Giấc mơ trực thăng cứu hộ ở Việt Nam: 16 năm vẫn còn xa

Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Tuấn không phải là người đầu tiên đưa ra đề xuất trang bị trực thăng cứu hộ, nhưng ông là người đề xuất trang bị trực thăng để giải cứu những ca khẩn cấp khi giao thông ùn tắc...

Giấc mơ trực thăng cứu hộ ở Việt Nam: 16 năm vẫn còn xa
Giac mo truc thang cuu ho o Viet Nam: 16 nam van con xa

Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị đưa trực thăng vào cứu hộ trên cao tốc (ảnh: BĐ/Vnexpress).

Nhưng trên thực tế đâu chỉ có những đường cao tốc ùn tắc mới cần trực thăng cứu hộ. Hãy nhìn rộng ra, hàng trăm tòa nhà chung cư cao tầng, cao ốc văn phòng, khách sạn.v.v… tại các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng… nếu bị sự cố cháy nổ, cần phải giải cứu người kịp thời thì trực thăng cứu hộ chính là phương án tối ưu nhất trong rất nhiều tình huống.
Tôi vẫn còn nhớ vụ cháy tòa nhà ITC tại Quận 1, TPHCM cách đây 16 năm mà mình từng tận mắt chứng kiến. Khói lửa ngùn ngụt bao phủ và lan dần lên các tầng trên. Cả trăm người náo loạn cố thoát thân lên tầng thượng nhưng rồi cũng chỉ còn một cách duy nhất là liều nhảy xuống đất hoặc nhảy sang nóc nhà khác nếu đủ khỏe. Và có người đã chết vì cú gieo mình từ độ cao hàng chục mét nhằm thoát thân khỏi lửa dữ.
Tại hiện trường vụ cháy ITC ngày ấy, một vị lãnh đạo UBND TP.HCM đã gọi điện thoại xin điều trực thăng trợ giúp. Nhưng trực thăng đâu chẳng thấy, kết cục người chết lên đến con số 60 đầy bi thảm. Sau đó trong một số lần họp của thành phố, ý kiến đề xuất trang bị trực thăng cứu hộ được bàn thảo, nhưng cuối cùng những vướng mắc được đưa ra là qui định, thủ tục, thẩm quyền.v.v…
Không lẽ chúng ta cứ để những qui định, thủ tục, thẩm quyền… khiến việc trang bị trực thăng cứu hộ gặp rào cản không thể tháo gỡ?
Vụ cháy ITC 16 năm trước, nếu có trực thăng cứu hộ kịp thời nhiều người đứng chờ trên sân thượng, chắc chắn số nạn nhân xấu số đã không thể lên tới 60 người.
Trường hợp cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ kẹt cứng hàng chục km mới đây, hai ca cấp cứu được giải cứu là nhờ sự nỗ lực của lực lượng chức năng, nhưng cũng phải thấy là có một chút may mắn. Những trường hợp tương tự như thế, nếu có trực thăng cứu hộ từ trên cao, việc giải cứu sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều.
16 năm rồi từ nỗi đau 60 người chết ngạt chết cháy bi thảm trong vụ cháy tòa nhà ITC, đề xuất trang bị trực thăng cứu hộ đã bị trôi vào lãng quên. Rất may mới đây, điều này được Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Tuấn nhắc lại.
Đề xuất của tướng Tuấn, vô tình khơi lại nỗi đau từ vụ cháy ITC 16 năm trước.
Vấn đề trang bị trực thăng cứu hộ còn xa vời bao nhiêu, thì những cái chết do thiếu phương tiện giải cứu trong các vụ cháy nhà cao tầng càng gần hơn bấy nhiêu.

Cận cảnh bảo dưỡng trực thăng săn ngầm Ka-27 mà Việt Nam có

(Kiến Thức) - Bảo dưỡng trực thăng bình thường đã khó, bảo dưỡng trực thăng săn ngầm Ka-27 còn khó hơn vì nó sử dụng động cơ cánh quạt kép đồng trục.

Cận cảnh bảo dưỡng trực thăng săn ngầm Ka-27 mà Việt Nam có
Can canh bao duong truc thang san ngam Ka-27 ma Viet Nam co
 Trực thăng săn ngầm Ka-27 được Nga sản xuất từ năm 1982 và hiện là một trong những chiếc trực thăng săn ngầm chủ đạo trong lực lượng Hải quân Nga cũng như Hải quân, Không quân nhiều nước khác trên thế giới. Nguồn ảnh: Sina.
Can canh bao duong truc thang san ngam Ka-27 ma Viet Nam co-Hinh-2
 Khác với các loại trực thăng hiện đại được sản xuất sau này, trực thăng săn ngầm Ka-27 không được thiết kế sẵn các giá đứng bảo trì trên trực thăng dành cho thợ máy, mà người thợ máy phải tự lắp đặt và cố định hệ thống giá đứng cho mình khi làm việc với chiếc trực thăng này. Điều đó khiến thời gian bảo trì bị kéo dài ra đáng kể. Nguồn ảnh: Sina.

Đột nhập căn cứ Quân đội Mỹ ở Iwakuni, Nhật Bản

(Kiến Thức) - Tại Nhật Bản, các lực lượng thủy quân lục chiến, không quân, hải quân của Quân đội Mỹ đều triển khai nhiều máy bay chiến đấu hiện đại.

Đột nhập căn cứ Quân đội Mỹ ở Iwakuni, Nhật Bản
Dot nhap can cu Quan doi My o Iwakuni, Nhat Ban
Không quân Mỹ đang đồn trú Nhật với số lượng rất đông đảo và bao gồm cả các máy bay hiện đại nhất như F-35 của Mỹ cũng đã có mặt tại đây. Nằm ở phía tây nam Hirosima, căn cứ Quân đội Mỹ ở tỉnh Iwakuni lại bao gồm rất nhiều các chiến đấu cơ F-15. Nguồn ảnh: Sina. 
Dot nhap can cu Quan doi My o Iwakuni, Nhat Ban-Hinh-2
Ngoài ra tại căn cứ này còn có các đội trực thăng cứu hộ, tìm kiếm cứu nạn HH-60 Pave Hawk có nhiệm vụ chính là tìm kiếm các phi công nhảy dù ra khỏi máy bay khi tai nạn. Nguồn ảnh: Sina. 

Giải mã gây "sốc" chiếc F-86 đầu tiên rơi vào tay Liên Xô

(Kiến Thức) - Ngày 6/10/1951, Liên Xô sau nhiều nỗ lực đã lấy được một chiếc máy bay chiến đấu F-86 rất quý giá của Mỹ trên mặt trận Triều Tiên.

Giải mã gây "sốc" chiếc F-86 đầu tiên rơi vào tay Liên Xô

Trong thời kỳ chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), Mỹ và Nam Triều Tiên (Hàn Quốc) là hai nước Đồng Minh. Trong khi đó ở chiến tuyến bên kia, Liên Xô và Trung Quốc là đồng minh với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Mối quan hệ đồng minh này kéo theo một kết quả tất yếu đó là vũ khí của Triều Tiên sẽ toàn là đồ Trung Quốc, Liên Xô còn vũ khí của Hàn Quốc toàn là Mỹ.

Kỳ phùng địch thủ

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.