VPB tăng gấp đôi từ đầu năm, vợ sếp VPBank đã bán 35.000 cổ phiếu

(Vietnamdaily) - Sau giao dịch, bà Ngọc Anh còn sở hữu 733.326 cổ phiếu VPB, tương đương 0,029% vốn điều lệ ngân hàng.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Anh thông báo đã bán xong 35.000 cổ phiếu VPB tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) trong thời gian từ 21/4-20/5.

Bà Ngọc Anh là vợ của ông Nguyễn Thanh Bình – Phó Tổng Giám đốc VPBank.

Trước đó, bà Ngọc Anh đăng ký bán 50.000 cổ phiếu VPB nhưng giao dịch không hết vì "giá không được như kỳ vọng". Sau giao dịch, bà Ngọc Anh còn sở hữu 733.326 cổ phiếu VPB, tương đương 0,029% vốn điều lệ ngân hàng.

VPB tang gap doi tu dau nam, vo sep VPBank da ban 35.000 co phieu-Hinh-2
 

Cuối tháng 4 vừa qua, VPBank thông báo đã bán 49% vốn điều lệ Công ty tài chính TNHH MTV Việt Nam Thịnh Vượng (FE Credit) cho Tập đoàn Tài chính Sumitomo Mitsui (SMBC) của Nhật Bản, thu về 1,4 tỷ USD. Giá cổ phiếu VPB lập tức tăng kịch trần sau thông tin trên.

Kể từ thời điểm công bố thông tin này, giá cổ phiếu VPBank liên tục đi lên, tăng hơn 25%, và đã gấp đôi mức giá của hồi đầu năm. Ước tính, bà Ngọc Anh đã thu về khoảng 2,3 tỷ đồng từ giao dịch thoái vốn tính theo thị giá trong thời gian 21/4-20/5.

Trung tuần tháng 5, nhóm Dragon Capital chính thức trở thành cổ đông lớn của VPBank sau khi mua vào tổng cộng 3,15 triệu cp VPB vào ngày 13/5.

Sau giao dịch này, nhóm Dragon Capital nâng sở hữu tại VPBank từ 4,99% lên hơn 5,12%, tương đương gần 126 triệu cp, trở thành cổ đông lớn của VPBank.

Ê ẩm với tất toán nợ ở ngân hàng VPBank: 34 ngày mới hoàn tất 1 thủ tục

Bằng một ma trận thủ tục, Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) đã tạo ra một tiến trình tất toán một hợp đồng vay nợ đầy phức tạp đối với một khách hàng cá nhân để trục lợi.
 

Ma trận thủ tục

Tháng 1/2019, chị T làm hợp đồng mua một căn hộ tại một dự án chung cư ở quận Tây Hồ (Hà Nội) với giá trị 8,6 tỷ đồng, trong đó phần trả trước là 8 tỷ đồng. Trong phần trả trước, chị T phải trả cho chủ đầu tư 2,5 tỷ đồng, 5,5 tỷ đồng còn lại được vay từ Ngân hàng VPBank theo một thỏa thuận mang tính ba bên.

VPBank đặt mục tiêu lãi trước thuế 16.600 tỷ năm 2021

(Vietnamdaily) - Năm 2021, VPBank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng gần 28% lên 16.654 tỷ đồng, nợ xấu riêng lẻ dưới 3%.

Năm 2021, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, HoSE: VPB) đặt mục tiêu tổng tài sản tăng 17,4% lên 491.886 tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng và giấy tờ có giá mục tiêu là 327.280 tỷ, tức tăng 10,5%.

Dư nợ cấp tín dụng 376.340 tỷ, tăng 16,6%. Tỷ lệ nợ xấu của riêng VPBank là dưới 3%. Lợi nhuận trước thuế tăng gần 28% lên 16.654 tỷ đồng.

Trong năm nay, VPBank dự kiến phát hành 15 triệu cổ phiếu ESOP với giá 10.000 đồng/cp theo tỷ lệ 0,59%.

VPBank dat muc tieu lai truoc thue 16.600 ty nam 2021
 

Nói về năm 2020, VPBank ghi nhận lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt trên 13.000 tỷ đồng, tăng trưởng 26% so với năm trước, và vượt 27,5% kế hoạch.

Tổng thu nhập hoạt động toàn ngân hàng đạt 39 nghìn tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 22% tại ngân hàng hợp nhất và 24,6% tại ngân hàng riêng lẻ.

Mảng tín dụng tiêu dùng (FE Credit) có tệp khách hàng là các đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp từ đại dịch Covid-19, nhưng FE Credit vẫn dẫn đầu trên thị trường.

Tỷ lệ nợ xấu được cải thiện ở cả cấp độ hợp nhất và riêng lẻ, trong đó tại ngân hàng hợp nhất, tỷ lệ nợ xấu (theo TT 02) vẫn được duy trì ở mức dưới 3%, và tại ngân hàng riêng lẻ tỷ lệ này xuống dưới 2%.

Song song với nỗ lực kiểm soát nợ xấu, năm 2020 VPBank tiếp tục tăng cường chủ động nguồn lực dự phòng. Chi phí dự phòng của cả năm 2020 hợp nhất tăng 15,2% so với năm trước (đã loại trừ khoản chi phí dự phòng cho VAMC của năm 2019). Tại ngân hàng riêng lẻ, chi phí dự phòng tăng 27%.

Tin mới

LynkiD được vinh danh giải vàng Make In Vietnam

LynkiD được vinh danh giải vàng Make In Vietnam

(Vietnamdaily) - Ngày 15/01/2025, giải thưởng Make In Vietnam 2024 đã chính thức gọi tên LynkiD – Nền tảng tích điểm đổi trải nghiệm cho giải Vàng “Sản phẩm công nghệ tiềm năng” và Top 10 sản phẩm công nghệ số.