Giá nông sản tăng cao, giá phân bón trở về bình ổn

Cùng với diễn biến bình ổn về giá phân bón, nhất là giá gạo trong nước liên tiếp lập kỷ lục về giá, xuất khẩu gạo của Việt Nam lập kỷ lục mới, đó là thông tin rất mừng trong bối cảnh hiện nay.

Giá phân bón đã trở về bình thường như thời điểm trước đại dịch, đây cũng là một phần nguyên nhân khiến doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuất phân bón giảm mạnh so với 2 năm trước.
Cụ thể, Tổng công ty Phân bón và hóa chất dầu khí (Đạm Phú Mỹ) ghi nhận doanh thu và lợi nhuận đều sụt giảm mạnh so với cùng kỳ.
Luỹ kế 9 tháng năm 2023, Đạm Phú Mỹ thu về 565 tỉ đồng lãi trước thuế, giảm khoảng 4.870 tỉ đồng so với cùng kì (5.435 tỉ đồng). Con số này mới chỉ mới chỉ hoàn thành được 21% kế hoạch lợi nhuận đã đặt ra hồi đầu năm nay (2.670 tỉ đồng).
Gia nong san tang cao, gia phan bon tro ve binh on
 
Trong quý 3/2023, doanh thu thuần của Đạm Phú Mỹ đạt 3.216 tỷ đồng, giảm 17,2% so với cùng kỳ. Doanh thu giảm nhưng giá vốn lại tăng hơn 17% so với quý 2 năm ngoái, khiến lợi nhuận gộp của công ty giảm 72,6% so với cùng kỳ, còn 408 tỷ đồng, biên lợi nhuận gộp qua đó sụt từ mức 38% xuống 13%.
Trong kỳ, doanh thu tài chính giảm mạnh 71% xuống 27 tỷ đồng chủ yếu do hụt thu từ khoản lãi tiền gửi, tiền cho vay và cổ tức lợi nhuận được chia. Trừ đi chi phí, Đạm Phú Mỹ báo lãi sau thuế quý 3 chỉ đạt 69 tỷ đồng, giảm tới gần 93% so với mức lãi nghìn tỷ của cùng kỳ năm 2022. Đây cũng là mức lợi nhuận theo quý thấp nhất của Đạm Phú Mỹ trong vòng 4 năm qua, kể từ quý 3/2019.
Lý giải về nguyên nhân kết quả kinh doanh quý 3 suy giảm, Đạm Phú Mỹ cho biết do giá bán mặt hàng phân bón và hóa chất quý 3 giảm so với cùng kỳ năm trước, đặc biệt giá bán urê giảm 35% và giá bán NH3 giảm 59%. Đồng thời, giá khí tăng cao so với quý 3 năm ngoái cũng khiến lợi nhuận quý này giảm sâu tương ứng.
Cùng chung cảnh với Đạm Phú Mỹ là Đạm Cà Mau. Trong quý 3, giá bán giảm so với cùng kỳ là nguyên nhân khiến doanh thu của Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (Đạm Cà Mau) giảm mạnh so với cùng kỳ. Dù sản lượng tiêu thụ các loại sản phẩm của Đạm Cà Mau tăng hơn 36% so với cùng kỳ, nhưng giá bán phân bón giảm mạnh so với giá đỉnh năm 2022 nên doanh thu thuần lại giảm gần 9%, đạt 3.010 tỷ đồng.
Trong khi đó, giá vốn hàng bán lại tăng hơn 23% so với quý 2 năm ngoái, lên 2.833 tỷ đồng khiến lãi gộp của công ty chỉ còn 177 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái đạt hơn nghìn tỷ. Biên lãi gộp vì thế cũng giảm từ 29,1% xuống còn 5,9%.
Chi phí bán hàng của công ty cũng tăng tới 32% lên 192 tỷ đồng do đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến bán hàng, mở rộng thị trường và hoạt động xuất khẩu hàng hoá. Ngược lại, chi phí quản lý doanh nghiệp được tiết giảm gần một nửa, xuống 85 tỷ đồng.
Nhờ doanh thu tài chính 200 tỷ đồng (chủ yếu là lãi từ khoản tiền gửi gần 10.000 tỷ đồng tại ngân hàng) nên Đạm Cà Mau vẫn có lãi sau thuế hơn 74 tỷ đồng trong quý 3/2023, giảm 90% so với cùng kỳ. Đây là mức lợi nhuận theo quý thấp nhất của Đạm Cà Mau kể từ quý 3/2019.
Lũy kế 9 tháng, Đạm Cà Mau đạt doanh thu thuần 9.036 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế gần 617 tỷ đồng, lần lượt giảm 21% và 81% so với cùng kỳ. Như vậy, sau 9 tháng công ty mới hoàn thành được 44% kế hoạch lợi nhuận năm.
Trong bối cảnh giá phân bón đã trở về bình ổn, các doanh nghiệp sản xuất phân bón nỗ lực khắc phục khó khăn bằng cách tăng sản lượng tiêu thụ, tiết giảm chi phí sản xuất. Cụ thể, Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau đã kiên trì thực hiện mục tiêu giữ vững thị phần tại thị trường mục tiêu và xâm nhập thị trường mới. Công ty liên tục điều chỉnh các chính sách bán hàng linh hoạt, triển khai nhiều chương trình xúc tiến bán hàng như “Mùa vàng thắng lớn”, tặng ấn vật phẩm, tặng phân bón dùng thử. Ngoài ra, đơn vị cũng tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu ure để giảm áp lực thị trường trong nước.
