Giải mã cuộc chiến thương vong đẫm máu nhất trong Thế chiến 2

Giải mã cuộc chiến thương vong đẫm máu nhất trong Thế chiến 2

Trận Stalingrad diễn ra từ tháng 7/1942 - 2/1943 là cuộc chiến thương vong đẫm máu nhất trong Thế chiến 2. Trong trận chiến này, khoảng 2 triệu người thương vong ở cả 2 bên.

Với khoảng 2 triệu người thương vong ở cả 2 bên, trận Stalingrad trở thành  cuộc chiến thương vong đẫm máu nhất trong Thế chiến 2. Đây là trận chiến cam go, ác liệt giữa phát xít Đức với Liên Xô tại thành phố Stalingrad.
Với khoảng 2 triệu người thương vong ở cả 2 bên, trận Stalingrad trở thành cuộc chiến thương vong đẫm máu nhất trong Thế chiến 2. Đây là trận chiến cam go, ác liệt giữa phát xít Đức với Liên Xô tại thành phố Stalingrad.
Vào mùa hè năm 1942, quân đội phát xít Đức đã không thể dễ dàng đánh chiếm thủ đô Moscow bằng cách tấn công chính diện như dự kiến. Vậy nên, chính quyền Hitler quyết định chuyển hướng tấn công xuống khu vực sông Volga và vùng Kavkaz ở phía nam nhằm tạo bàn đạp tấn công Moscow từ phía sau.
Vào mùa hè năm 1942, quân đội phát xít Đức đã không thể dễ dàng đánh chiếm thủ đô Moscow bằng cách tấn công chính diện như dự kiến. Vậy nên, chính quyền Hitler quyết định chuyển hướng tấn công xuống khu vực sông Volga và vùng Kavkaz ở phía nam nhằm tạo bàn đạp tấn công Moscow từ phía sau.
Mục tiêu chính trong chiến dịch này của phát xít Đức là thành phố Stalingrad. Đây là trung tâm hành chính của tỉnh Volgograd và cũng là thành phố công nghiệp lớn cũng như đầu mối giao thông quan trọng. Với vị trí địa lý nằm trong khu vực sông Volga (vựa lúa mì) và gần vùng Kavkaz (vùng dầu lửa quan trọng của Liên Xô), Stalingrad trở thành mục tiêu lớn mà phát xít Đức muốn kiểm soát.
Mục tiêu chính trong chiến dịch này của phát xít Đức là thành phố Stalingrad. Đây là trung tâm hành chính của tỉnh Volgograd và cũng là thành phố công nghiệp lớn cũng như đầu mối giao thông quan trọng. Với vị trí địa lý nằm trong khu vực sông Volga (vựa lúa mì) và gần vùng Kavkaz (vùng dầu lửa quan trọng của Liên Xô), Stalingrad trở thành mục tiêu lớn mà phát xít Đức muốn kiểm soát.
Do vậy, trận Stalingrad diễn ra vô cùng ác liệt từ tháng 7/1942 - 2/1943. Cuộc chiến được chia làm 2 giai đoạn chính gồm: Hồng quân Liên Xô phòng ngự (từ tháng 7/1942 đến ngày 18/11/1942) và Liên Xô phản công (từ ngày 19/11/1942 - 2/2/1943).
Do vậy, trận Stalingrad diễn ra vô cùng ác liệt từ tháng 7/1942 - 2/1943. Cuộc chiến được chia làm 2 giai đoạn chính gồm: Hồng quân Liên Xô phòng ngự (từ tháng 7/1942 đến ngày 18/11/1942) và Liên Xô phản công (từ ngày 19/11/1942 - 2/2/1943).
Trong 2 giai đoạn này, Liên Xô và Đức quốc xã thực hiện nhiều chiến dịch nhỏ nhằm đẩy lui lực lượng đối phương. Phát xít Đức triển khai lực lượng lớn cùng với nhiều vũ khí, khí tài quân sự nhằm sớm đánh bại Liên Xô, nắm quyền kiểm soát Stalingrad để tạo bàn đạp công phá Moscow.
Trong 2 giai đoạn này, Liên Xô và Đức quốc xã thực hiện nhiều chiến dịch nhỏ nhằm đẩy lui lực lượng đối phương. Phát xít Đức triển khai lực lượng lớn cùng với nhiều vũ khí, khí tài quân sự nhằm sớm đánh bại Liên Xô, nắm quyền kiểm soát Stalingrad để tạo bàn đạp công phá Moscow.
