Giá điện tăng, vì sao PPC đặt kế hoạch lợi nhuận giảm 52%?

(Vietnamdaily) - Vì sao PPC đưa ra kế hoạch kinh doanh suy giảm trong bối cảnh Chính phủ vừa tăng giá bán lẻ điện lên 3%?

CTCP Nhiệt điện Phả Lại (HoSE: PPC) đặt kế hoạch sản lượng điện thương phẩm năm 2023 là 3,5 tỷ kWh, tăng 23% so năm trước. Mức tăng trưởng này là do sản lượng cao hơn đáng kể từ nhà máy Phả Lại 2 do tổ máy S6 được kỳ vọng sẽ hoạt động trở lại vào nửa cuối năm 2023.

PPC cũng đưa ra kế hoạch lợi nhuận trước thuế cho năm 2023 là 266 tỷ đồng, giảm mạnh tới 52% so năm trước.

Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng lợi nhuận thực tế của PPC thường cao hơn kế hoạch của công ty trung bình 37% trong 8 năm qua.

Trong khi đó, năm 2022, PPC thực hiện được 5.278 tỷ đồng doanh thu thuần và 497 tỷ đồng lãi sau thuế. 

Riêng trong quý 1/2023, Nhiệt điện Phả Lại đạt doanh thu gần 1.311 tỷ đồng, tăng 22%. Tuy nhiên doanh thu từ hoạt động tài chính giảm 41% đạt 41 tỷ đồng. Do đó PPC chỉ lãi sau thuế gần 40 tỷ đồng giảm 50% so với quý 1/2022.

Gia dien tang, vi sao PPC dat ke hoach loi nhuan giam 52%?
 

Theo PPC, do giá nhiên liệu đầu vào tăng làm doanh thu và chi phí trong 3 tháng đầu năm nay đều tăng so với cùng kỳ năm trước đó. Tuy nhiên, giá trị tăng doanh thu lại thấp hơn giá trị tăng chi phí (do giá trị một số khoản chi phí như: chi phí sửa chữa lớn, tiền lương tăng).

Ngoài ra, lợi nhuận tài chính giảm gần 29 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ giảm 41% so với quý 1/2022, là do số tiền cổ tức từ các đơn vị góp vốn Công ty nhận được là 36,8 tỷ đồng, giảm gần 38% so với con số 58,9 tỷ đồng của cùng kỳ. Bên cạnh đó, lãi tiền gửi giảm 5,76 tỷ đồng do nguồn tiền nhàn rỗi giảm.

PPC đề xuất mức cổ tức tiền mặt tỷ lệ 8% cho năm 2022 và 5% cho năm 2023. 

Vì sao PPC đưa ra kế hoạch kinh doanh suy giảm trong bối cảnh Chính phủ vừa tăng giá bán lẻ điện lên 3%?

Có lẽ điều này cũng dễ hiểu khi trên thực tế các công ty ngành điện đã thỏa thuận dài hạn khi ký hợp đồng mua bán điện với EVN, nên việc tăng giá bán điện bình quân trong ngắn hạn chưa thể tác động đến doanh thu doanh nghiệp sản xuất. Cụ thể như PPC, Quảng Ninh (QTP)... những dự án lớn ký hợp đồng thỏa thuận trong 25 năm, giá mua bán điện được đàm phán qua từng giai đoạn.

Với những doanh nghiệp phân phối điện, việc tăng giá điện có thể tác động tích cực, vì hợp đồng đã ký dài hạn với giá rẻ, nay bán giá cao, giúp lợi nhuận doanh nghiệp nhiều khả năng sẽ tăng.

PPC lãi thêm 124 tỷ sau kiểm toán do sai số máy đo đếm

(Vietnamdaily) - Báo cáo tài chính kiểm toán 2022 của CTCP Nhiệt điện Phả Lại (HoSE: PPC) ghi nhận ý kiến ngoại trừ của đơn vị kiểm toán về việc PPC điều chỉnh doanh thu thoái hoàn điện năng khiến lãi ròng tăng thêm 124 tỷ đồng.

Cụ thể, theo đơn vị kiểm toán PPC chưa ghi nhận phần doanh thu thoái hoàn điện năng sau thời điểm phát hành báo cáo tài chính năm trước do sai số thiết bị đo đếm diễn ra từ tháng 12/2018 đến tháng 3/2022 với tổng số tiền gần 162 tỷ đồng.

Nếu PPC ghi nhận doanh thu thoái hoàn điện năng do sai số thiết bị đo đếm theo quy định của Thông tư 200 thì doanh thu thuần, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp và lợi nhuận sau thuế sẽ lần lượt giảm 162 tỷ, 32 tỷ và 129,5 tỷ đồng cho năm 2022. Thuế phả thu Nhà nước và tài sản thuế thu nhập hoãn lại lần lượt tăng 10 tỷ và 16,9 tỷ đồng. Phải thu ngắn hạn khách hàng, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lần lượt giảm 162 tỷ, 5 tỷ và 129,5 tỷ đồng. 

Doanh nghiệp nào bị tác động tiêu cực khi giá điện tăng 3%?

(Vietnamdaily) - Với những doanh nghiệp phân phối điện, việc tăng giá điện có thể tác động tích cực, tuy nhiên một số ngành sản xuất sử dụng nhiều điện có thể ảnh hưởng tiêu cực như xi măng, hóa chất, luyện kim (thép), giấy.

Chứng khoán Mirae Asset vừa có báo cáo tác động của việc tăng giá điện lên các doanh nghiệp.

Theo đó, sản lượng điện thương phẩm cả nước năm 2022 đạt 268 tỷ kWh, tăng 6% so cùng kỳ. Trong đó nhiệt điện than chiếm 39% đạt 105 tỷ kWh (giảm 11%), thủy điện được hỗ trợ bởi hiệu ứng La Nina, chiếm 35% tổng sản lượng điện cả nước, đạt 95 tỷ kWh (tăng 21%). Tua bin khí đóng góp 30 tỷ kWh (tăng 13%), chiếm 11%. Điện gió ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng 179%, đạt 9 tỷ kWh. Riêng mảng Điện Mặt trời ghi nhận giảm 8%, xuống còn 26 tỷ kWh.

Xét theo Công suất lắp đặt quốc gia đạt 79.651 MW vào cuối năm 2022, tăng 4% so với cùng kỳ. Công suất điện than tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn nhất chiếm 33% đạt 25.820 MW (tăng 5%), thủy điện chiếm 28% đạt 22.349 MW (tăng 2%), điện khí chiếm 11% đạt 8.977 MW (tăng 26%). Về công suất lắp đặt mảng năng lượng tái tạo (không gồm thủy điện) chiếm 26% đạt 20.670 MW, không thay đổi so với cùng kỳ năm ngoái.

Tin mới