Giải mã hầm trú bom nguyên tử 'khủng' của Trung Quốc được tiết lộ sau 40 năm

Khi Trung Quốc bị tấn công bằng bom nguyên tử, thì nơi nào ở quốc gia này là nơi trú ẩn an toàn nhất? Hầm trú ẩn 816 sau gần 40 năm mới được công khai chính là hầm trú ẩn an toàn nhất.

Giải mã hầm trú bom nguyên tử 'khủng' của Trung Quốc được tiết lộ sau 40 năm
Uy lực của bom hạt nhân hiện nay cả thế giới đều rõ ràng. Cuối thời kỳ Thế chiến II, Mỹ đã thả hai quả bom nguyên tử cho Nhật Bản, sự tàn khốc khủng khiếp của bom nguyên tử đã làm cho Nhật Bản từ bỏ kháng chiến trực tiếp.
Sau khi sự kiện này xảy ra, các nước lớn đã bắt đầu nghiên cứu về bom nguyên tử, và cũng lo lắng về mối đe dọa hạt nhân từ nước khác. Mặc dù vụ nổ bom nguyên tử là “ác mộng” của thế giới, nhưng không phải là không có biện pháp trú ngụ an toàn. Và Trung Quốc đã có phương án phòng bị trong trường hợp quốc gia này bị tấn công bằng bom nguyên tử.
Giai ma ham tru bom nguyen tu 'khung' cua Trung Quoc duoc tiet lo sau 40 nam

Nổ bom nguyên tử là “ác mộng” của thế giới. Nguồn: Ifeng 

Địa điểm thứ nhất, cũng là nơi an toàn nhất, đó là “công trình trú ngụ hạt nhân 816” trong núi ở thành phố Trùng Khánh. Công trình này được mệnh danh là “hang động nhân tạo số 1 thế giới”. Ban đầu, địa điểm này được xây dựng nhằm chế tạo vũ khí hạt nhân của Trung Quốc để phản công hiệu quả các cuộc tấn công hạt nhân.

Tuy nhiên, với sự phát triển đa dạng hóa các loại vũ khí hạt nhân của Trung Quốc, địa điểm nghiên cứu chế tạo cố định kiểu cũ này đã hông còn có thể đáp ứng nhu cầu quốc phòng của Trung Quốc, do đó, địa điểm này, từng là một bí mật hàng đầu, giờ đây đã được công khai. Tất nhiên, nếu xảy một cuộc tấn công bằng bom nguyên tử thì trú ẩn ở công trình này là địa điểm an toàn nhất.

Giai ma ham tru bom nguyen tu 'khung' cua Trung Quoc duoc tiet lo sau 40 nam-Hinh-2

“Công trình trú ngụ hạt nhân 816” ở Trùng Khánh được mệnh danh là “hang động nhân tạo số 1 thế giới”. Nguồn: Ifeng 

Năm 1966, Thủ tướng Chu Ân Lai phê chuẩn việc xây dựng “căn cứ công nghiệp nguyên liệu hạt nhân Trung Quốc ở núi Bồi Lăng, Trùng Khánh”. Công trình bao gồm lò phản ứng hạt nhân, khu xử lý hóa học và nhà máy hạt nhân dưới lòng đất cung cấp nguyên liệu hạt nhân cho bom nguyên tử. Quân ủy Trung ương Trung Quốc chỉ đạo trực tiếp Sư công binh số 54 (lực lượng bộ đội 8342) phụ trách xây dựng công trình, đây là công trình thuộc hạng mục quân sự tối mật.

Tháng 2/1967, Trung Quốc bắt đầu công tác xây dựng, tổng đầu tư cho công trình là 740 triệu NDT (thời điểm năm 1967). Thị trấn Bồi Lăng điều động 10.000 nhân công, nhân viên kỹ thuật được tuyển dụng trên toàn Trung Quốc lên đến gần 10.000 người, tổng cộng tham gia xây dựng là 60.000 người cả dân sự và quân sự.

