Thâm nhập “hầm trú bom hạt nhân” sâu 110m của Triều Tiên

"Hầm trú bom hạt nhân” sâu 110m của Triều Tiên là hệ thống hầm đặt sâu nhất thế giới và kéo dài 30 km xung quanh Bình Nhưỡng.

Thâm nhập “hầm trú bom hạt nhân” sâu 110m của Triều Tiên
Những bức ảnh ấn tượng dưới đây được chụp bên trong hệ thống tàu điện ngầm sâu 110 mét ở thủ đô Bình Nhưỡng được mệnh danh là "Hầm trú bom hạt nhân”. Hệ thống đường hầm phức tạp này được xem là nơi trú bom hạt nhân trọng bậc nhất của Triều Tiên nếu cuộc chiến giữa Bình Nhưỡng và Washington diễn ra. Những đường tàu điện sâu nhất thế giới của Triều Tiên có hai làn, kéo dài khoảng 30 km quanh thủ đô. Công trình này bắt đầu đi vào hoạt động năm 1973. Ông Kim Nhật Thành là người quyết định xây dựng hệ thống tàu điện ngầm.
Tham nhap “ham tru bom hat nhan” sau 110m cua Trieu Tien
Tranh bích họa bên trong "hầm trú bom hạt nhân". 
Đầu năm nay, một quan chức Triều Tiên từng khẳng định nước này không hề lo sợ nếu chiến tranh với Mỹ xảy ra. Các toa tàu sử dụng trong hệ thống được mua lại từ Đức năm 1999. Triều Tiên nhiều lần khẳng định đây là sản phẩm do họ tự thiết kế và sản xuất. Dù vậy, những hình vẽ chằng chịt in tiếng Đức trên toa tàu đã khiến mọi người nghĩ theo hướng khác.
Tham nhap “ham tru bom hat nhan” sau 110m cua Trieu Tien-Hinh-2
Hệ thống nằm sâu 110 mét dưới lòng đất. 
Nhiếp ảnh gia Pháp Eric Lafforgue chụp các bức ảnh này trong chuyến thăm tới Bình Nhưỡng. Tổng cộng 17 ga, kéo dài 30 km dưới lòng đất ở độ sâu 110 mét. “Bạn dùng hệ thống tự động để lấy vé. Nhưng ngày tôi đến, hệ thống này không hoạt động. Một nhân viên soát vé đã giúp tôi kiểm tra thủ công”, Eric chia sẻ.
Tham nhap “ham tru bom hat nhan” sau 110m cua Trieu Tien-Hinh-3
 
“Mỗi ga tàu được đặt tên khác nhau: Đồng Chí, Sao Đỏ, Vinh Quang, Tự Do, Chiến Thắng…Khi đi vào trong nhà ga ngầm dưới đất, ông có cảm giác như đang tham gia vào một bộ phim. Những bản nhạc cách mạng được bật lên từ hệ thống loa phóng thanh cỡ lớn”, Eric nói.
Tham nhap “ham tru bom hat nhan” sau 110m cua Trieu Tien-Hinh-4
 
Cách đây ít ngày, Triều Tiên tuyên bố sẽ nã 4 quả tên lửa Hwasong-12 vào đảo Guam của Mỹ ở Thái Bình Dương. Nơi đây đặt căn cứ quân sự quan trọng của Mỹ ở khu vực, nơi đồn trú hơn 6.000 lính và nhiều thiết bị quân sự quan trọng. Khoảng cách từ đảo Guam tới Triều Tiên là 3.400 km và tên lửa sẽ mất khoảng 18 phút để tới đích. Truyền hình Triều Tiên tuyên bố rằng ông Kim Jong-un đang xem xét kế hoạch tấn công đảo Guam và sẽ quyết định trong mấy ngày tới.

Hãi hùng 5 vụ mất tích bom hạt nhân đầy bí ẩn

Broken Arrow (Mũi tên gãy) là thuật ngữ nói về sự cố hạt nhân, còn Empty Quiver (Ống tên rỗng) - hành vi đánh cắp tài sản hạt nhân, đặc biệt là bom.

Hãi hùng 5 vụ mất tích bom hạt nhân đầy bí ẩn
Theo thống kê, kể từ thời Chiến tranh Lạnh, ước tính có trên 8 quả bom hạt nhân bị mất tích, với tổng công suất nổ kết hợp tương đương 2.200 quả bom Mỹ ném xuống Hiroshima trước khi Thế chiến II kết thúc.

Giật mình hậu quả Mỹ ném bom hạt nhân xuống Nhật 1945

(Kiến Thức) - Mỹ ném bom hạt nhân xuống Nhật Bản năm 1945 đã góp phần chấm dứt Chiến tranh thế giới 2 nhưng hậu quả mà nó để lại vô cùng nặng nề.

Giật mình hậu quả Mỹ ném bom hạt nhân xuống Nhật 1945
Giat minh hau qua My nem bom hat nhan xuong Nhat 1945
 Năm 1945, Mỹ ném bom hạt nhân xuống 2 thành phố của Nhật Bản là Hiroshima và Nagasaki. Cụ thể, ngày 6/8/1945, Mỹ ném quả bom đầu tiên mang tên “Little Boy” xuống Hiroshima. Ngày 9/8/1945, quả bom thứ hai mang tên “Fat Man” rơi xuống Nagasaki. Theo ước tính, hơn 300.000 người thiệt mạng trong 2 vụ ném bom hạt nhân trên.

Cố đô Kyoto tránh bom hạt nhân của Mỹ năm 1945 thế nào?

(Kiến Thức) - Cố đô Kyoto của Nhật Bản tránh bị Mỹ ném bom hạt nhân năm 1945 là nhờ Bộ trưởng Chiến tranh Mỹ Henry Stimson.

Cố đô Kyoto tránh bom hạt nhân của Mỹ năm 1945 thế nào?
Co do Kyoto tranh bom hat nhan cua My nam 1945 the nao?
 Vài tuần trước Mỹ ném bom hạt nhân - vũ khí hủy diệt mạnh nhất trong lịch sử nhân loại, thành phố Nagasaki không nằm trong danh sách những mục tiêu tiềm năng. Thay vào đó, cố đô Kyoto có tên trong danh sách trên.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.