Ghé thăm những “địa chỉ đỏ” về Cách mạng Tháng Tám ở Hà Nội

Ghé thăm những “địa chỉ đỏ” về Cách mạng Tháng Tám ở Hà Nội

Nhiều địa danh gắn liền với sự kiện Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 ở Hà Nội giờ đây là những điểm đến nổi tiếng mà bất kể ai tới thăm Thủ đô khó có thể bỏ lỡ.

 Quảng trường Ba Đình: Cách đây 77 năm, Quảng trường Ba Đình là nơi chứng kiến thời khắc thiêng liêng khi Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Quảng trường Ba Đình: Cách đây 77 năm, Quảng trường Ba Đình là nơi chứng kiến thời khắc thiêng liêng khi Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Khi đất nước hòa bình, thống nhất, trái tim của hàng triệu người dân Việt Nam vẫn luôn hướng về Quảng trường Ba Đình và Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Khi đất nước hòa bình, thống nhất, trái tim của hàng triệu người dân Việt Nam vẫn luôn hướng về Quảng trường Ba Đình và Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
 Cột cờ Hà Nội (hay còn gọi là Kỳ đài Hà Nội) là công trình kiến trúc cổ kính được xây dựng vào đầu thế kỷ XIX dưới thời nhà Nguyễn. Vào ngày giải phóng Thủ đô 10/10/1954, lễ thượng cờ Tổ quốc tại đây đã trở thành giây phút thiêng liêng đi vào lịch sử của mảnh đất Thăng Long ngàn năm văn hiến.
Cột cờ Hà Nội (hay còn gọi là Kỳ đài Hà Nội) là công trình kiến trúc cổ kính được xây dựng vào đầu thế kỷ XIX dưới thời nhà Nguyễn. Vào ngày giải phóng Thủ đô 10/10/1954, lễ thượng cờ Tổ quốc tại đây đã trở thành giây phút thiêng liêng đi vào lịch sử của mảnh đất Thăng Long ngàn năm văn hiến.
Ngày nay, Cột cờ Hà Nội là một trong số những di tích lịch sử còn được bảo tồn nguyên vẹn. Lá cờ đỏ sao vàng - Quốc kỳ Việt Nam luôn tung bay như niềm kiêu hãnh.
Ngày nay, Cột cờ Hà Nội là một trong số những di tích lịch sử còn được bảo tồn nguyên vẹn. Lá cờ đỏ sao vàng - Quốc kỳ Việt Nam luôn tung bay như niềm kiêu hãnh.
 Nhà hát Lớn: Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khóa I họp phiên đầu tiên ở Nhà hát Lớn vào ngày 2/3/1946 và tiếp tục tổ chức ở đây cho đến năm 1963, khi Hội trường Ba Đình được xây dựng.
Nhà hát Lớn: Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khóa I họp phiên đầu tiên ở Nhà hát Lớn vào ngày 2/3/1946 và tiếp tục tổ chức ở đây cho đến năm 1963, khi Hội trường Ba Đình được xây dựng.
Ngày nay, Nhà hát Lớn vẫn là một trong những địa điểm quen thuộc, đặc trưng và hút khách của TP Hà Nội - nơi thường xuyên diễn ra các hoạt động văn hóa, biểu diễn nghệ thuật đặc sắc.
Ngày nay, Nhà hát Lớn vẫn là một trong những địa điểm quen thuộc, đặc trưng và hút khách của TP Hà Nội - nơi thường xuyên diễn ra các hoạt động văn hóa, biểu diễn nghệ thuật đặc sắc.
 Quảng trường Cách mạng tháng Tám: Tại đây đã diễn ra 2 cuộc biểu tình liên tiếp trong 2 ngày 17 và 19/8. Trong đó, vào ngày 17/8, Đội Thanh niên xung phong thành Hoàng Diệu đã tổ chức cướp diễn đàn tại cuộc mít tinh của Chính phủ Trần Trọng Kim, để bày tỏ sự ủng hộ với mặt trận Việt Minh (Việt Nam Độc lập đồng minh) giành chính quyền.
Quảng trường Cách mạng tháng Tám: Tại đây đã diễn ra 2 cuộc biểu tình liên tiếp trong 2 ngày 17 và 19/8. Trong đó, vào ngày 17/8, Đội Thanh niên xung phong thành Hoàng Diệu đã tổ chức cướp diễn đàn tại cuộc mít tinh của Chính phủ Trần Trọng Kim, để bày tỏ sự ủng hộ với mặt trận Việt Minh (Việt Nam Độc lập đồng minh) giành chính quyền.
