Ghi ở một ngôi làng lạ nhất đất Việt

Được hình thành cách đây khoảng 130 năm Long Sơn bình thường như bao làng quê yên bình khác trên khắp đất nước Việt Nam. Nhưng lạ thay, qua bao đời ở đây không ai thấy xuất hiện một đám cưới cũng như… đám ma nào.

Ghi ở một ngôi làng lạ nhất đất Việt
Và ngôi làng kỳ lạ đó chính là một hòn đảo cách ly với đất liền mang tên làng đảo Long Sơn (thuộc địa phận phường 12, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu).
Chuyện lạ của người lập làng
Cách đây khoảng 5 năm, do đời sống kinh tế địa phương đã phát triển, một cây cầu xi măng kiên cố đã được xây dựng để nối làng đảo Long Sơn với thế giới bên ngoài. Nhưng những tập tục cùng quan niệm tín ngưỡng kỳ lạ của người dân ở Long Sơn thì vẫn thế, vẫn như một “thế giới bí ẩn” tách biệt với cuộc sống bên ngoài.
Theo sử sách, làng đảo Long Sơn được thành lập cách đây hơn một thế kỷ bởi Ông Trần, người có tên thật là Lê Văn Mưu, một vị tướng nông dân quê gốc vùng Bảy Núi (An Giang) đã từng đứng lên khởi nghĩa chống giặc Pháp nhưng thất bại. Do sợ bị kẻ thù truy đuổi, ông cùng gia quyến, người thân xuôi thuyền ngược biển từ vùng Hòn Đất (Kiên Giang) lên khu vực núi Nứa (tức Long Sơn ngày nay) lánh nạn, tìm cuộc sống mới.
Người dân Long Sơn rất tự hào về những tập tục lạ kỳ của quê mình.
Người dân Long Sơn rất tự hào về những tập tục lạ kỳ của quê mình. 
Thấy nơi đây phong thủy hữu tình, có thế núi sông, biển cả giao hòa nên ông quyết định dừng thuyền, lập làng. Sau đó, ông tiếp tục sáng lập ra đạo Ông Trần với tôn chỉ là tiêu giản mọi lễ nghi rườm rà trong cuộc sống thường nhật mà chỉ chú tâm vào việc thờ cúng ông bà, tổ tiên. Đạo Ông Trần thực chất là việc tổng hợp tinh hoa những đạo Phật, Thiên Chúa, Thánh Cao Đài Hòa Hảo… để giáo huấn con cháu đời sau sống cho tốt hơn.
Đạo Ông Trần là thứ đạo mà những tín đồ vẫn sinh sống cùng với gia đình bình thường và chỉ liên lạc với nhau bằng cách giúp đỡ, đùm bọc mọi người như trong một quần thể khép kín mà thôi. Có thể nói, đây là một loại đạo rất đặc biệt mà không có bất cứ nơi nào khác, ngoài xã đảo Long Sơn mà người dân còn tôn thờ bởi những giáo luật lạ thường của nó.
Ngày nay, theo ông Lê Minh Thông, Chủ tịch Hội nông dân xã Long Sơn thì trong tổng số hơn 4.000 người dân trong xã, có 2/3 là theo đạo Ông Trần, những người còn lại đa phần là dân mới ngụ cư, mới chuyển đến sinh sống trong vài năm trở lại đây. Theo đó, mọi người có tục lệ để tóc dài, mặc áo bà ba, khăn đóng và…đi chân trần giống y như những con người dân vùng Bảy Núi, quê hương gốc của Ông Trần. Có thể nói, nếu không chuẩn bị tinh thần thì mỗi khi về Long Sơn, gặp các tín đồ của đạo Ông Trần, nhiều người sẽ phải ngỡ ngàng và bất ngờ vì cách ăn mặc, sinh hoạt của họ.
Ngoài việc khai sinh ra đạo Ông Trần, ông Lê Văn Mưu còn có công xây dựng khu quần thể Nhà lớn Long Sơn gồm những dãy nhà rất lớn, đồ sộ gần như… Đại nội Huế với số tiền cũng rất lớn, kéo dài trong suốt 8 năm với chủ yếu là các nhóm thợ của miền Trung được thuê vào đây. Ngày nay, sau bao biến đổi của thời gian và chiến tranh, khu Nhà lớn Long Sơn này hầu như vẫn còn được giữ nguyên vẹn kiến trúc ban đầu với diện tích nhà cổ đan xen lên đến hàng chục ha.
