Giải mã điệp vụ ăn cắp MiG-21 của tình báo Israel (2)

(Kiến Thức) - Những thất bại ở Ai Cập 1962 không làm nản lòng người Do Thái, với sự ủng hộ từ lãnh đạo, Mossad tiếp tục triển khai điệp vụ mang tên Kim Cương.

Điệp vụ đánh cắp kim cương MiG-21
Những thất bại liên tiếp khiến cho Mossad phải tạm thời ngừng “cuộc săn” của mình. Nhưng nay, khi được các lãnh đạo và không quân ủng hộ, các hoạt động lại tiếp tục tiếp diễn với một quy mô lớn hơn trước. Một chiến dịch kỳ công và nhạy cảm vào loại bậc nhất trong lịch sử tình báo Israel được khởi động vào giữa năm 1963 mang tên “Chiến dịch Kim cương”, mục tiêu vẫn không gì khác: phải có một chiếc MiG-21 bằng mọi giá. Những người lãnh đạo hành động lần này vẫn quyết định giữ cách làm là tiếp cận và mua chuộc các phi công. Lần này họ thực hiện công việc chuẩn bị hết sức thận trọng, những thất bại trước đây không lâu đã khiến Liên Xô và các nước được trang bị MiG-21 ở Trung Đông cực kỳ cảnh giác.
Những thất bại liên tiếp không làm nản lòng Mossad, họ tiếp tục lên phương án mới nhằm đánh cắp MiG-21F-13.
 Những thất bại liên tiếp không làm nản lòng Mossad, họ tiếp tục lên phương án mới nhằm đánh cắp MiG-21F-13.
Trong lúc đang gặp khó thì Mossad bỗng dưng nhận được món quà lớn. Nó đến từ một “đứa con lưu lạc” của đất mẹ Israel, một người đàn ông mang tên Yosef. Ông ta đang làm việc cho Văn phòng dịch vụ của Israel tại Iran, sống trong một gia đình Iraq từ năm lên 10 và từ lâu đã được coi là một thành viên quan trọng của gia đình giàu có này. Tuy nhiên, gần đây Yosef và một vài người trong nhà có những xích mích không nhỏ và ông ta có “xu hướng” tìm về nguồn cội Do Thái của mình, điều mà trước đây người đàn ông gần 60 tuổi này còn chẳng thèm để ý. Ông ta chủ động móc nối với tình báo Israel và nói rằng có một vài điều bí mật muốn nói với họ.
Trong cuộc gặp bí mật đầu tiên, Yosef tiết lộ rằng trong gia đình mình có một người đang phục vụ cho Không quân Iraq – phi công Munir Radfa đang chỉ huy một phi đội tiêm kích. Anh ta từng được đào tạo cả ở Liên Xô và Mỹ, đang có một tương lai sáng lạng, nhưng điểm chú ý là gia đình của Munir là những tín đồ Công Giáo phái Maronites.
Theo Yosef tiết lộ thì Munir cũng như các thành viên trong gia đình của tỏ ra rất thất vọng với cách mà chính phủ của mình đối xử với các những người thờ Chúa Giê-xu. Ở những nước đạo Hồi như Iraq, phần thiểu số những người dân theo tôn giáo khác đều bị phân biệt dù họ là ai và đang làm gì. Viên phi công này cũng đã nhiều lần bức xúc vì chính sách quá “cứng rắn” mà Iraq dùng với các dân tộc thiểu số. Anh căm ghét những khi bị ép phải lái máy bay ném bom vào những ngôi làng nhỏ của người Kurd. Rõ ràng những năm tháng sống ở trời Tây đã cho chàng trai này có cái nhìn mới mẻ, khác xa với những đa số người dân khác.