Ngày nay, Quảng trường là điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Đây cũng là nơi tổ chức nhiều sự kiện lớn.
Ngày nay, Quảng trường là điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Đây cũng là nơi tổ chức nhiều sự kiện lớn.
 Bốt Hàng Trống (Trung tâm chỉ huy của cảnh sát Pháp ở Hà Nội) những năm đầu thế kỷ XX. Sau khi đánh chiếm thành công Bắc Bộ phủ, quần chúng cách mạng tiếp tục đánh chiếm Sở Cảnh sát Trung ương bên Hồ Gươm.
Bốt Hàng Trống (Trung tâm chỉ huy của cảnh sát Pháp ở Hà Nội) những năm đầu thế kỷ XX. Sau khi đánh chiếm thành công Bắc Bộ phủ, quần chúng cách mạng tiếp tục đánh chiếm Sở Cảnh sát Trung ương bên Hồ Gươm.
Công trình này hiện là trụ sở Công an quận Hoàn Kiếm với kiến trúc xây dựng được giữ gần như nguyên vẹn.
Công trình này hiện là trụ sở Công an quận Hoàn Kiếm với kiến trúc xây dựng được giữ gần như nguyên vẹn.
 Bắc Bộ phủ: Đây là ngôi nhà hai tầng ở số 12 phố Ngô Quyền, Hà Nội. Thời Pháp thuộc, tòa nhà này là Dinh Thống sứ Bắc Kỳ. Sau khi Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945), tòa nhà được đổi thành Phủ Khâm sai Bắc Kỳ. Trong Cách mạng tháng Tám, lực lượng Việt Minh cùng nhân dân Hà Nội đã tiến công và chiếm giữ tòa nhà này. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về làm việc tại đây cho đến ngày Toàn quốc Kháng chiến. Trong thời gian này, tòa nhà được đổi tên thành Bắc Bộ phủ.
Bắc Bộ phủ: Đây là ngôi nhà hai tầng ở số 12 phố Ngô Quyền, Hà Nội. Thời Pháp thuộc, tòa nhà này là Dinh Thống sứ Bắc Kỳ. Sau khi Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945), tòa nhà được đổi thành Phủ Khâm sai Bắc Kỳ. Trong Cách mạng tháng Tám, lực lượng Việt Minh cùng nhân dân Hà Nội đã tiến công và chiếm giữ tòa nhà này. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về làm việc tại đây cho đến ngày Toàn quốc Kháng chiến. Trong thời gian này, tòa nhà được đổi tên thành Bắc Bộ phủ.
Bắc Bộ phủ ngày nay được dùng để làm Nhà khách Chính phủ. Phần mái che sảnh trước tòa nhà vẫn giữ nguyên như cách đây 77 năm.
Bắc Bộ phủ ngày nay được dùng để làm Nhà khách Chính phủ. Phần mái che sảnh trước tòa nhà vẫn giữ nguyên như cách đây 77 năm.
 Số nhà 48 Hàng Ngang: Từ chiều 25/8 đến 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí T.Ư Đảng đã ở và làm việc tại nhà số 48 Hàng Ngang - chủ ngôi nhà khi ấy là ông Trịnh Văn Bô và bà Hoàng Thị Minh Hồ, là cơ sở cách mạng từ thời tiền khởi nghĩa.
Số nhà 48 Hàng Ngang: Từ chiều 25/8 đến 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí T.Ư Đảng đã ở và làm việc tại nhà số 48 Hàng Ngang - chủ ngôi nhà khi ấy là ông Trịnh Văn Bô và bà Hoàng Thị Minh Hồ, là cơ sở cách mạng từ thời tiền khởi nghĩa.
Căn nhà này là di tích lịch sử cho khách tham quan tìm hiểu về lịch sử ra đời bản Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam. Hiện nay địa chỉ này trở thành di tích lịch sử cách mạng thuộc Bảo tàng Hà Nội.
Căn nhà này là di tích lịch sử cho khách tham quan tìm hiểu về lịch sử ra đời bản Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam. Hiện nay địa chỉ này trở thành di tích lịch sử cách mạng thuộc Bảo tàng Hà Nội.
 Nhà 5D phố Hàm Long: Đây là nơi thành lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên vào tháng 3/1929.
Nhà 5D phố Hàm Long: Đây là nơi thành lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên vào tháng 3/1929.
