Giấc mơ mùa thu

(Kiến Thức) - Con đường lý tưởng và niềm tin giấc mơ chính là hạt mầm nuôi dưỡng bồ đề tâm rộng lớn.  

Giấc mơ mùa thu
Mùa này ở Việt Nam đang vào thu, lá vàng rơi khắp nẻo đường, những bông hoa cũng thu mình nhỏ bé vào hồn đất lúc nào không ai hay. Khi gió chiều thoáng nhẹ, vầng mây trắng chợt bồng bềnh như một điệu múa hát ca. Bắt đầu con người có cuộc sống hiền hòa chảy dài từ vô tận. Thu, mỗi đất nước đều đón lấy hơi ấm của mùa xuân của những năm trước đó và gặp gỡ nhau trong tự tình vô thỉ. Nếu là nhà sư, nếu là nhà xã hội học, bác học cảm nhận các mùa qua đôi mắt tình tứ, dấu yêu còn đối với nhà viết văn, làm thơ và nhà triết học thì cũng nhìn thấu cội nguồn của bản chất vô sinh bất diệt. Như có một thiền sư khẳng khái diễn bày cái tâm thức thực tại qua một cái nhìn mới tự do là “tiếp nối”.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
Cho nên giấc mơ chính là sự nối tiếp sự sống của những giây phút đi qua trong tiềm thức. Giống như mùa đông và mùa xuân vậy, nó chỉ là biểu hiện từ trạng thái này rồi bước tới chân trời khác mà thôi. Ví như người thợ săn đi vào rừng, trên lưng mang theo các dụng khí, sau đó họ tìm cách đặt tất cả khí cụ ấy xuống mặt đất rồi lẩn trốn bên một lùm cây lớn chờ cho các động vật hoang dã đi ngang bẫy bắt được như ý muốn của ông thợ săn. Và cứ tiếp tục vào ngày hôm sau người ta lại có thói quen muốn sở hữu một vật thể, một vài con thú, dù cái đó đã có bảng cấm, có rào cản.
Nhưng một khi tâm ý buông lung, suy đoán ngoài cái tưởng thì khó lòng mà nhận diện dò soát, nắm bắt được những gì mà chúng ta thường đánh mất trong từng chốc lát. Mỗi khi biết mình đang rong ruổi chạy kiếm những cái ở ngoài tâm, gần với điều mà giấc mơ biểu hiện, tạm gọi là vọng tưởng. Trong lúc đó người mà làm chủ được phiền não, được ý căn là sẽ tìm cách dừng lại, cột mình an trú vào chánh niệm vào hơi thở có ý thức. Biết rằng phương pháp đối trị giấc mơ đó, chẳng khác gì chúng ta cầm chắc sợi dây và thả neo xuống đại dương trong cơn sóng lặng chìm. Có được cái thức tỉnh táo trong lúc thiếp ngủ ngả về phải, về trái là chúng ta đã thực tập thuần phục các thiện căn và qua lớp ánh sáng của sáu giác quan làm việc. Để mỗi người trong chúng ta trải nghiệm sự sống trong gió xuân, gió hạ, gió thu chính là cơ hội gieo xuống trái đất những mầm mống yêu thương và những hạt giống biết ơn.
Qua một chuỗi thời gian bốn mùa, chúng ta cũng đừng nên bồn chồn mong đợi. Vì ban đêm sẽ từ từ biến đổi thành ban ngày do đó không có một điều chi làm tâm thức chúng ta phải trăn trở âu lo. Cứ để vũ trụ vận hành một cách tự nhiên thấu suốt. Miễn sao khi mỗi giây phút qua đi bạn có khả năng ôm ấp được cơn giận và thưởng thức được sự có mặt ở trong giây phút hiện tại như một vài giọt sương còn đọng lại trên nhành chồi non, chiếc lá vàng đang từ từ rơi nhẹ hoặc người mẹ của mình đang lom khom thổi bếp cơm sớm hay một buổi thiền nhắm mắt làm thơ. Đó thực sự chính là hạnh phúc của một người trẻ có may mắn là mình đang được sống yên trong tinh thần hiểu biết và nhiều chất liệu từ bi. Vì mỗi khi ta biết thương cái hình hài và hơi thở này rồi thì chúng ta rất dễ nghĩ đến mọi hiện tượng, vật chất bên trong và nằm ở bên ngoài tâm hồn của bản tâm. Bạn thử nhìn sâu vào gáo nước trong vắt thì bạn sẽ thấy ngay được bầu trời trong và đám mây thong dong khi mỗi độ thu về.
Mùa thu cũng như bao mùa khác, nó vẫn tiếp nối và có trong nhau từng tế bào. Chưa bao giờ tách biệt, chỉ có hiện sinh tương tức. Tâm chúng ta thường thiếu tỉnh giác để thấy được cái lý duyên sinh đó. Xin các bạn trẻ hãy tận hưởng mùa thu như mùa xuân hoa nở vậy. Đừng có bỏ qua một mảy may hiếm có nào chỉ một lần xảy ra trong đời. Cho dù là năm đó mùa thu nắng hạn, trăng cháy vàng. Từ lúc bắt đầu ra đời các bạn luôn có khả năng tập sống kiên nhẫn, buông bỏ mọi ý niệm tốt xấu, vui buồn, thương ghét cơ mà! Rằng ta nên cân nhắc cuộc sống “khổ đau và hạnh phúc là chỉ một con đường”. Con đường lý tưởng và niềm tin giấc mơ chính là hạt mầm nuôi dưỡng bồ đề tâm rộng lớn ấy.