Những thông tin mà Yosef cung cấp làm Amit đặc biệt thấy hứng thú và trùm Mossad không ngại ngần đáp ứng những vòi vĩnh về tài chính để có được những thông tin giá trị cũng như để Yosef tìm cách thuyết phục Munir Radfa gặp đại diện Israel. Thực ra việc này quá khó với Yosef vì với tư cách là một người thân thiết trong nhà, ông ta biết Munir từ lâu đã có ý “ngưỡng mộ” đất nước Do Thái.
Phi công Iraq Munir Radfa ảnh chụp năm 1966 (trái) và năm 1998 (phải). Ông này qua đời năm 1998 sau một cơn đau tim.
 Phi công Iraq Munir Radfa ảnh chụp năm 1966 (trái) và năm 1998 (phải). Ông này qua đời năm 1998 sau một cơn đau tim.
Không lâu sau đó, Meir Amit đã rất vui mừng khi Munir đồng ý gặp gỡ, cuộc gặp được sắp đặt ở châu Âu trong một chuyến đi nghỉ của viên phi công này. Với kỹ năng nghiệp vụ già đời, điệp viên Mossad đã làm đối phương mềm lòng, một số tiền lớn, một căn nhà tại Israel và một công việc tốt đủ để đảm bảo cuộc sống là những gì Mossad cam kết. Munir có thể lái MiG-21 bay qua Israel nhưng điều duy nhất mà anh băn khoăn là đại gia đình của mình. Họ có thể bị xử tử vì anh ta, nhưng rất nhanh chóng Amit đã khẳng định rằng, Mossad sẽ lo liệu tất cả, trước khi anh cất cánh cho chuyến bay định mệnh thì tất cả người thân ruột thịt sẽ được di chuyển sang Israel một cách an toàn.
Trong một hoạt động tuyệt mật năm 1966, qua những con đường vòng vèo Munir được đưa tới Tel Aviv. Anh ta được đích thân thủ lĩnh của lực lượng không quân đặc biệt, tướng Isaiahu (Shaike) Bareket đưa đi “tham quan” khu vực biên giới Israel trên một chiếc phi cơ Meteor hai chỗ ngồi. Sau khi làm quen với “đường đi lối lại”, hai người thảo luận vạch ra kế hoạch bay cho hành trình đào thoát tương lai.
Những người được tiếp xúc với viên phi công Iraq lần ấy đều bị thuyết phục rằng anh ta chính là sự lựa chọn hoàn hảo cho chiến dịch này... Liên lạc giữa Munir và Mossad vẫn được giữ đều đặn. Tất cả đều phải kiên nhẫn và âm thầm chờ đợi vì quãng đường tối thiểu để Munir đào thoát theo tính toán cũng phải lên tới 900km trong khi lượng nhiên liệu mà những chiếc MiG-21 mang theo trong mỗi lần cất cánh đều được các chuyên gia Liên Xô kiểm tra, đảm bảo chỉ đủ cho chúng hoàn thành bài bay tập, đó cũng là một “khóa an ninh” nhằm phòng ngừa việc phi công lái máy bay “lạc” sang nước khác. Trong lúc này, theo như thỏa thuận, Mossad sắp xếp để một phần gia đình của Munir rời khỏi đất nước với những nguyên cớ khác nhau như đi du lịch hoặc dưỡng bệnh.
KGB “cay sống mũi”
Ngày 9/8/1966, Munir gửi một thông báo tới tướng Amit rằng cơ hội đã đến, anh ta chuẩn bị có một bài bay dài và đã sẵn sàng đào thoát.
Rồi ngày định mệnh đó cũng đến, ngày 16/81966, đại úy phi công Munir Radfa bước ra phi trường, đến chỗ MiG-21 của mình, 490 lít nhiên liệu là đủ cho anh hoàn thành “nhiệm vụ”... thực hiện các thao tác khởi động quen thuộc và đưa chiếc tiêm kích số hiệu 370 cất cánh. Munir nhìn xuống một lượt và cất tiếng thở dài, đây sẽ là lần cuối cùng anh được lái MiG-21...