Hiện số nhà 5D là di tích lịch sử cách mạng thuộc Bảo tàng Hà Nội, đồ đạc bày biện trong nhà vẫn được lưu giữ gần như xưa.
Hiện số nhà 5D là di tích lịch sử cách mạng thuộc Bảo tàng Hà Nội, đồ đạc bày biện trong nhà vẫn được lưu giữ gần như xưa.
 Nhà 90 phố Thợ Nhuộm: Chính tại căn nhà này, đồng chí Trần Phú đã dự thảo bản Luận cương Chính trị của Đảng. Với văn kiện này, công nhân và nhân dân Việt Nam đã có một Cương lĩnh cách mạng phản ánh đúng quy luật khách quan của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ, đáp ứng được những đòi hỏi cấp bách của lịch sử.
Nhà 90 phố Thợ Nhuộm: Chính tại căn nhà này, đồng chí Trần Phú đã dự thảo bản Luận cương Chính trị của Đảng. Với văn kiện này, công nhân và nhân dân Việt Nam đã có một Cương lĩnh cách mạng phản ánh đúng quy luật khách quan của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ, đáp ứng được những đòi hỏi cấp bách của lịch sử.
Hiện nay căn nhà này đang được nâng cấp và bảo tồn. Nơi đây thường xuyên đón khách đến nghiên cứu, tham quan, học tập, đặc biệt là vào các dịp kỷ niệm, những ngày lễ lớn của Thủ đô và đất nước.
Hiện nay căn nhà này đang được nâng cấp và bảo tồn. Nơi đây thường xuyên đón khách đến nghiên cứu, tham quan, học tập, đặc biệt là vào các dịp kỷ niệm, những ngày lễ lớn của Thủ đô và đất nước.
 Nhà tù Hỏa Lò: Thực dân Pháp xây dựng nhà tù này đầu thế kỷ XX, tên tiếng Pháp thời đó là Maison Centrale, có nghĩa là Đề lao Trung ương hay Ngục thất Hà Nội. Nhà tù này giam giữ nhiều hạng người, trong đó có những tù nhân chính trị, những người ái quốc chống lại chính quyền thực dân Pháp từ 1896 đến 1954.
Nhà tù Hỏa Lò: Thực dân Pháp xây dựng nhà tù này đầu thế kỷ XX, tên tiếng Pháp thời đó là Maison Centrale, có nghĩa là Đề lao Trung ương hay Ngục thất Hà Nội. Nhà tù này giam giữ nhiều hạng người, trong đó có những tù nhân chính trị, những người ái quốc chống lại chính quyền thực dân Pháp từ 1896 đến 1954.
Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò đang là một điểm du lịch thú vị cho du khách trong và ngoài nước.
Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò đang là một điểm du lịch thú vị cho du khách trong và ngoài nước.
 Hầm chỉ huy T1 là Công trình Sở chỉ huy tác chiến của Bộ Tổng Tham mưu xây dựng năm 1964. Đây là công trình giữ vai trò đặc biệt quan trọng của cơ quan quân sự tối cao của Đảng, của Nhà nước. Hầm chỉ huy T1 nằm bên trong khuôn viên trung tâm Hoàng thành Thăng Long có khả năng chống được sức công phá của bom tấn và tên lửa, trụ được qua một vụ tấn công nguyên tử, vũ khí hóa học..    >>> Mời độc giả xem thêm video Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Một kỳ tích trong lịch sử đấu tranh giải phóng Dân tộc:
Hầm chỉ huy T1 là Công trình Sở chỉ huy tác chiến của Bộ Tổng Tham mưu xây dựng năm 1964. Đây là công trình giữ vai trò đặc biệt quan trọng của cơ quan quân sự tối cao của Đảng, của Nhà nước. Hầm chỉ huy T1 nằm bên trong khuôn viên trung tâm Hoàng thành Thăng Long có khả năng chống được sức công phá của bom tấn và tên lửa, trụ được qua một vụ tấn công nguyên tử, vũ khí hóa học..

>>> Mời độc giả xem thêm video Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Một kỳ tích trong lịch sử đấu tranh giải phóng Dân tộc:
Nguồn: Nhân Dân

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.