Ý nghĩa ngày Rằm tháng Bảy

Rằm tháng bảy, nhân gian Việt Nam vẫn thường gọi là ngày xá tội vong nhân. Ngày Rằm tháng bảy có nhiều ý nghĩa.

Ý nghĩa ngày Rằm tháng Bảy
Là phật tử, hãy ghi nhớ lời Phật dạy để hàng ngày tu niệm, hồi hướng công đức về cho tiên nhân của mình. Mùa Vu Lan năm nay, PL.2557 - Vu lan 2013 chúng ta cùng tìm hiểu ý nghĩa của ngày Rằm tháng Bảy, mùa Vu lan - mùa báo hiếu của những người con Phật.

"Vu lan là ngày cầu siêu độ cho tiền nhân quá cố của người con Phật. Tích Vu-lan bắt nguồn từ việc báo hiếu của tôn giả Mục-kiền-liên. Tích này được chép trong kinh Vu-lan-bồn. Chữ Vu-lan phiên âm từ chữ Sanskrit (Phạn) là Ullambana. Người Trung Hoa dịch là Vu-lan-bồn và có nghĩa là giải đảo huyền, giải cái tội bị treo ngược..."

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 

Rằm tháng bảy, nhân gian Việt Nam vẫn thường gọi là ngày xá tội vong nhân. Ngày Rằm tháng bảy có nhiều ý nghĩa:

Thứ nhất, ngày Phật hoan hỷ:

Ngày Rằm tháng bảy gọi là ngày đức Phật hoan hỷ, bởi lẽ trong thất chúng đệ tử của Phật, chúng tỷ-kheo là chúng đệ tử gần gũi nhất, thừa đương phật pháp để truyền bá giáo hóa chúng sanh, mang hình dáng của Phật làm gương mẫu ở thế gian; ba tháng an cư kiết hạ của chư tăng kết thúc vào ngày Rằm tháng Bảy Âm lịch. Thông thường, khi chư tăng thọ giới pháp xong là tu niệm, nhưng vì phật sự đa đoan nên sự tu niệm ấy không được chuyên cần bằng ba tháng an cư.