Giai ma ham tru bom nguyen tu 'khung' cua Trung Quoc duoc tiet lo sau 40 nam-Hinh-3
 Công trình được xây dựng với 60.000 nhân công, tổng diện tích đạt 104.000 m2. Nguồn: Ifeng

Năm 1984 Trung Quốc dừng thi công, khi đó đã hoàn thành được 85% công trình, lắp đặt được 60% thiết bị. Tháng 4/2002, Ủy ban Công nghệ Khoa học Quốc phòng Trung Quốc ban hành lệnh “giải mật” đối với công trình này, tuy nhiên phải đến tháng 9/2016 công trình mới chính thức hoàn thành 100%. Tháng 1/2018, công trình được Trung Quốc đưa vào danh sách bảo vệ di sản công nghiệp Trung Quốc, tháng 7/2019 trở thành khu du lịch cấp AAAA của Trung Quốc.

Tổng diện tích của công trình 816 là 104.000 m2, có 18 động lớn. Số lượng đường, động dẫn hướng, động nhánh, đường hầm và giếng lên tới con số 130, tổng chiều dài của các con đường trong công trình đạt 20 km, tòa nhà cao nhất trong công trình đạt 79,6 m với 9 tầng, chiều rộng tường là 25 m, chiều rộng của mái vòm là 31,2 m, diện tích đạt 130.000 m2. Sử dụng kết cấu “trong động có nhà, trong nhà có động, trong động có sông”.

Giai ma ham tru bom nguyen tu 'khung' cua Trung Quoc duoc tiet lo sau 40 nam-Hinh-4

Cao nguyên Thanh Tạng là khu vực cao nhất Trung Quốc cũng là địa điểm trú ấn an toàn khi Trung Quốc bị tấn công bằng bom nguyên tử. Nguồn: Ifeng 

Địa điểm thứ hai là cao nguyên Thanh Tạng ở Tây Tạng, nơi càng bằng phẳng, thì tốc độ lan truyền của vụ nổ vũ khí hạt nhân càng nhanh. Tuy nhiên, cao nguyên Thanh Tạng rất cao. Nơi càng cao, không khí càng mỏng hơn và có rất nhiều ngọn núi xung quanh để ngăn chặn sức nổ của bom nguyên tử.

Uy lực của bom nguyên tử sẽ chỉ tập trung trong một phạm vi nhỏ, từ đó giảm đáng kể sự lan truyền của bức xạ từ vụ nổ hạt nhân. Ngoài cao nguyên Thanh Tạng thì lưu vực Tứ Xuyên có độ cao giống như cao nguyên, có thể làm giảm tác hại của vũ khí hạt nhân.

Giai ma ham tru bom nguyen tu 'khung' cua Trung Quoc duoc tiet lo sau 40 nam-Hinh-5

Các công trình hầm ngầm dưới lòng đất của Trung Quốc cũng là địa điểm trú ẩn tạm thời. Nguồn: Ifeng 

Địa điểm thứ ba là các công sự kiên cố dưới lòng đất. Theo nguyên lý, bom nguyên tử thường áp dụng hình thức nổ trên không mà không trực tiếp chạm vào mặt đất. Một vụ nổ bom nguyên tử sẽ tạo ra nhiều thiệt hại như nhiệt độ cao, bức xạ ánh sáng, sóng xung kích... rất khó để sống sót trong trung tâm vụ nổ.

Tuy nhiên, nếu trú ẩn dưới lòng đất, vẫn có thể tránh được phần lớn thiệt hại của vụ nổ. Ở Trung Quốc, các hầm trú ẩn phòng không, tầng hầm và tàu điện ngầm là tất cả những nơi có thể tránh ngắn hạn.

Mục kích hầm trú bom đặc biệt bên trong khách sạn Metropole HN

Tại căn hầm trú bom độc đáo bên trong khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội, những đồ vật được bảo tồn gần như nguyên vẹn. 

Mục kích hầm trú bom đặc biệt bên trong khách sạn Metropole HN
Muc kich ham tru bom dac biet ben trong khach san Metropole HN
Cách đây 3 năm khi đang xây dựng công trình mới, Sofitel Legend Metropole Hà Nội phát hiện ra căn hầm trú bom đặc biệt này. Trong ảnh là lối vào căn hầm sau khi đã được tu sửa lại để du khách vào tham quan. 

