Giải mã bí mật Adam và Eva: Tổ tiên chung của nhân loại

Theo Kinh thánh, Adam và Eva là người đàn ông và người phụ nữ đầu tiên trên Trái đất. Các nhà nghiên cứu đã có khám phá thú vị và bất ngờ về tổ tiên chung của nhân loại.

Được Chúa tạo ra từ bụi đất và đã sống trong Vườn Địa Đàng, Adam và Eva là trung tâm của niềm tin rằng tất cả mọi người trên Trái đất đều có nguồn gốc từ một cặp tổ tiên ban đầu duy nhất. Mặc dù điều này có thể có vẻ khó tin nhưng hiện nay ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy ít nhất một số phần của câu chuyện trên có thể là sự thật.
Cụ thể, các nhà khảo cổ học đã phát hiện những dấu hiệu đáng ngạc nhiên cho thấy Vườn Địa Đàng không chỉ là một nơi có thật mà có thể là nơi khai sinh ra nền văn minh như chúng ta biết ngày nay. Tương tự, các nhà sinh học đã chứng minh rằng, nhân loại thực sự có chung một tổ tiên. Tuy nhiên, việc làm cho Kinh thánh phù hợp với khoa học hiện đại đòi hỏi phải loại bỏ rất nhiều phần trong câu chuyện truyền thống.
Điều đó có thể có nghĩa là phải từ bỏ quan niệm rằng, Chúa đã tạo ra Adam và Eva, hoặc thậm chí đặt câu hỏi liệu tổ tiên trong Kinh thánh có phải là người tinh khôn Homo sapiens hay không. Trong Kinh thánh, Adam và Eva được mô tả sống ở một nơi gọi là Vườn Địa Đàng. Đó là một vùng đất tươi đẹp, trù phú và sung túc. Sách Sáng thế mở đầu Kinh thánh có đề cập đến một con sông chảy qua Vườn Địa Đàng và chia thành 4 nhánh: Pishon, Gihon, Tigris và Euphrates.
Trong số này, Tigris và Euphrates là những con sông nổi tiếng và vẫn chảy qua Iraq ngày nay. Tuy nhiên, sông Gihon và Pishon thì ít được biết đến và vị trí của 2 dòng sông này vẫn chưa được xác định nếu vẫn còn tồn tại. Từ những thông tin trên, nhiều giả thuyết về nơi Vườn Địa Đàng có thể thực sự tồn tại, bao gồm từ Iran và Mông Cổ đến Quận Jackson ở bang Missouri của Mỹ. Tuy nhiên, giả thuyết khả thi nhất là Vườn Địa Đàng nằm ở khu vực gọi là Lưỡng Hà.
Theo nghĩa đen, tên Lưỡng Hà có nghĩa là “giữa hai con sông” trong tiếng Hy Lạp cổ đại. Khu vực này nằm giữa Tigris và Euphrates và trải dài qua khu vực hiện nay là phía Đông Syria, phía Tây Bắc của Thổ Nhĩ Kỳ và phần lớn Iraq. Giáo sư Eric Cline, một nhà khảo cổ học Kinh thánh tại Đại học George Washington, cho rằng lý thuyết này phù hợp với bằng chứng từ Kinh thánh và khảo cổ học.
Giai ma bi mat Adam va Eva: To tien chung cua nhan loai
Bức tranh Adam và Eva do Lucas Cranach the Elder vẽ vào năm 1528. Ảnh: Burstein Collection/CORBIS.
Trong cuốn sách “From Eden to Exile” (tạm dịch: Từ Vườn Địa Đàng đến lưu đày), Giáo sư Cline có viết: “Điều này có lý từ góc độ văn bản bởi không chỉ Kinh thánh nói rằng vườn nằm "ở phía Đông", có nghĩa là phía Đông của Israel, mà còn nhắc đến hai con sông Tigris và Euphrates liên quan đến Vườn Địa Đàng”.
Ngoài ra, khu vực này được cho là nơi đầu tiên được con người thuần hóa thực vật và động vật vào khoảng 10.000 - 20.000 năm trước trong thời kỳ được gọi là cuộc cách mạng Đồ đá mới. Được mệnh danh là “Lưỡi liềm màu mỡ”, các chất dinh dưỡng phong phú đến từ hai con sông này đã giúp cây lương thực đầu tiên được trồng và thu hoạch một cách có chủ đích.
Sự phát triển này dẫn đến sự chuyển dịch đầu tiên từ lối sống săn bắn hái lượm sang nông nghiệp và thúc đẩy sự ra đời của các khu định cư cố định đầu tiên của con người.
Người phụ nữ được gọi là “Eva ty thể” là tổ tiên nữ chung mà ADN của tất cả con người hiện đại có thể truy nguyên. ADN ty thể là một loại vật liệu di truyền được truyền từ mẹ sang con cái. Trong một quần thể ổn định, hầu hết các dòng giống nữ sẽ dần dần tuyệt chủng. Theo thời gian, điều này có nghĩa là chỉ còn lại một phụ nữ duy nhất có vật liệu di truyền của mình vẫn được truyền lại.
Mỗi người đang sống đều có thể truy nguyên ADN ty thể của mình về Eva ty thể này. Các nhà khoa học tin rằng Eva ty thể sống cách đây khoảng 200.000 năm. Tuy nhiên, người phụ nữ này không phải là con người đầu tiên trên Trái đất và chỉ là một trong số nhiều người sống vào thời điểm đó.
Tương tự, các nhà khoa học đưa ra nhận định cũng phải có một “Adam nhiễm sắc thể Y”, người truyền lại nhiễm sắc thể Y cho tất cả nam giới sống trên thế giới ngày nay. Vì ADN tích tụ đột biến với tốc độ ổn định, các nhà khoa học có thể sử dụng “đồng hồ di truyền” này để xác định thời gian mà tất cả mọi người có chung ADN.
Vào năm 1987, các nhà di truyền học đã nghiên cứu ADN ty thể của 147 người từ khắp nơi trên thế giới. Bằng cách so sánh khác biệt trong ADN, họ có thể tính toán số đột biến đã xảy ra kể từ tổ tiên chung gần nhất của họ.
Chia con số đó cho tỷ lệ đột biến cho thấy Eva ty thể có thể đã sống ở châu Phi vào khoảng 200.000 năm trước. Tương tự, một nghiên cứu được tiến hành vào năm 2013 với sự tham gia của 1.200 người đàn ông ở Sardinia chỉ ra rằng Adam nhiễm sắc thể Y sống vào khoảng 180.000 - 200.000 năm trước.
Không có nhà khoa học nào thực sự tin rằng con người bắt nguồn từ một cặp đôi duy nhất. Adam và Eva chỉ là hai trong nhiều con người sống trên Trái đất vào thời điểm đó.

