Gia tài kếch xù của tỷ phú Anh mất tích khi lặn thám hiểm

Hamish Harding, một tỷ phú người Anh nổi tiếng với những chuyến thám hiểm khắp thế giới, được cho là nằm trong số 5 hành khách mất tích trên chiếc tàu lặn du lịch đến thăm con tàu đắm Titanic.

Mỹ và Canada hôm 19/6 đã mở chiến dịch tìm kiếm một chiếc tàu ngầm mất tích hơn một ngày trước đó ngoài khơi bờ biển phía Đông Nam Canada trong khi đưa khách du lịch khám phá xác tàu Titanic.
Một trong 5 hành khách trên tàu mất tích khi lặn thám hiểm là tỷ phú Anh Hamish Harding (58 tuổi). Bản thân ông Harding đã đăng trên Facebook một ngày trước đó rằng ông sẽ lên con tàu phụ để thám hiểm, song không có bài viết nào từ ông Harding kể từ đó.
Ông Harding là chủ tịch của hãng máy bay tư nhân Action Aviation có trụ sở tại Dubai (UAE). Công ty này chuyên bán máy bay thương mại và tư nhân.
Gia tai kech xu cua ty phu Anh mat tich khi lan tham hiem
Tỷ phú Hamish Harding là một trong số 5 hành khách mất tích trên chiếc tàu lặn du lịch đến thăm con tàu đắm Titanic. Ảnh: FB.
Theo tờ The Guardian, vị tỉ phú này cũng là một phi công và một nhà thám hiểm đang nắm giữ ba kỷ lục Guinness thế giới.
Ông Harding đã đến nơi sâu nhất trên trái đất, rãnh Mariana, sâu khoảng 11 km, vào năm 2021 bằng tàu ngầm hai người.
Chuyến đi đến xác tàu Titanic của ông là chuyến mới nhất trong một chuỗi các chuyến phiêu lưu. Ông từng đến thăm Nam Cực nhiều lần, bay vào vũ trụ trên chuyến bay có người lái của Blue Origin vào năm 2022 và nhiều hoạt động khám phá rủi ro cao khác.
Tàu lặn mất tích từ hôm Chủ nhật (18/6) ở ngoài khơi bờ biển phía đông nam của Canada, sau khi lặn được 1h45. Các tàu và máy bay của Mỹ, Canada đã được triển khai để tìm kiếm song tình hình khá phức tạp vì chưa rõ tàu lặn còn ở dưới nước hay đã nổi lên. Do đó, các lực lượng tìm kiếm và cứu hộ sẽ phải rà soát cả mặt nước lẫn đáy biển.
Công ty Oceangate Expeditions ngày 19/6 ra thông báo cho biết, họ đang huy động mọi phương án để giải cứu những người trên tàu.
Theo trang web của Oceangate Expeditions, mỗi vị khách phải trả 250.000 USD và cuộc thám hiểm sẽ bắt đầu ở Newfoundland rồi sau đó di chuyển khoảng 640km tới Đại Tây Dương để đến địa điểm có xác tàu Titanic. Mỗi chuyến thám hiểm, gồm lặn và nổi lên, kéo dài khoảng 8h.

7 câu hỏi về tàu ngầm Argentina mất tích

Nhiều nghi vấn được đặt ra sau khi chiếc tàu ngầm ARA San Juan của Argentina mất tích gần 10 ngày, đặc biệt sau thông tin cho biết có thể một vụ nổ đã xảy ra bên trong tàu.

7 cau hoi ve tau ngam Argentina mat tich
Tàu khu trục ARA Sarandi (trên) của Argentina cùng các tàu khác tham gia công tác tìm kiếm chiếc tàu ngầm mất tích ở Đại Tây Dương - Ảnh: AFP. 

Tám ngày sau khi tín hiệu liên lạc cuối cùng của chiếc tàu ngầm mất tích ARA San Juan được báo cáo, ngày 23/11 Hải quân Argentina cho biết có khả năng một vụ nổ đã xảy ra trên chiếc tàu ngầm. Thông tin này cũng đã gần như làm chấm dứt mọi hy vọng về sự sống sót của 44 thủy thủ bên trong tàu ngầm.

