Vàng có tuần tăng mạnh nhất trong 9 năm. |
Lo ngại về sự tác động của dịch Covid-19 đến nền kinh tế đã thúc đẩy nhu cầu các tài sản trú ẩn an toàn, bao gồm vàng và trái phiếu Chính phủ.
Giá vàng bắt đầu xóa bớt đà tăng mạnh hồi đầu phiên sau khi dữ liệu vào ngày thứ Sáu cho biết nền kinh tế Mỹ đã tạo ra 273,000 việc làm mới trong tháng 02/2020, cao hơn rất nhiều so với dự báo tăng 165,000 việc làm từ các chuyên gia kinh tế tham gia cuộc thăm dò của MarketWatch, nhưng báo cáo này được tổng hợp trước khi dịch Covid-19 lây lan trên toàn thế giới.
“Báo cáo việc làm tháng 02 không phản ánh bất kỳ tác động nào của dịch Covid-19. Nhưng báo cáo tháng 3 thì sẽ có”, Chintan Karnani, Giám đốc phân tích thị trường tại Insignia Consultants, nhận định.
Động thái của vàng diễn ra khi lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm và 30 năm đều chạm đáy mới, vốn có xu hướng thúc đẩy nhu cầu kim loại quý vì lãi suất giảm làm vàng trở nên hấp dẫn hơn đối với người mua.
Vàng tăng mạnh trong tuần qua khi Phố Wall phải chịu thêm phiên giảm điểm vào ngày thứ Sáu, với hợp đồng Dow Jones tương lai “bốc hơi” hơn 600 điểm, trong khi S&P 500 và Nasdaq Composite cũng giảm mạnh.
Số ca nhiễm Covid-19 đã gia tăng trên toàn thế giới, chạm mốc 100,000 ca nhiễm bệnh vào ngày thứ Sáu, với số ca nhiễm ở châu Á giảm nhưng lại tăng nhanh ở châu Âu và Mỹ, quốc gia đang có hơn 230 trường hợp nhiễm Covid-19.
Thị trường chứng khoán Mỹ đã lao dốc mạnh trong tuần này với những lo ngại dịch bệnh CoVid – 19 sẽ kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu. Sự lây lan nhanh chóng của virus trên nhiều quốc gia đã khiến cho chỉ số công nghiệp Dow Jones liên tục sụt giảm, thậm chí động thái hạ lãi suất khẩn cấp của Fed cũng không thể cải thiện tình hình.
Trong khi đó, cổ phiếu Nhật Bản với Nikkei 225 mất hơn 600 điểm, tương đương giảm 2,9%. Hang Seng của Hong Kong và ASX 200 của Australia đều giảm 2%. Ngoài ra, Kospi của Hàn Quốc giảm 2,3%.
Tại Trung Quốc, Shanghai Composite và Shenzhen Composite lần lượt giảm 1,1% và 0,6%. Tại Đông Nam Á, Straits Times của Singapore giảm 1,6%, Jakarta Composite của Indonesia giảm 2%...
Những động thái mạnh mẽ từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và ngân hàng trung ương nhiều nước khác trước sự lây lan của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã gia tăng áp lực Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).