Mời độc giả xem video: Hộp sọ 3,8 triệu năm là chìa khóa về sự tiến hóa loài người. Nguồn: THĐT1. 

Bí ẩn ‘loài người ma’: Ngày nay hậu duệ vẫn còn tồn tại

Dù biết ‘loài người ma’ có tồn tại nhưng chúng ta vẫn chưa thể tìm được hài cốt hay bằng chứng hữu hình về họ. Đến nay đây vẫn là bí ẩn lớn nhất của nhân loại.

Trong giới khoa học có tồn tại một khái niệm: Loài người ma. Gọi như vậy bởi dù biết họ từng tồn tại trên Trái đất nhưng chưa một ai tìm được hài cốt hay bằng chứng cho thấy loài người ma là ai, nằm ở đâu trên cây tiến hóa của loài người. Những gì các chuyên gia khám phá ra được là ba loài người ma là tổ tiên dị chủng của một số người hiện đại ngày nay, dựa trên các DNA lạ.

19% DNA của một số người Tây Phi

“Lược sử loài người”, cuốn sách hấp dẫn bán chạy nhất thế giới

Sapiens – lược sử loài người” kể về sự phát triển của nhân loại và thế giới xung quanh đã được phát hành trên toàn thế giới với hơn 21 triệu bản in, liên tục đứng trong mọi danh mục sách bán chạy trên toán cầu.