Theo luật Phật chế, trong ba tháng an cư, chúng tỷ-kheo phải cấm túc ở yên, hạn chế tối đa sự đi lại. Một là vì phong thổ Ấn Độ lúc bấy giờ mùa hạ là mùa mưa, , có các loài côn trùng sinh sản ra rất nhiều, mà chúng tăng đi khất thực sẽ dẫm đạp lên nhiều loại côn trùng, làm tổn thương đến lòng từ bi tế vật.

Thứ hai là, chúng tăng đi khất thực thì y, áo, bình bát bị thấm ướt, mất trang nghiêm, thế gian có phần chê trách.

Thứ ba, đức Phật dạy chúng Tỷ-kheo trong ba tháng mùa mưa, phải cấm túc an cư hạn chế việc đi ra ngoài để tập trung vào sự tu niệm, củng cố sự sống chung, thanh tịnh, hòa hợp, cảnh tỉnh thân tâm để tinh tấn trên con đường đạo hạnh. Cho nên, một khi đệ tử của Phật tu hành trong ba tháng viên mãn, thanh tịnh, kết thúc ba tháng an cư, đức Phật vui mừng lắm, cho nên ngày kết thúc này được gọi là ngày Phật vui mừng.

Thứ hai, ngày Tăng tự tứ:

Ngày Tự tứ là ngày chúng tăng sau ba tháng an cư tu tập, nghĩ rằng: “Tuy mình đã gắng tu như thế, nhưng không chắc đã tránh hết lỗi lầm, nên khi tròn ba tháng (Rằm tháng Bảy), cùng nhau tập trung lại, cầu mong những vị có giới đức thanh tịnh hơn mình chỉ lỗi lầm cho. Nếu mình tự thấy mắc phải lỗi lầm đó phải phát lộ sám hối”. Đó là một việc hết sức đặc biệt trong ngày tự tứ.

Thông thường, mỗi khi một người có lỗi lầm là tìm cách né tránh, tìm cách che dấu kẻo sợ người khác biết thì xấu hổ, hoặc sợ nếu họ biết lỗi của mình thì lần sau mình không làm lại được nữa, cho nên thường thường là che dấu, không được bộc lộ; trừ khi có ai hỏi đến, kẹt lắm mới nói tới có phạm, có vấp lỗi nọ lỗi kia; hoặc giả, có phát lộ sám hối chăng thì cũng phát lộ âm thầm trước ngôi Tam Bảo, chớ ít khi công khai nhờ người khác chỉ lỗi cho mình ra giữa đại chúng.

Nhưng theo đạo Phật, ba tháng hạ an cư xong, đức Phật dạy hàng Tỷ kheo phải cầu người khác chỉ lỗi cho mình, nghĩa là không phải để người khác chỉ mà phải tự mình phải cầu người khác tự do chỉ cho, mình phải đối trước họ mà thưa: “Thưa Đại đức, ngày nay chúng Tăng tự tứ, tôi cũng tự tứ.

Tôi có điều gì sai phạm mà Đại đức thấy, nghe, hoặc nghi,xin Đại đức thương xót chỉ cho, nếu tôi thấy có phạm thì xin như pháp sám hối. Tôi không phàn nàn, không thắc mắc, và tôi không có oán trách chi Đại đức hết!”.

Đó chính là ý nghĩa mà mình phát tâm cầu mong được thanh tịnh, chứ không chút nào che dấu, thành tâm cầu xin người khác tự do nói lỗi cho mình, không e dè chi hết, nếu thấy có lỗi thì cứ chỉ cho. Đó là một thái độ rất cao thượng, cởi mở để làm cho mình sạch tội lỗi. Vì vậy, ngày đó gọi là ngày Tăng tự tứ. Tự tứ nghĩa là cầu người khác chỉ lỗi của mình ra, để cho mình biết mà sám hối.