Đạm Phú Mỹ cũng nỗ lực đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ. Lượng tiêu thụ Phân bón Phú Mỹ của Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) trong 9 tháng năm 2023 đạt trên 980 ngàn tấn, tăng hơn 100 ngàn tấn, tương đương tăng 12% so với lượng tiêu thụ 877 ngàn tấn của cùng kỳ năm 2022.
Với lượng tiêu thụ phân bón trong 9 tháng đầu năm 2023 đạt trên 980 ngàn tấn, tăng hơn 100 ngàn tấn, tương đương tăng 12% so với lượng tiêu thụ 877 ngàn tấn của cùng kỳ năm 2022.Trong đó, sản phẩm chủ lực Đạm Phú Mỹ tiêu thụ được trên 690 ngàn tấn, cao hơn 50 ngàn tấn so với cùng kỳ 2022.
Trước tình hình trên, PVFCCo đã có nhiều nỗ lực và giải pháp như tập trung cho công tác bảo dưỡng Nhà máy Đạm Phú Mỹ để hoàn thành vượt kế hoạch, giảm thời gian dừng máy, nhờ đó mà nguồn cung từ sản xuất của Nhà máy được đảm bảo, linh hoạt các chính sách bán hàng, nâng cao chất lượng phục vụ đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của khách hàng, tăng cường ứng dụng số trong sản xuất kinh doanh.
Trong quý 4/2024, PVFCCo tiếp tục đặt mục tiêu vận hành sản xuất kinh doanh ổn định và sẽ đưa ra thị trường trên 300 ngàn tấn phân bón các loại.
Ngành phân bón đã có gần 2 năm đạt doanh thu và lợi nhuận tốt, tuy nhiên, với thực tế khó khăn hiện tại, các đơn vị sản xuất và kinh doanh phân bón đang phải tính toán lại.
Trong bối cảnh này, một trong những yếu tố để vừa làm giảm bớt gánh nặng của bà con nông dân, đồng thời cũng giúp các doanh nghiệp phân bón “dễ thở” hơn, đó chính là sửa đổi chính sách về thuế VAT cho phân bón.
Từ năm 2015 trở lại đây, việc chuyển mặt hàng phân bón từ diện áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) 5% sang đối tượng không chịu thuế GTGT dẫn đến toàn bộ thuế GTGT đầu vào phục vụ cho sản xuất kinh doanh phân bón không được khấu trừ, và doanh nghiệp phải hạch toán vào chi phí làm cho giá thành sản phẩm tăng từ 5% - 8%. Điều này dẫn đến giá phân bón đến tay bà con nông dân cũng bị tăng theo.
Hiệp hội Phân bón Việt Nam đưa ra con số: với quy mô ngành phân bón trên 100.000 tỷ đồng hàng năm và tỷ lệ thuế toàn ngành không được khấu trừ ở mức 5%. Theo một tính toán thì các đơn vị toàn ngành gánh chịu khoảng 3.000 tỷ đồng/năm. Khi không được khấu trừ thuế, các đơn vị sẽ suy giảm khả năng cạnh tranh, thị phần phân bón trong nước sẽ giảm.
Hiệp hội Phân bón Việt Nam đã nhiều lần đề nghị Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ báo cáo Quốc hội sửa đổi Luật số 71/2014/QH13 theo hướng chuyển phân bón từ đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng sang đối tượng chịu thuế với mức thuế suất hợp lý. Việc sửa Luật thuế 71 đưa phân bón trở thành mặt hàng chịu thuế giá trị gia tăng sẽ mang lại bốn mục đích rất tích cực cho ngành phân bón. Thứ nhất, Nhà nước không bị thất thu thuế với mặt hàng phân bón nhập khẩu vào Việt Nam như hiện nay. Thứ hai, tạo sân chơi công bằng giữa phân bón sản xuất trong nước và phân bón nhập khẩu. Thứ ba, việc áp thuế GTGT đồng thời tạo sự bình đẳng, lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp phân bón trong nước khi tham gia đấu thầu quốc tế. Điều này cũng sẽ giúp cho đông đảo bà con nông dân tiết kiệm được chi phí đầu vào, nâng cao hiệu quả trong quá trình sản xuất, canh tác. Đặc biệt là tạo điều kiện cho việc đầu tư vào các dự án sản xuất phân bón chất lượng cao, phân bón thế hệ mới.
Với sự điều chỉnh đó, các doanh nghiệp trong nước sẽ duy trì sản xuất và chính bà con nông dân cũng được hưởng lợi từ việc giá phân bón sẽ giảm xuống.