"Sapiens – lược sử loài người” kể về sự phát triển của nhân loại và thế giới xung quanh đã được phát hành trên toàn thế giới với hơn 21 triệu bản in.
“Sapiens - lược sử loài người” được viết bởi Yuval Noah Harari - một nhà nghiên cứu lịch sử người Israel. Ông chuyên nghiên cứu về lịch sử thế giới, lịch sử thời Trung cổ và lịch sử quân sự. Đây là một trong những cuốn sách nổi bật nhất của ông.
“Luoc su loai nguoi”, cuon sach hap dan ban chay nhat the gioi
  “Sapiens - lược sử loài người". Ảnh: Alphabooks.

Xuất bản lần đầu ở Israel năm 2011, bằng tiếng Do Thái, ba năm sau mới có bản tiếng Anh, đến nay, sách được dịch 65 ngôn ngữ, với hơn 21 triệu cuốn, “Sapiens: Lược sử loài người” liên tục xuất hiện trong mọi danh mục sách bán chạy trên toán cầu, trong đó có 96 tuần liên tiếp (trên tổng số 182 tuần) đứng đầu danh mục New York Times Bestseller. Cuốn sách được nhận nhiều giải thưởng, trong đó nổi bật nhất là Giải thưởng Thư viện Quốc Gia Trung Quốc dành cho cuốn sách nổi bật nhất được xuất bản năm 2014 (National Library of China's Wenjin Book Award for the best book published in 2014). Cuốn sách cũng nhận được rất nhiều lời khen tặng từ những nhân vật nổi tiếng.
"Lược sử loài người" kể lại hành trình của loài Homo sapiens – loài người hiện đại – từ thời kỳ cổ xưa, khoảng 2,5 triệu năm trước, khi con người chỉ là những sinh vật nhỏ bé sống nhờ săn bắt hái lượm, cho đến thời đại hiện tại với những phát minh khoa học, công nghệ vượt bậc. Harari chia lịch sử loài người thành bốn giai đoạn chính: Cuộc cách mạng nhận thức, Cuộc cách mạng nông nghiệp, sự thống nhất của loài người và Cuộc cách mạng công nghiệp. Mỗi giai đoạn này đều đánh dấu sự thay đổi sâu sắc trong cách con người tư duy, tổ chức xã hội và tương tác với môi trường.
Một trong những ý tưởng chính mà Harari giới thiệu trong cuốn sách là về cuộc cách mạng nhận thức, diễn ra khoảng 70.000 năm trước. Đây là giai đoạn con người bắt đầu có khả năng tưởng tượng và sáng tạo ra các thực thể trừu tượng như thần linh, quốc gia, và tiền bạc. Theo Harari, chính khả năng tưởng tượng và giao tiếp thông qua ngôn ngữ phong phú đã giúp Homo sapiens vươn lên thống trị thế giới, vượt qua các loài người khác.
Khả năng này không chỉ giúp con người sống thành nhóm đông hơn mà còn tạo ra những câu chuyện chung, những giá trị và niềm tin có thể kết nối hàng triệu, thậm chí hàng tỷ người lại với nhau. Từ đó, loài người không chỉ là một sinh vật sống nhờ môi trường, mà còn bắt đầu kiểm soát và điều chỉnh môi trường theo cách của mình.
Sau đó, loài người bước vào cuộc cách mạng nông nghiệp. Tuy nhiên, khi con người chuyển từ cuộc sống săn bắt hái lượm sang trồng trọt và chăn nuôi, mặc dù sản xuất được nhiều lương thực hơn, nhưng đời sống lại không hề tốt đẹp hơn. Con người phải làm việc nhiều hơn, thức ăn trở nên ít đa dạng và những bệnh dịch bắt đầu xuất hiện do việc sống tập trung trong các khu định cư lớn.
Cuộc cách mạng nông nghiệp đã thay đổi hoàn toàn cấu trúc xã hội. Thay vì sống trong các nhóm nhỏ, bình đẳng, con người bắt đầu hình thành các hệ thống phân chia giai cấp, tài sản và quyền lực. Từ đây, các nền văn minh lớn đầu tiên ra đời, mở đầu cho những xung đột về lãnh thổ, tài nguyên và quyền lực kéo dài trong suốt lịch sử.