Theo đó, Đức quốc xã dội bom và thực hiện các cuộc pháo kích ác liệt ở Stalingrad nhằm khiến quân và dân Staligrad tổn thất lớn rồi sớm đầu hàng. Thế nhưng, mọi việc không diễn ra như tính toán của phát xít Đức. Quân và dân Stalingrad dũng cảm, kiên cường chiến đấu với tinh thần “không lùi dù chỉ một bước”.
Theo đó, Đức quốc xã dội bom và thực hiện các cuộc pháo kích ác liệt ở Stalingrad nhằm khiến quân và dân Staligrad tổn thất lớn rồi sớm đầu hàng. Thế nhưng, mọi việc không diễn ra như tính toán của phát xít Đức. Quân và dân Stalingrad dũng cảm, kiên cường chiến đấu với tinh thần “không lùi dù chỉ một bước”.
Do vậy, dù ban đầu bị quân Đức vây ép, cắt đứt nguồn tiếp tế dẫn đến thương vong lớn nhưng binh sĩ và người dân Liên Xô ở Stalingrad quyết không đầu hàng kẻ thù. Họ tận dụng mọi nguồn lực để giữ vững thành phố và đẩy lui quân địch.
Do vậy, dù ban đầu bị quân Đức vây ép, cắt đứt nguồn tiếp tế dẫn đến thương vong lớn nhưng binh sĩ và người dân Liên Xô ở Stalingrad quyết không đầu hàng kẻ thù. Họ tận dụng mọi nguồn lực để giữ vững thành phố và đẩy lui quân địch.
Giai đoạn phòng ngự của Liên Xô kết thúc vào ngày 18/11/1942. Sau đó, Liên Xô tổ chức các đợt phản công và bao vây khiến quân Đức quốc xã tổn thất lớn. Trước đợt tấn công của Hồng quân Liên Xô từ ngày 10/1/1943 - 2/2/1943, Thống chế Friedrich Paulus từng xin ý kiến Hitler về việc đầu hàng do tổn thất ngày càng lớn. Thế nhưng, Hitler đã hạ lệnh “chiến đấu đến người lính cuối cùng và viên đạn cuối cùng”.
Giai đoạn phòng ngự của Liên Xô kết thúc vào ngày 18/11/1942. Sau đó, Liên Xô tổ chức các đợt phản công và bao vây khiến quân Đức quốc xã tổn thất lớn. Trước đợt tấn công của Hồng quân Liên Xô từ ngày 10/1/1943 - 2/2/1943, Thống chế Friedrich Paulus từng xin ý kiến Hitler về việc đầu hàng do tổn thất ngày càng lớn. Thế nhưng, Hitler đã hạ lệnh “chiến đấu đến người lính cuối cùng và viên đạn cuối cùng”.
Dù cố gắng cầm cự nhưng không có thêm quân tiếp ứng nên Thống chế Friedrich Paulus vẫn không thể giúp quân Đức xoay chuyển tình thế. Cuối cùng, ông làm trái lệnh Hitler để bảo toàn mạng sống cho số binh lính dưới quyền còn lại.
Dù cố gắng cầm cự nhưng không có thêm quân tiếp ứng nên Thống chế Friedrich Paulus vẫn không thể giúp quân Đức xoay chuyển tình thế. Cuối cùng, ông làm trái lệnh Hitler để bảo toàn mạng sống cho số binh lính dưới quyền còn lại.
Theo đó, Liên Xô giành chiến thắng trong trận Stalingrad ác liệt. Dù đánh bại quân Đức quốc xã nhưng Liên Xô có hơn 1,1 triệu người thương vong. Trong khi đó, Đức quốc xã có gần 850.000 người thương vong.
Theo đó, Liên Xô giành chiến thắng trong trận Stalingrad ác liệt. Dù đánh bại quân Đức quốc xã nhưng Liên Xô có hơn 1,1 triệu người thương vong. Trong khi đó, Đức quốc xã có gần 850.000 người thương vong.
Mời độc giả xem video: Khoảng 800.000 tấn bom đạn còn sót lại sau chiến tranh. Nguồn: THDT.

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.