Do quy mô về kiến trúc nên nhiều người còn gọi đây là phố cổ Long Sơn và được Nhà nước cấp bằng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia, đồng thời là địa điểm du lịch của hàng chục ngàn người mỗi năm. Có lẽ, ngoài phố cổ Hội An ra thì nơi đây chính là quần thể kiến trúc đồ sộ nhất mà cổ nhân đã để lại cho chúng ta.
Chuyện kể rằng, lúc sinh thời, Ông Trần là một người giàu có nổi tiếng không kém gì gia đình công tử Bạc Liêu ở dưới miền Tây. Khi ấy, ông có trong tay cả ngàn mẫu ruộng muối, hàng trăm thửa ruộng kèo dài xung quanh dãy núi Nứa hùng vĩ và vô cùng rộng lớn này. Tuy nhiên, ông Trần lại vô cùng khiêm tốn, hàng ngày đều chăm chỉ lao động, dậy con cháu làm những việc thiện, hiếu đạo với mọi người xung quanh và rất có lòng ngưỡng mộ vua Thành Thái.
Đồn rằng, sau cuộc khởi binh chống giặc Pháp bị thất bại, vua Thành Thái bị quân Pháp giam lỏng ở thành phố Vũng Tàu cũng là lúc ông Trần (người trước kia đã từng khởi binh chống Pháp) tìm đến thăm nhà vua. Chẳng ai biết rõ những lần gặp gỡ ấy ra sao, chỉ biết, một trong những vật tùy thân quý báu mà vua Thành Thái mang từ kinh thành Huế vào Vũng Tàu khi bị phế ngôi là bộ bàn ghế Bát Tiên lộng lẫy chạm trổ bằng ngọc trai trên gỗ trầm hương quý giá đã được tặng cho ông Trần. Nói vậy để thấy, tình cảm của hai con người cùng chí hướng chống giặc ngoại xâm ấy là thân thiết đến thế nào.
Ngày nay, sau hơn một thế kỷ qua đi, bộ ghế Bát Tiên kỷ niệm của nhà vua tặng vẫn được con cháu đời sau của ông Trần gìn giữ như bảo vật của gia đình mình.
Theo cô Ba Kiềm, cháu nội đời thứ 4 của ông Trần và cũng là người quản lý khu nhà này thì hàng ngày, vào đúng 9 giờ sáng và 4 giờ chiều, con cháu vẫn phải mang cơm, đồ ăn, thức uống… và những vật dụng cần thiết đặt lên bàn thờ để cúng ông Trần. Tuy nhiên, đây không phải di huấn của ông Trần bắt buộc mà đó được coi là một nét mới trong đạo ông Trần mà con cháu đời sau dựa vào lời giáo huấn của ông rút ra, như một cách để tỏ lòng tôn kính, quý trọng ông mà thôi.
Cả làng khi chết “táng” chung quan tài!
Tuy nhiên, điều khác lạ ở Long Sơn mà chúng tôi phát hiện ra chính là chuyện về những người chết ở đây, khi đem chôn đều được dùng chung... một chiếc quan tài. Nghĩa là, từ trăm năm qua, làng này chỉ có duy nhất một chiếc quan tài, ai ra đi về cõi vĩnh hằng thì đều được khâm niệm bằng chiếc quan tài đó trước khi nằm lại vĩnh viễn nơi đất mẹ thân yêu, họ được quấn bằng một chiếc chiếu.
Và, kỳ lạ hơn nữa là tất cả những người chết ở Long Sơn, dù giàu hay nghèo, dân thường hay chức vị thì đều lặng lẽ đưa ma chứ không kèn, không trống, không điếu văn hay bất cứ một hình thức nghi lễ rườm rà hay thông thường nào. Người thân, họ hàng đều lặng lẽ đưa người đã khuất về nơi an nghỉ vào những buổi chiều, buổi tối khuất bóng hoàng hôn sau đó âm thầm đi về, rất lặng lẽ.
Có lẽ, khi bỏ qua tất cả các nghi lễ, bỏ qua những quan niệm sinh, tử bình thường ở cõi nhân gian thì chuyện hàng ngàn thân xác, suốt bao đời qua cùng nhau nằm chung một cỗ quan tài cũng là một chuyện khá đặc biệt và ít nhiều sẽ khiến người ta run sợ.
Nghĩa trang với những bài thơ.
Nghĩa trang với những bài thơ. 