“Luoc su loai nguoi”, cuon sach hap dan ban chay nhat the gioi-Hinh-2
 Tác giả Yuval Noah Harari. 
Sau cuộc cách mạng nông nghiệp, những nền văn hóa nhỏ bé dần dần hợp nhất thành một nền văn minh lớn hơn và phức tạp hơn. Trong phần nội dung sự thống nhất của loài người, con người Homo Sapiens đã biết chuyển ngôn ngữ thành chữ viết, có hệ thống tiền tệ, tín ngưỡng tôn giáo, những quốc gia lớn hình thành lớn mạnh dựa vào chính trị và kinh tế. Tác giả nhận định tất cả các Homo Sapiens đều thích tiền, đều tin vào tiền và tiền là phương án giải quyết mọi bài toán.
Cuối cùng, cách đây 500 năm, cuộc cách mạng công nghiệp đã đưa loài người tới một mốc quan trọng. Máy móc và công nghệ đã thay đổi hoàn toàn cách con người sản xuất, tiêu thụ và giao tiếp. Harari cho rằng, cuộc cách mạng công nghiệp không chỉ giúp con người vượt qua nhiều giới hạn sinh học của mình, mà còn đặt ra câu hỏi về ý nghĩa của sự sống khi ngày càng nhiều công việc của con người được thay thế bởi máy móc và trí tuệ nhân tạo.
Tuy nhiên, cùng với đó tác giả cho rằng, sự tiến hóa quá nhanh của nhân loại đã khiến tự nhiên quá tải và đưa tất cả đến bờ tuyệt chủng. Khi con người đang bước vào một thời kỳ mà chúng ta không còn bị giới hạn bởi các yếu tố sinh học, những tiến bộ trong công nghệ gen, trí tuệ nhân tạo và công nghệ nano có thể dẫn đến sự xuất hiện của một loại người mới, thậm chí không còn là Homo sapiens nữa.
Điều khiến "Lược sử loài người" trở nên đặc biệt là cách Harari kể lại câu chuyện lịch sử với sự kết hợp giữa khoa học, triết học và nhân học. Ông không chỉ đơn thuần trình bày sự kiện mà còn mổ xẻ những ý tưởng, đặt câu hỏi về bản chất của con người, về xã hội và về tương lai. Văn phong của Harari cuốn hút và dễ hiểu, ngay cả với những độc giả không chuyên về lịch sử hay khoa học.
Cuốn sách giúp chúng ta có một cái nhìn toàn cảnh về quá khứ, hiện tại và tương lai của loài người, từ đó suy ngẫm về vai trò của chúng ta trong thế giới. Hơn thế nữa, "Lược sử loài người" còn kích thích độc giả suy nghĩ về những vấn đề lớn lao như đạo đức, sự tiến hóa và ý nghĩa của sự sống.
"Lược sử loài người" không chỉ cung cấp kiến thức mà còn khuyến khích chúng ta suy nghĩ về tương lai và trách nhiệm của mình đối với thế giới. Một cuốn sách đáng đọc, đáng suy ngẫm và chắc chắn sẽ thay đổi cách nhìn của bạn về loài người.

Dấu chân 1,5 triệu tuổi hé lộ bí mật tổ tiên loài người

Một bộ dấu chân được tìm thấy tại Koobi Fora ở Kenya cho thấy tổ tiên loài người là Homo erectus đã từng tồn tại cùng với một loài đi bằng hai chân hiện đã tuyệt chủng là Paranthropus boisei cách đây 1,5 triệu năm.

Dau chan 1,5 trieu tuoi he lo bi mat to tien loai nguoi
Lần đầu tiên trong lịch sử, các nhà nghiên cứu công bố đã phát hiện những dấu chân có niên đại 1,5 triệu năm tuổi chứng minh hai loài tiền nhân của loài người cùng tồn tại ở Kenya. Những dấu vết này gợi ý rằng hai loài có thể đã tương tác với nhau, đặt ra những câu hỏi mới về hành vi của tổ tiên loài người

Đọc nhiều nhất

Tin mới