Lấy độ cao lên 30.000 feet để lượng nhiên liệu tiêu thụ ở mức tối ưu, chiếc MiG-21 rời lãnh thổ Iraq mà không gặp bất cứ khó khăn nào nhưng khi tới không phận Jordan, nó bị chặn bởi 2 chiếc Hawker Hunters của Không quân Hoàng gia Jordan. Munir đã cố gắng liên lạc vô tuyến với họ, máy bay của Jordan không trả lời nhưng lại để anh ta đi tiếp, có lẽ vì biểu tượng cờ Iraq trên chiếc máy bay (Jordan lúc này cũng là một đồng minh của Iraq).
Chiếc MiG-21F-13 được trưng bày trước báo chí sau khi Radfa bay tới được Israel.
 Chiếc MiG-21F-13 được trưng bày trước báo chí sau khi Radfa bay tới được Israel.
Khi đến gần biên giới Israel, chiếc MiG-21 được hai máy bay Mirage III chờ sẵn ở đó hộ tống về căn cứ không quân Hazor. Cũng trong sáng hôm ấy những người thân còn lại của Munir được bí mật trở trên hai xe tải đến vùng giáp biên giới Iran, những người Kurd ở đây dẫn họ sang bên kia, nơi mà Mossad đã bố trí trực thăng đợi sẵn để trở họ về Israel.
Khi Iraq và Liên Xô phát hiện ra sự việc thì mọi thứ đã an bài. Israel đã chuẩn bị từ trước một lá thư do “viên phi công Iraq viết” để công bố với công chúng rằng: Munir tự động đào ngũ và chốn chạy sang Israel vì anh ta cảm thấy không thể chịu đựng những chính sách dã man mà chính quyền Iraq dùng với những người Kurd thiểu số và rằng anh ta không bay sang một nước A Rập nào đó vì sợ bị dẫn độ về Iraq.
Những nội dung này ngay sau đó được thống nhất với chính Munir và gia đình, Israel tổ chức một buổi họp báo sau đó, Munir xuất hiện trước và xác nhận lại nội dung của bức thư, sau đó anh ta biến mất khỏi công chúng mãi mãi. Đây là một vụ việc gây chấn động ghê gớm, báo chí khắp thế giới liên tục giật tít và nói về vấn đề này, mọi người chăm chú theo dõi và tin vào những gì Israel đã công bố.
Nhưng các chuyên gia Liên Xô và KGB không tin như vậy, họ “ngửi” thấy mùi của Mossad trong vụ việc này. Người Nga cảm thấy cay sống mũi, hệ thống an ninh của họ đã bị qua mặt bởi một chiêu kinh điển. Bí mật quân sự của họ đã rơi vào tay kẻ thù. Đó không phải là tai nạn mà là thảm họa! Moscow liên tục gây sức ép để đòi lại máy bay nhưng Tel Aviv tất nhiên là không chấp nhận “có gan làm thì có gan chịu”. Họ đã chạm tay được vào “báu vật” mà ngay cả Mỹ cũng đang thèm khát và sẵn sàng quăng ra nhiều triệu USD (thời đó USD có giá trị hơn bây giờ rất nhiều lần) để có được.
Phi công Danny Shapira và chiếc MiG-21F-13 đã đổi phù hiệu Không quân Israel.
 Phi công Danny Shapira và chiếc MiG-21F-13 đã đổi phù hiệu Không quân Israel.
Làm chủ MiG-21