Thứ ba, ngày Tăng thọ tuế:

Thọ tuế nghĩa là nhận được tuổi. Theo thế gian, nếu cha mẹ sinh con ra đủ một năm (mười hai tháng) thì gọi là tròn một tuổi.

Nhưng theo luật Phật chế, hàng xuất gia thọ giới của đức Phật, không tính tuổi theo năm, tháng kiểu thế gian trên, mà tính tuổi theo hạ lạp. Nghĩa là năm nào có an cư kiêt hạ được trọn vẹn thì được tính một tuổi.

Thí dụ: Vị nào an cư kiết hạ từ 15.4 đến 15.7 Âm lịch là mãn hạ, như vậy được tính một năm hạ, tức một tuổi hạ. Ai đã thọ cụ túc giới nhưng không an cư thì không tính tuổi hạ, còn ai kiết hạ an cư liên tục thì được tính nhiều tuổi hạ. Như chúng ta thường nghe ở các chùa khi đọc tiểu sử của một vị tăng nào viên tịch, thường nhắc đến tuổi đời và hạ lạp.

Thí dụ vị đó 80 tuổi đời và 60 hạ lạp, nghĩa là vị đó có tuổi cha mẹ sinh là 80 năm, còn tuổi đạo là 60 hạ lạp. Hạ lạp được tính vào ngày Rằm tự tứ sau khi đã tu hành tròn ba tháng hạ.

Thứ tư, ngày Xá tội vong nhân:

Vu-lan là ngày cầu siêu độ cho tiền nhân quá cố của người con Phật. Tích Vu-lan bắt nguồn từ việc báo hiếu của tôn giả Mục-kiền-liên. Tích này được chép trong kinh Vu-lan-bồn. Chữ Vu-lan phiên âm từ chữ Sanskrit (Phạn) là Ullambana. Người Trung Hoa dịch là Vu-lan-bồn và có nghĩa là giải đảo huyền, giải cái tội bị treo ngược. Câu trên ý nói rằng, những người nào tạo tội ác thì sẽ bị đọa vào nơi cõi địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, chịu sự thống khổ cùng cực giống như người bị treo ngược. Nghĩ đến công ơn cha mẹ, khi ngày Vu-lan đến, phật tử thường đem tâm chí thành, chí hiếu sắm sửa vật dụng cúng dường Tam bảo để cầu nguyện cùng với chư tăng sau ba tháng an cư chú nguyện cho tiền nhân, tiên vong của mình thoát khỏi cảnh khổ đau cùng cực y như giải tội bị treo ngược.

Như vậy, ngày Vu-lan là ngày mà phật tử chúng ta đền ơn đáp nghĩa bằng cách đến chùa cầu thỉnh chư tăng sau ba tháng an cư thanh tịnh, chú nguyện cho vong nhân của mình đang đọa đày trong cảnh tối tăm như cõi địa ngục, ngạ quỷ và súc sinh được giải thoát khỏi đau khổ, đồng thời cầu nguyện cho tất cả tiền nhân của người khác cũng thoát khỏi tội khổ đau cùng cực như tôn giả Mục-kiền-liên đã làm khi cứu mẹ.

Như vậy, ở đây chúng ta báo hiếu cha mẹ bằng cách biết công ơn cha mẹ sâu dày như non cao bể cả, mà tiền nhân của chúng ta đã nhắc tới:

“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông,
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”.

Tiền nhân chúng ta nói thiết tha lắm; “Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”, cốt ghi chín chữ cù lao là chúng ta có hiếu rồi. Nhưng báo hiếu cha mẹ bằng hình thức chưa đủ, mà còn phải báo hiếu bằng tinh thần.

Trong kinh, đức Phật dạy rằng: Cha mẹ chưa an trú trong chánh pháp thì làm sao giúp đỡ, dắt dẫn cha mẹ an trú trong Chánh pháp; cha mẹ chưa an trú trong điều Lành thì làm sao cho cha mẹ an trú trong điều Lành; cha mẹ chưa quy y Tam Bảo, thì nên đưa cha mẹ an trú trong quy y Tam Bảo.