Đề xuất ngừng Nhà máy đạm Phú Mỹ và Cà Mau đến khi nào?

Để đảm bảo đủ điện, EVN đề nghị trước mắt ngừng toàn bộ nhà máy Đạm Cà Mau và Đạm Phú Mỹ để nhường khí cho sản xuất điện từ nay cho đến hết tháng 5/2023.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) mới có văn bản gửi Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - CTCP, Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau, đề nghị ưu tiên nhường khí cho sản xuất điện các tháng cao điểm mùa khô (tháng 5, tháng 6).
EVN cho rằng, thực tế công tác cung cấp nhiên liệu (than, dầu, khí) cho sản xuất điện không đáp ứng được yêu cầu vận hành, kết hợp sự cố kéo dài của một số tổ máy nhiệt điện gây thiếu hụt lượng lớn công suất nguồn điện.

TOP 10 công ty đại chúng hiệu quả nhất năm 2023: Ấn tượng HDBank, Đạm Phú Mỹ và Hóa chất Đức Giang

Lần đầu lọt TOP 10 công ty đại chúng uy tín và hiệu quả nhất của Việt Nam, HDBank đã chiếm ngay vị trí thứ 7 toàn bảng, và thuộc TOP 5 ngân hàng niêm yết uy tín nhất toàn ngành.

Đọc nhiều nhất

Nhơn Trạch 3 có thể vận hành trước 3 tháng

Nhơn Trạch 3 có thể vận hành trước 3 tháng

Sau gần 9 tháng khẩn trương thi công, cho đến nay, Liên danh Samsung C&T Corporation - Tổng Công ty Lắp máy VN (LILAMA) đã hoàn thành 66% tiến độ tổng thể gói thầu EPC dự án NM nhiệt điện Nhơn Trách 3 và Nhơn Trạch 4.
Các trung tâm thương mại phòng dịch corona thế nào?

Các trung tâm thương mại phòng dịch corona thế nào?

(Kiến Thức) - Phòng chống sự lây lan của dịch bệnh Corona, mang đến không gian mua sắm an toàn, tiện nghi cho khách hàng, toàn bộ hệ thống 79 Trung tâm thương mại (TTTM) Vincom đã và đang triển khai các biện pháp quyết liệt. 

Tin mới