Sau khi có được mẫu phi cơ mới nhất của Không quân Liên Xô, Israel nhanh chóng thực hiện việc kiểm tra, tìm hiểu và thử nghiệm loại máy bay này. Phi công thử nghiệm được chọn là Danny Shapira thuộc phi đội “The Bat”. Chính thiếu tướng không quân Moti Hod đã lựa chọn anh: “ Cậu sẽ là phi công thử nghiệm đầu tiên của phương Tây được ngồi lên MiG-21. Hãy học cách điều khiển nó. Người của tôi đã thành lập một tổ kỹ thuật để chăm sóc cho chiếc máy bay. Chúng ta cần phải làm cho nó cất cánh và hiểu được sâu sắc về nó, càng sớm càng tốt!”.
Viên phi công này đã được được gặp Munir Radfa, với tư cách là hai phi công xuất sắc, họ đã trao đổi và làm việc với nhau rất nhiều về MiG-21 tại căn cứ không quân Hazor. Công việc tiếp theo là phải dịch tất cả những chú thích bằng tiếng Nga và tiếng A Rập trên thân máy bay sang tiếng Do Thái. Shapira đã dành một vài tuần để học những kiến thức cần thiết cũng như làm quen với các thao tác trên mặt đất. Đồng thời Israel cũng cho sơn lại chiếc máy bay, thay biểu tượng cờ Iraq bằng cờ Israel và đổi số hiệu của nó thành 007, một con số đầy tính ẩn dụ về nguồn gốc của chiếc máy bay. Chiếc ghế phóng quá hạn cũng được thay mới.
Cuối cùng thì cũng đến ngày chiếc tiêm kích đặc biệt 007 có chuyến bay đầu tiên, sẽ có một chiếc Mirage bay hộ tống cùng.
Chiếc MiG-21F-13 được trưng bày tại bảo tàng Không quân Israel với số hiệu 007 đầy ẩn ý.
 Chiếc MiG-21F-13 được trưng bày tại bảo tàng Không quân Israel với số hiệu 007 đầy ẩn ý.
Sáng hôm đó, tại căn cứ không quân Hazor, các nhân vật quan trọng chỉ huy “Chiến dịch Kim cương” đều có mặt. Tướng Ezer Weizman đã bước đến gần viên phi công và căn dặn: “Danny, đây không phải là một trò chơi vui vẻ. Hãy chắc chắn rằng cậu có thể quay lại mặt đất với chiếc máy bay”.
Quả thực, người ta không thể không nghi ngờ về sự thành công của lần cất cánh này. Shapira xuất sắc nhưng anh đã phải thực hiện một công việc khó khăn mà không có giáo trình hướng dẫn, bỏ qua nhiều giai đoạn đào tạo, chỉ có sự trợ giúp duy nhất từ Munir nhưng trong một thời gian quá gấp. Tuy nhiên, vượt qua tất cả Shapira đã thành công, sau khi đáp xuống sân bay, Munir chạy đến và ôm anh vào lòng: “Cậu bay như thế này thì người A Rập sẽ không bao giờ thắng được!”.
Người Isreal đã bắt đầu hiểu rõ về loại máy bay mới mẻ mà học có trong tay. Họ cho Shapira lái MiG-21 “đối đầu” với những phi công sừng sỏ nhất của không lực Do Thái như thiếu tướng Hertzel Budinger, tướng Ran Peker, tướng Asher Snir và những người khác. Mỗi người là một lại máy bay khác nhau, trên cơ sở đó, không quân xây dựng cách đối phó thích hợp nhất với MiG-21. “Trong những trận đánh mô phỏng, chúng tôi biết được những lợi thế chiến thuật và chiến lược của MiG-21”.
Những kinh nghiệm và bài học tuyệt vời thu nhận được đã giúp Không quân Israel lật ngược thế cờ vốn đang bất lợi cho họ. Điều này nhanh chóng được minh chứng trong những cuộc xung đột giữa nhà nước Do Thái với liên quân A Rập nổ ra sau đó một vài năm, như cuộc chiến Yom Kippur, khi đó những chiếc MiG-21 dưới bàn tay của người A Rập đã nhận thất bại đau đớn...