Như vậy, cha mẹ không những hưởng được những phúc lạc vật chất bên ngoài mà còn hưởng được phúc lạc trong tâm hồn, giải thoát bớt phiền trược, xa lánh được thế gian chấp trước, vọng tưởng luân hồi sanh tử mà đức Phật đã nhắc nhở. Khi cha mẹ giải thoát, an vui thì sự báo hiếu của người con mới thành tựu. Nên cổ đức có câu: “Phụ mẫu đắc ly trần, hiếu đạo phương thành tựu”. (Cha mẹ được giải thoát, lìa khỏi trần ai thì người con mới tròn hiếu đạo).

Là người phật tử, hãy ghi nhớ lời Phật dạy như vậy để hàng ngày tu niệm, hàng ngày hồi hướng công đức về cho tiên nhân của mình; nhất là trong ngày lễ Vu-lan, thành tâm chí kính, niệm Phật, tụng kinh, lạy Phât, cúng dường Tam bảo, cúng dường chư Tăng tự tứ, để cầu mong sự chú nguyện của chư Tăng cho tiên vong của mình thoát khỏi u đồ mà siêu sanh lạc quốc. Đó mới tạm gọi là con hiếu, là người phật tử thuần thành trong mùa báo hiếu vây.

Hòa thượng Thích Thiện Siêu

Phật giáo chấp nhận thuyết nhân quả

Phật giáo không tin thuyết định mệnh, nhưng chấp nhận thuyết nhân quả. Nhân quả có thể thay đổi.

Phật giáo chấp nhận thuyết nhân quả
Nhân quá khứ cộng với nhân hiện tại, có thể thay đổi quả báo.

Triết lý sống hướng đạo của tỷ phú Steve Jobs

Ẩn dưới những bề nổi, Steve Jobs là một Phật tử, thực hành thiền định từ thuở thanh niên.

Triết lý sống hướng đạo của tỷ phú Steve Jobs
Là người sở hữu tài sản rất lớn, nhưng ông luôn sống đơn giản, thiểu dục tri túc, ăn chay. Steve Jobs từng bộc bạch: “Tâm vắng lặng là chìa khóa của mọi sáng tạo”. Ngày Steve Jobs tạm biệt thế giới này, cả thế giới thương tiếc ông, dành những lời tốt đẹp nhất để nói về Steve Jobs.

Đọc nhiều nhất

Chữ Vạn trên tượng Phật ẩn chứa bí mật linh thiêng nào?

Chữ Vạn trên tượng Phật ẩn chứa bí mật linh thiêng nào?

(Kiến Thức) - Trên ngực các pho tượng Phật, người ta thường nhìn thấy biểu tượng hình chữ Vạn hay còn gọi Swastika. Theo các chuyên gia, chữ Vạn là một trong ba mươi hai tướng tốt của Phật. Một số tài liệu khác cho rằng, hình chữ Vạn tượng trưng cho sự giác ngộ vẹn toàn của Phật...

Tin mới

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

"ZenZ - Thiền cho giới trẻ" do nhóm sinh viên Học viện Ngoại giao phối hợp với Trung tâm Dưỡng sinh Thiền Việt tổ chức là một dự án phi lợi nhuận nhằm lan tỏa sâu rộng hơn những lợi ích của thiền định tới sinh viên và giới trẻ.
4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

Cuộc sống gia đình khó tránh khỏi những sai lầm. Nếu đã là quá khứ thì đừng lôi ra để nói, có thế thì càng mâu thuẫn mà thôi. Nếu có mâu thuẫn thì nên giải quyết ngay, nói rõ luôn chứ đừng âm ỉ cháy mãi trong lòng.
Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 190/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích Quốc gia Đặc biệt chùa Tây Phương. Cùng điểm qua giá trị “đặc biệt” của ngôi chùa này.