Hải quân Argentina đã mất tất cả liên lạc với tàu ngầm ARA San Juan vào lúc 7h30 sáng 15/11 và một tiếng động bất thường cũng được phát hiển tại cùng địa điểm trên vào lúc 10h31 sáng cùng ngày.

Khi được hỏi về thông tin này, người phát ngôn Hải quân Argentina Enrique Balbi cho biết tiếng ồn trên "có dấu hiệu giống vụ nổ được ghi nhận ngoài khơi Argentina vào thời điểm tàu ngầm ARA San Juan mất tích". Ông cho biết hiện tình hình "nguy kịch".

Nếu thật sự chiếc tàu ngầm đã nổ và các thủy thủ đã thiệt mạng thì đây là thảm kịch tàu ngầm chết chóc nhất kể từ vụ chìm tàu ngầm hạt nhân Kursk của Nga vào tháng 8-2000, đồng thời là vụ mất mát sinh mạng lớn nhất của quân đội Argentina kể từ chiến tranh Falklands giữa Argentina và Anh vào năm 1982.

Những bí ẩn xoay quanh vụ mất tích của chiếc tàu ngầm Argentina cũng làm nảy sinh bảy câu hỏi về thảm kịch tàu ngầm này.

Nguyên nhân gây ra vụ nổ là gì?

Hải quân Argentina nói rằng hiện họ không có đủ thông tin để kết luận nguyên nhân gây ra vụ nổ và liệu con tàu có phải đã bị tấn công hay không.

Một nguyên nhân khả dĩ là chiếc tàu ngầm ARA San Juan đã di chuyển vào hoặc bị sụt xuống "độ sâu phá hủy" (crush depth). Đây là độ sâu mà các bộ phận của tàu ngầm sẽ không thể chịu được áp lực nước.

Độ sâu phá hủy của hầu hết tàu ngầm đều được giữ bí mật nhưng có thể độ sâu này lớn hơn 400 mét. Vị trí tìm kiếm chiếc tàu ngầm Argentina vắt ngang rìa thềm lục địa, là nơi độ sâu của đại dương thay đổi khác nhau, nhưng có thể sâu tới 3.000 m.

"Nếu một tàu ngầm lặn xuống độ sâu phá hủy, nó sẽ chỉ nổ tung mà thôi" - ông James H Patton Jr, một chỉ huy hải quân về hưu, trả lời hãng tin AP. Theo ông, khi đó nó sẽ phát ra âm thanh giống như một tiếng nổ rất lớn mà bất cứ thiết bị theo dõi âm thanh nào cũng có thể ghi nhận được.

Vào năm 1963, chiếc tàu ngầm tấn công hạt nhân Thresher của Mỹ khi di chuyển gần "độ sâu phá hủy" gần 396 mét thì nó đã phát tín hiệu cho biết đang gặp một số sự cố nhỏ.

Phát hiện ba vật thể khả nghi gần nơi tàu ngầm Argentina mất tích

Hải quân Argentina đang cố gắng xác minh liệu ba vật thể mới được phát hiện có phải từ tàu ngầm ARA San Juan mất tích vào tháng trước với thủy thủ đoàn gồm 44 người hay không.

Theo Latin American Herald Tribune, các vật thể được tìm thấy vào ngày 24/12 và đầu ngày 25/12 ở những độ sâu khác nhau.

Các tàu ngầm điều khiển từ xa sẽ được sử dụng để kiểm tra các vật thể khi thời tiết khắc nghiệt, hải quân Argentina cho biết trong một tuyên bố.

Gió lên tới 74 km/h và những đợt sóng mạnh liên tiếp tại khu vực nơi phát hiện các vật thể buộc các quan chức phải trì hoãn việc triển khai các thiết bị.

Tàu ngầm ARA San Juan ngoài khơi Buenos Aires, Argentina. Ảnh: AP.
Tàu ngầm ARA San Juan ngoài khơi Buenos Aires, Argentina. Ảnh: AP. 

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.