn nguyên vẹn.
Hiện thời điểm xây thành chưa được xác định, đến năm Hồng Đức thứ 26 nhà Lê (1495) được tu bổ. Những lần sửa chữa tiếp theo là vào năm 1756 - 1758 triều Cảnh Hưng, năm 1837 nhà Nguyễn, năm 2001 cổng vòm phía Nam được tu bổ và cắm bia biển bảo vệ, tới năm 2005-2006 lại được tu sửa lớn.
Hiện thời điểm xây thành chưa được xác định, đến năm Hồng Đức thứ 26 nhà Lê (1495) được tu bổ. Những lần sửa chữa tiếp theo là vào năm 1756 - 1758 triều Cảnh Hưng, năm 1837 nhà Nguyễn, năm 2001 cổng vòm phía Nam được tu bổ và cắm bia biển bảo vệ, tới năm 2005-2006 lại được tu sửa lớn.
Mời quý độc giả xem video thành nhà Hồ nhìn từ trên không. Nguồn: Youtube/NamVlog.

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.