Nói về điều này, cô Ba Kiềm lặng lẽ bảo: “Do quan niệm của đạo Ông Trần là sống thì đồng sàng, đồng mộng, đồng cam cộng khổ nên chết cũng phải nằm đồng quan, tức là chung một chiếc quan tài, để thể hiện rằng mọi người sinh, tử trong cõi nhân gian này là hoàn toàn bình đẳng. Đó chính là điều giáo huấn cuối cùng của đời người mà đạo Ông Trần muốn gửi đến con cháu”.
Mặc dù không có quan tài nhưng trên bia mộ, nơi được xây kiên cố ngay sau khi chôn luôn có một…bài thơ đưa tiễn. Đó là những bài thơ của những người thân với người đã nằm xuống nơi đó như con khóc thương cha, vợ khóc chồng, anh chị em khóc nhau hay thậm chí cả những người không quen biết cũng làm thơ tiễn biệt nhau nữa.
Ông Nguyễn Hà Cửu, nhà ở thôn 3, tóc búi cao, bộ râu dài trắng xóa đến chừng hơn một gang tay, bận quần áo bà ba đen cho biết: "Hơn 100 năm qua, cuộc sống đổi thay nhiều nhưng người dân Long Sơn vẫn giữ được những nét đẹp đời thường như thời ông Trần còn sống. Đó là việc đám tang chôn cất trong vòng 24 giờ kể từ khi người chết lâm chung và người thân không bao giờ coi ngày giờ, khâm liệm, cúng bái hay lễ nghi gì mà xả tang ngay tại mộ.
Lấy nhau cũng khác đời thường
Ngoài ra, ông còn tiết lộ chuyện trai gái dựng vợ gả chồng ở Long Sơn cũng rất khác so với các cặp đôi uyên ương trẻ ở nơi khác bởi ở đây không bao giờ tổ chức lễ cưới, hỏi cũng như rước dâu, phù rể gì. Nếu đôi bạn trẻ nào tìm hiểu, muốn cùng nhau xây dựng hạnh phúc trăm năm chỉ cần sắm chút lễ cau trầu rồi mời gia đình hai bên đến nói chuyện là xong. Ngoài ra, bà con họ hàng, lối xóm có thể mang bánh, trái cây đến chúc phúc chứ tuyệt nhiên không bao giờ đứng ra tổ chức liên hoan tiệc tùng, mời mọc họ hàng trai gái hai bên.
Kỳ lạ hơn nữa, ngay cả việc chọn lựa ngày để thành hôn, để vu quy cũng không ai được phép mà tất cả, hàng ngàn cặp vợ chồng từ xưa đến nay ở Long Sơn chỉ toàn gặp nhau và động phòng hoa trúc vào một đêm tân hôn cố định, đó là ngày 1 và ngày 16 hàng tháng theo lịch âm mà thôi. Thế nên, nhiều cặp vợ chồng về sinh sống với nhau mà cứ lặng lẽ, âm thầm như chưa từng cưới hỏi vậy.
Dù lễ cưới có vẻ giản đơn nhưng ở Long Sơn rất ít khi xảy ra chuyện li hôn, li dị hay những bất hòa trong cuộc sống vì họ đều cho đó là điều cấm kỵ, làm tổn hại đến tinh thần nên trừ những trường hợp hi hữu, các cặp vợ chồng ở đây đều sống khá hòa thuận, bình yên. Và, cũng vì những giới luật của mình mà con cháu đời sau của ông Trần, những người sinh sống ở trên đảo Long Sơn luôn hết lòng yêu thương, giúp đỡ nhau.
Với họ, tất cả những nghi lễ, những quan niệm “rườm rà” của cuộc sống, của chuyện ma chay, cưới hỏi đều không là một cái gì đó quá lớn lao. Có lẽ, chính vì những quan niệm, những tập tục sinh hoạt vô cùng độc đáo của cộng đồng mình như thế mà bao năm qua, Long Sơn vẫn luôn là một “ốc đảo” biệt lập với thế giới rộng lớn bên ngoài theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của nó.
Chia tay làng đảo Long Sơn, chúng tôi men theo con đường nhựa phẳng lỳ từ khu Bến Đá để trở lại quốc lộ 51, đi về thành phố. Xa xa, làng đảo yên bình nằm nép dưới ngọn núi Nứa xanh ngát như từ ngàn năm qua cùng bao điều kỳ bí vẫn khiến chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng, dù mình vừa mới tận mắt, tận tai nghe được. Nó đúng là một ngôi làng vô cùng độc đáo trong hàng vạn những ngôi làng ở khắp đất nước Việt Nam này.

