Giá gạo tăng, hé lộ 3 doanh nghiệp niêm yết hưởng lợi lớn

(Vietnamdaily) - VNDirect cho rằng 3 doanh nghiệp niêm yết là LTG, TAR, PAN với tỷ trọng xuất khẩu gạo lớn sẽ được hưởng lợi nhờ xu hướng tăng của giá gạo.

Giá gạo tăng cao do Ấn Độ hạn chế xuất khẩu gạo

Báo cáo phân tích triển vọng ngành gạo của VNDirect ghi nhận, ngày 08/09/2022, Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo tấm (chiếm 11% tổng kim ngạch xuất khẩu) và đánh thuế 20% đối với các loại gạo khác (trừ gạo basmati và gạo đồ) (chiếm 18% tổng kim ngạch xuất khẩu). Ấn Độ xuất khẩu gạo sang hơn 150 quốc gia và đóng góp khoảng 36,7% thương mại gạo toàn cầu, do đó, bất kỳ sự sụt giảm nào về khối lượng xuất khẩu cũng sẽ gây áp lực lên giá gạo.

Trong khi đó, nguồn cung gạo toàn cầu đối mặt rủi ro do tình trạng thời tiết khắc nghiệt ở các nước xuất khẩu lớn.

Thời tiết khắc nghiệt gần đây tại các nước xuất khẩu gạo hàng đầu châu Á, nơi chiếm khoảng 90% sản lượng gạo thế giới, có khả năng làm giảm năng suất và sản lượng trong năm nay. Trung Quốc, nước tiêu thụ gạo lớn nhất thế giới, đã phải hứng chịu hạn hán nghiêm trọng tại 7 tỉnh, khiến sản lượng gạo của quốc gia này có thể bị giảm và dự kiến sẽ phải tăng nhập khẩu gạo lên mức kỷ lục là khoảng 6 triệu tấn vào niên vụ 2022/23.

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, tồn kho toàn cầu đã giảm xuống mức thấp nhất trong 4 năm khi dự báo tỷ lệ tồn kho/tiêu thụ trong giai đoạn 2022-23 (tỷ lệ hàng tồn kho trên tiêu thụ) chỉ ở mức 34,4% (so với mức trung bình 36,6% của giai đoạn 2018-2022).

Gia gao tang, he lo 3 doanh nghiep niem yet huong loi lon
 

Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ ba thế giới, sau Ấn Độ và Thái Lan, chiếm khoảng 7,8% thương mại gạo toàn cầu; và là nước xuất khẩu lớn nhất sang Trung Quốc với 24,5% thị phần. Giá gạo Ấn Độ với mức thuế cao hơn sẽ mất đi lợi thế cạnh tranh và có khả năng khiến người mua chuyển hướng sang gạo Thái Lan và Việt Nam. Chính phủ Thái Lan đang tìm kiếm giải pháp để hỗ trợ người nông dân trong bối cảnh giá nguyên liệu đầu vào tăng cao. Năm 2021, tổng giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam và Thái Lan chiếm 20,6% tổng giao dịch thương mại toàn cầu.

LTG, TAR và PAN sẽ hưởng lợi lớn?

Theo đó, VNDirect cho rằng 3 doanh nghiệp niêm yết là LTG, TAR, PAN với tỷ trọng xuất khẩu gạo lớn sẽ được hưởng lợi nhờ xu hướng tăng của giá gạo.

Gia gao tang, he lo 3 doanh nghiep niem yet huong loi lon-Hinh-2
 

Theo VNDirect, Lộc Trời (LTG) sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ xuất khẩu gạo nhờ là một trong những nhà phân phối gạo đến cả hai thị trường trọng yếu trong thời điểm này là Châu Âu và Trung Quốc. Với định hướng phát triển tập trung vào mảng lương thực, tỷ trọng doanh thu của mảng gạo đạt 39% trong năm 2021 (2020: 28%) và 57% trong 6T22.

Mặc dù biên lợi nhuận gộp của mảng thấp (2-3%), VNDirect cho rằng điều này sẽ được cải thiện nhờ giá gạo xuất khẩu tăng. VNDirect kì vọng sản lượng gạo xuất khẩu tăng sẽ kéo theo những hợp đồng với người nông dân và mở rộng vùng nguyên liệu. Từ đó sẽ thúc đẩy doanh thu của mảng thuốc bảo vệ thực vật cũng như mảng giống cây trồng của LTG.

VNDirect cho rằng Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (TAR) sẽ được hưởng lợi từ việc Trung Quốc giảm sản lượng và Ấn độ hạn chế xuất khẩu do hạn hán. Kinh doanh gạo là lĩnh vực chủ yếu của TAR với tỷ trọng xuất khẩu chiếm gần 15% tổng doanh thu. Trong đó, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu gạo chính của DN này với tỷ trọng lên đến 27% doanh thu xuất khẩu. Vì vậy, VNDirect kì vọng Trung Quốc sẽ gia tăng nhập khẩu gạo từ Việt Nam sẽ là động lực giúp TAR tăng sản lượng xuất khẩu. Hơn nữa, việc giá gạo xuất khẩu được kì vọng tăng sẽ giúp cải thiện biên lợi nhuận gộp vào thị trường này, nơi vốn được coi là có biên lợi nhuận thấp so với thị trường Châu Âu.

Với Tập đoàn Pan (PAN), công ty sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ việc Châu Âu giảm sản lượng và Ấn độ hạn chế xuất khẩu do hạn hán. Hiện nay, mảng nông nghiệp đã trở thành một trong những ngành mũi nhọn của PAN khi đóng góp 19% vào tổng doanh thu và 39% vào tổng lợi nhuận gộp. Sản lượng sản xuất lúa gạo châu Âu giảm sẽ là yếu tố giúp thúc đẩy sản lượng xuất khẩu. Ngoài ra, việc giá xuất khẩu gạo được kì vọng tăng sẽ giúp gia tăng biên lợi nhuận gộp của mảng lúa gạo.

Gánh nặng chi phí, Tập đoàn Lộc Trời báo lỗ kỷ lục quý 2/2022

(Vietnamdaily) - Theo thuyết minh, chi phí tài chính tăng cao do lỗ chênh lệch tỷ giá lớn trong chi phí bán hàng tăng do chi phí vận chuyển và xuất khẩu tăng.
 

Tập đoàn Lộc Trời (LTG ) công bố BCTC hợp nhất quý 2/2022 với doanh thu tăng 30% lên 3.547 tỷ đồng. Do giá vốn tăng mạnh nên lãi gộp chỉ tăng 6% đạt 372 tỷ đồng.

Tập đoàn Lộc Trời chuyển nhượng công ty con vốn 56 tỷ sau quý kinh doanh thua lỗ

(Vietnamdaily) - HĐQT CTCP Tập đoàn Lộc Trời (LTG) vừa công bố Nghị quyết giải thể và chuyển nhượng vốn 2 công ty con
 

Theo đó, LTG sẽ giải thể CTCP Lộc Trời Miền Bắc, công ty con do LTG nắm giữ 99,98% vốn điều lệ. Được biết LTG có vốn điều lệ là 8 tỷ đồng, hoạt động chính trong lĩnh vực trích ly dầu cám.

Tin mới