Hầm tránh bom hạt nhân 400 tỷ siêu sang ở Mỹ

Căn hầm tránh bom hạt nhân được đào sâu 12 mét dưới lòng đất và nội thất không thua kém bất kì khách sạn 5 sao nào.

Hầm tránh bom hạt nhân 400 tỷ siêu sang ở Mỹ
Ham tranh bom hat nhan 400 ty sieu sang o My
 Căn hầm nằm sâu 12 mét dưới lòng đất.

Thâm nhập “hầm trú bom hạt nhân” sâu 110m của Triều Tiên

"Hầm trú bom hạt nhân” sâu 110m của Triều Tiên là hệ thống hầm đặt sâu nhất thế giới và kéo dài 30 km xung quanh Bình Nhưỡng.

Thâm nhập “hầm trú bom hạt nhân” sâu 110m của Triều Tiên
Những bức ảnh ấn tượng dưới đây được chụp bên trong hệ thống tàu điện ngầm sâu 110 mét ở thủ đô Bình Nhưỡng được mệnh danh là "Hầm trú bom hạt nhân”. Hệ thống đường hầm phức tạp này được xem là nơi trú bom hạt nhân trọng bậc nhất của Triều Tiên nếu cuộc chiến giữa Bình Nhưỡng và Washington diễn ra. Những đường tàu điện sâu nhất thế giới của Triều Tiên có hai làn, kéo dài khoảng 30 km quanh thủ đô. Công trình này bắt đầu đi vào hoạt động năm 1973. Ông Kim Nhật Thành là người quyết định xây dựng hệ thống tàu điện ngầm.
Tham nhap “ham tru bom hat nhan” sau 110m cua Trieu Tien
Tranh bích họa bên trong "hầm trú bom hạt nhân". 
Đầu năm nay, một quan chức Triều Tiên từng khẳng định nước này không hề lo sợ nếu chiến tranh với Mỹ xảy ra. Các toa tàu sử dụng trong hệ thống được mua lại từ Đức năm 1999. Triều Tiên nhiều lần khẳng định đây là sản phẩm do họ tự thiết kế và sản xuất. Dù vậy, những hình vẽ chằng chịt in tiếng Đức trên toa tàu đã khiến mọi người nghĩ theo hướng khác.
Tham nhap “ham tru bom hat nhan” sau 110m cua Trieu Tien-Hinh-2
Hệ thống nằm sâu 110 mét dưới lòng đất. 
Nhiếp ảnh gia Pháp Eric Lafforgue chụp các bức ảnh này trong chuyến thăm tới Bình Nhưỡng. Tổng cộng 17 ga, kéo dài 30 km dưới lòng đất ở độ sâu 110 mét. “Bạn dùng hệ thống tự động để lấy vé. Nhưng ngày tôi đến, hệ thống này không hoạt động. Một nhân viên soát vé đã giúp tôi kiểm tra thủ công”, Eric chia sẻ.
Tham nhap “ham tru bom hat nhan” sau 110m cua Trieu Tien-Hinh-3
 
“Mỗi ga tàu được đặt tên khác nhau: Đồng Chí, Sao Đỏ, Vinh Quang, Tự Do, Chiến Thắng…Khi đi vào trong nhà ga ngầm dưới đất, ông có cảm giác như đang tham gia vào một bộ phim. Những bản nhạc cách mạng được bật lên từ hệ thống loa phóng thanh cỡ lớn”, Eric nói.
Tham nhap “ham tru bom hat nhan” sau 110m cua Trieu Tien-Hinh-4
 
Cách đây ít ngày, Triều Tiên tuyên bố sẽ nã 4 quả tên lửa Hwasong-12 vào đảo Guam của Mỹ ở Thái Bình Dương. Nơi đây đặt căn cứ quân sự quan trọng của Mỹ ở khu vực, nơi đồn trú hơn 6.000 lính và nhiều thiết bị quân sự quan trọng. Khoảng cách từ đảo Guam tới Triều Tiên là 3.400 km và tên lửa sẽ mất khoảng 18 phút để tới đích. Truyền hình Triều Tiên tuyên bố rằng ông Kim Jong-un đang xem xét kế hoạch tấn công đảo Guam và sẽ quyết định trong mấy ngày tới.

Đọc nhiều nhất

Tin mới