Ngỡ ngàng ngắm ngôi làng đẹp như cổ tích ngay gần Hà Nội

Dù chỉ cách trung tâm Hà Nội khoảng 30km, ngôi làng cổ Nôm (Văn Lâm, Hưng Yên) vẫn giữ được trong mình những nét cổ kính của làng quê Việt Nam.

Ngỡ ngàng ngắm ngôi làng đẹp như cổ tích ngay gần Hà Nội
Ngo ngang ngam ngoi lang dep nhu co tich ngay gan Ha Noi
Làng Nôm thuộc huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên là một ngôi làng cổ mang nhiều nét đặc trưng của làng quê Việt Nam. Những dấu vết xưa cũ, nét kiến trúc cổ kính đặc trưng với cây đa, giếng nước, sân đình, chùa, chợ, cổng làng và những ngôi nhà cổ... trải qua vài trăm năm vẫn còn vẹn nguyên khiến những ai có dịp ghé thăm không khỏi ngỡ ngàng và yêu thích. 

Làng đẻ 3 con còn chê ít

Với khoảng 112 hộ dân nhưng có tới gần 700 nhân khẩu, làng Ea Luh thuộc tỉnh Gia Lai được mệnh danh là làng siêu đẻ ở Tây Nguyên.

Làng đẻ 3 con còn chê ít
Đẻ nhiều khiến cuộc sống của người dân nơi đây vô cùng khó khăn, thiếu thốn. Cái nghèo, cái đói cứ đeo đẳng ngôi làng siêu đẻ của xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Ngôi làng kỳ lạ ở Hà Nội: Không ai gọi bố là “bố”

Ngôi làng kỳ lạ ngay giữa Hà Nội, từ hàng ngàn năm nay, người dân không bao giờ gọi bố là “bố” dù đó có là bố đẻ hay bố nuôi.

Ngôi làng kỳ lạ ở Hà Nội: Không ai gọi bố là “bố”
Ngoi lang ky la o Ha Noi: Khong ai goi bo la “bo”
 Kiệu rước Bố Cái đại vương Phùng Hưng trong lễ hội của làng Triều Khúc được tổ chức từ 10-12 tháng Giêng Âm lịch hằng năm.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.