“Trẻ hóa” sức mạnh tiêm kích MiG-21 Việt Nam (3)

MiG-21 Bison là chương trình nâng cấp hiện đại hóa mà phía Nga giúp đỡ Ấn Độ thực hiện. Gói nâng cấp Bison có nhiều điểm tương đồng với gói MiG-21-93 (công ty Mikoyan, Nga thực hiện) trong phương án nâng cấp (hệ thống điện tử, hỏa lực). Bản thân gói nâng cấp Bison cũng sử dụng hầu hết trang bị do Nga sản xuất.
MiG-21 Bison là chương trình nâng cấp hiện đại hóa mà phía Nga giúp đỡ Ấn Độ thực hiện. Gói nâng cấp Bison có nhiều điểm tương đồng với gói MiG-21-93 (công ty Mikoyan, Nga thực hiện) trong phương án nâng cấp (hệ thống điện tử, hỏa lực). Bản thân gói nâng cấp Bison cũng sử dụng hầu hết trang bị do Nga sản xuất.

MiG-21 Bison được đánh giá là gói nâng cấp tập trung mạnh mẽ yếu tố hỏa lực với khả năng mang tên lửa đối không tầm trung – xa, dẫn đường bằng radar. Khoảng 100 chiếc MiG-21 của Ấn Độ đã được nâng cấp lên gói Bison.
MiG-21 Bison được đánh giá là gói nâng cấp tập trung mạnh mẽ yếu tố hỏa lực với khả năng mang tên lửa đối không tầm trung – xa, dẫn đường bằng radar. Khoảng 100 chiếc MiG-21 của Ấn Độ đã được nâng cấp lên gói Bison.

Theo một số nguồn tin, Việt Nam được cho là đã có thỏa thuận với Ấn Độ hiện đại hóa những chiếc MiG-21MF/bis lên gói Bison.
 Theo một số nguồn tin, Việt Nam được cho là đã có thỏa thuận với Ấn Độ hiện đại hóa những chiếc MiG-21MF/bis lên gói Bison.

MiG-21 Bison thay thế hệ thống radar điều khiển hỏa lực cũ kỹ RP-21MA/RP-22 bằng radar điều khiển hỏa lực đa chế độ Kopyo (Nga sản xuất) có thể phát hiện mục tiêu đường không có diện tích phản hồi radar (RCS) 5m2 ở cách 80km ở bán cầu trước (phía trước máy bay) hoặc 40km ở bán cầu sau (phía sau máy bay), trong khi có thể đồng thời theo dõi 10 mục tiêu và dẫn hướng tên lửa tấn công cùng lúc 2 mục tiêu.
MiG-21 Bison thay thế hệ thống radar điều khiển hỏa lực cũ kỹ RP-21MA/RP-22 bằng radar điều khiển hỏa lực đa chế độ Kopyo (Nga sản xuất) có thể phát hiện mục tiêu đường không có diện tích phản hồi radar (RCS) 5m2 ở cách 80km ở bán cầu trước (phía trước máy bay) hoặc 40km ở bán cầu sau (phía sau máy bay), trong khi có thể đồng thời theo dõi 10 mục tiêu và dẫn hướng tên lửa tấn công cùng lúc 2 mục tiêu.

Trong chế độ không đối đất, radar Kopyo trên MiG-21 Bison có thể phát hiện mục tiêu xe thiết giáp ở cự ly 25km hoặc cầu đường ở cách 100km trong khi theo dõi 2 mục tiêu. Đặc biệt, loại radar này có thể hoạt động đối hải với khả năng phát hiện tàu thuyền cỡ nhỏ ở cách 80km hoặc mục tiêu kích cỡ tương đương khu trục hạm cách 150km.
Trong chế độ không đối đất, radar Kopyo trên MiG-21 Bison có thể phát hiện mục tiêu xe thiết giáp ở cự ly 25km hoặc cầu đường ở cách 100km trong khi theo dõi 2 mục tiêu. Đặc biệt, loại radar này có thể hoạt động đối hải với khả năng phát hiện tàu thuyền cỡ nhỏ ở cách 80km hoặc mục tiêu kích cỡ tương đương khu trục hạm cách 150km.

Với việc thay thế radar cho phép MiG-21 Bison mang được tên lửa không đối không thế hệ mới như R-27 hay R-77. Ngoài ra, trong đối không tầm ngắn nó có thể mang tên lửa tầm nhiệt R-73 (trong ảnh).
Với việc thay thế radar cho phép MiG-21 Bison mang được tên lửa không đối không thế hệ mới như R-27 hay R-77. Ngoài ra, trong đối không tầm ngắn nó có thể mang tên lửa tầm nhiệt R-73 (trong ảnh).

