Giá vàng hôm nay 11/2: Vàng thế giới tiếp tục tăng giá
Giá vàng hôm nay 11/2 trên thị trường quốc tế tiếp tục tăng mạnh, giá vàng trong nước giảm thêm sau khi tăng dữ dội trước đó.
Kết thúc phiên giao dịch 10/2, giá vàng 9999 trong nước được SJC và Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết theo thứ tự mua vào và bán ra như sau:
Giá vàng hôm nay (9-5): Giá vàng thế giới giảm, trong nước đứng yên
Trong khi giá vàng thế giới có xu hướng giảm, giá vàng trong nước rạng sáng hôm nay 9-5 đứng yên và giao dịch quanh mức 70 triệu đồng/ lượng.
Giá vàng hôm nay 22/5: Kết thúc chuỗi tuần giảm giá liên tục
Giá vàng thế giới tăng kết thúc chuỗi tuần giảm giá liên tiếp dài nhất năm. Giá vàng trong nước cũng theo đó giảm sâu.
Kết thúc phiên giao dịch hôm qua, giá vàng miếng 9999 tại SJC và Doji niêm yết như sau:
SJC TP.HCM: 68,95 triệu đồng/lượng (mua vào) - 69,85 triệu đồng/lượng (bán ra)
SJC Hà Nội: 68,95 triệu đồng/lượng (mua vào) - 69,87 triệu đồng/lượng (bán ra)
Doji Hà Nội: 68,9 triệu đồng/lượng (mua vào) -69,6 triệu đồng/lượng (bán ra)
Doji TP.HCM: 68,9 triệu đồng/lượng (mua vào) - 69,6 triệu đồng/lượng (bán ra)
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên tại Mỹ tăng 24,5 USD/ounce lên 1.841,5 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 6/2022 trên sàn Comex New York tăng 25,3 USD lên mức 1.841,2 USD/ounce.
Tính chung cả tuần, giá vàng tăng 1,7%, qua đó chấm dứt chuỗi bốn phiên giảm giá liên tiếp trước đó. Đây là chuỗi giảm giá dài nhất của kim loại quý này từ ngày 17/8/2018, theo số liệu của Dow Jones Market Data.
Tuần qua, giá vàng đã giảm xuống mức thấp nhất 4 tháng, sau đó đã tăng khoảng 3% kể từ khi USD giảm khỏi mức cao nhất trong 20 năm.
Vàng tăng trở lại trong bối cảnh xu hướng giảm đã hình thành theo phân tích kỹ thuật. Sự suy giảm không ngừng của các thị trường chứng khoán cũng khiến dòng tiền tìm đến kênh đầu tư an toàn là vàng.
Trước đó, đồng USD liên tục tăng giá trong bối cảnh Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) khởi động chu kỳ tăng lãi suất mạnh mẽ nhằm kiềm chế lạm phát. Một đồng USD mạnh lên đã ảnh hưởng tiêu cực lên các loại hàng hóa, trong đó có vàng.
Lợi tức trái phiếu rút lui từ đỉnh cao cũng tác động tích cực lên vàng. Vàng, vốn được coi là nơi trú ẩn an toàn trong các cuộc khủng hoảng kinh tế, có xu hướng trở nên kém hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư khi lãi suất của Mỹ tăng cao bởi nó không sinh lãi.
Giới đầu tư hiện theo dõi tín hiệu từ các quan chức Fed, trong đó có chủ tịch Jerome Powell, đặc biệt là vấn đề thời điểm và tốc độ tăng lãi suất cũng như triển vọng của nền kinh tế Mỹ, liệu có rơi vào một cuộc suy thoái hay không.
Số liệu kinh tế được công bố cùng ngày đã hạn chế phần nào đà tăng của giá vàng. Theo báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ, doanh số bán lẻ tại nước này tăng 0,9% trong tháng Tư, mức tăng mạnh cho thấy người tiêu dùng vẫn có khả năng chi tiêu nhiều hơn dù lạm phát gần mức cao kỷ lục 40 năm.
Jim Wycoff, nhà phân tích cấp cao của chuyên trang về thị trường vàng Kitco, cho biết vàng đang mất dần dà tăng khi đồng USD và lợi suất trái phiếu tăng đột biến. Thị trường cũng đã nhận ra rằng Fed vẫn cần phải đẩy mạnh tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát.
David Meger, Giám đốc Giao dịch kim loại tại Công ty Dịch vụ tài chính High Ridge Futures, giá vàng sẽ còn chịu áp lực lớn từ việc Fed cam kết tăng lãi suất với tốc độ nhanh hơn để kiềm chế lạm phát. Thị trường sẽ theo dõi chặt chẽ các số liệu lạm phát để xác định hướng đi của Fed.
Ipek Ozkardeskaya, chuyên gia phân tích cấp cao của ngân hàng Swissquote Bank (Thụy Sỹ), cho rằng giá vàng đang thử ngưỡng kháng cự ở mức trung bình 200 ngày là gần 1.837 USD/ounce. Nếu bứt phá khỏi ngưỡng này, giá vàng có thể tiến lên vùng giá 1.880-1.900 USD/ounce, và cú sốc về nguồn cung vàng tại Nga có thể hỗ trợ triển vọng này.