Trong ảnh là một chiếc MiG-21 Bison trang bị đạn tên lửa đối không tầm ngắn R-73 (giá ngoài cánh) và tên lửa đối không tầm trung R-27 (giá phía trong cánh). Loại biến thể R-27 trang bị trên MiG-21 Bison lắp đầu tự dẫn radar bán chủ động, đạt tầm bắn diệt mục tiêu tới 80km, lắp đầu đạn nặng 39kg.
Trong ảnh là một chiếc MiG-21 Bison trang bị đạn tên lửa đối không tầm ngắn R-73 (giá ngoài cánh) và tên lửa đối không tầm trung R-27 (giá phía trong cánh). Loại biến thể R-27 trang bị trên MiG-21 Bison lắp đầu tự dẫn radar bán chủ động, đạt tầm bắn diệt mục tiêu tới 80km, lắp đầu đạn nặng 39kg.

Trong ảnh là một chiếc MiG-21 Bison trang bị đạn đối không tầm ngắn R-73 (giá trong) và đạn đối không tầm trung R-77 (giá ngoài). Với tên lửa R-77, MiG-21 Bison có thể diệt mục tiêu cách xa tới 80km, độ cao diệt mục tiêu giới hạn từ 5m tới 25km. Đặc biệt, R-77 dùng đầu tự dẫn radar chủ động kích hoạt ở pha cuối (cách mục tiêu vài chục km tên lửa sự tự xác định, tấn công không cần can thiệp từ máy bay phóng).
Trong ảnh là một chiếc MiG-21 Bison trang bị đạn đối không tầm ngắn R-73 (giá trong) và đạn đối không tầm trung R-77 (giá ngoài). Với tên lửa R-77, MiG-21 Bison có thể diệt mục tiêu cách xa tới 80km, độ cao diệt mục tiêu giới hạn từ 5m tới 25km. Đặc biệt, R-77 dùng đầu tự dẫn radar chủ động kích hoạt ở pha cuối (cách mục tiêu vài chục km tên lửa sự tự xác định, tấn công không cần can thiệp từ máy bay phóng).

Ngoài các thay đổi về radar, hỏa lực cũng như trang bị thêm hệ thống cảnh báo chống tên lửa, hiện đại hóa hệ thống thông tin liên lạc, MiG-21 Bison giữ nguyên phần động lực. Theo đó, những chiếc Bison dùng động cơ tuốc bin phản lực R25-300 thế hệ cũ.
Ngoài các thay đổi về radar, hỏa lực cũng như trang bị thêm hệ thống cảnh báo chống tên lửa, hiện đại hóa hệ thống thông tin liên lạc, MiG-21 Bison giữ nguyên phần động lực. Theo đó, những chiếc Bison dùng động cơ tuốc bin phản lực R25-300 thế hệ cũ.

MiG-21 Bison đạt tốc độ cao gấp hơn 2 lần vận tốc âm thanh, bán kính chiến đấu hơn 600km, trần bay gần 18.000m.
MiG-21 Bison đạt tốc độ cao gấp hơn 2 lần vận tốc âm thanh, bán kính chiến đấu hơn 600km, trần bay gần 18.000m.

Theo các chuyên gia Nga, MiG-21 Bison có thể tương đương với biến thể đời đầu của dòng tiêm kích F-16 (Mỹ). Trong một cuộc tập trận chung với Không quân Mỹ, MiG-21 Bison đã chứng minh có khả năng chống lại những chiếc tiêm kích hiện đại F-15 và F-16.
Theo các chuyên gia Nga, MiG-21 Bison có thể tương đương với biến thể đời đầu của dòng tiêm kích F-16 (Mỹ). Trong  một cuộc tập trận chung với Không quân Mỹ, MiG-21 Bison đã chứng minh có khả năng chống lại những chiếc tiêm kích hiện đại F-15 và F-16.

Vẫn còn quốc gia sắm tiêm kích “già nua” MiG-21

Tạp chí quốc phòng Jane’s Defence đưa tin, Croatian đã ký hợp đồng với Tập đoàn Xuất khẩu Vũ khí Nhà nước Ukrspecexport (Ukraine) để nâng cấp và mua lại 12 tiêm kích phản lực MiG-21.

Đọc nhiều nhất

Tin mới