“Ghế” càng cao càng ít nghiên cứu

(Kiến Thức) - "Chúng tôi gặp nhiều khó khăn khi kết hợp với một số đơn vị để nghiên cứu bởi lãnh đạo khi có chức quyền không còn nhu cầu nghiên cứu nhiều, cấp dưới không được chỉ đạo nên không dám làm". 

Trên đây là chia sẻ của TS Trịnh Quang Đức, Viện Điện tử - Viễn thông, trường Đại học Bách khoa Hà Nội. 
Theo TS Đức, nghiên cứu khoa học ở trường đại học, viện nghiên cứu của hầu hết các nước trên thế giới chỉ chiếm 30% số lượng nghiên cứu khoa học tại toàn quốc gia đó. Số còn lại nằm trong các công ty, doanh nghiệp... Họ tạo ra các thiết bị, công nghệ để tự phục vụ, dù ít khi công bố ra ngoài.
Trong khi đó, công tác nghiên cứu của các doanh nghiệp Việt Nam rất kém. Hầu như không có gì. Họ đổ hết cho các viện, trường đại học, dù không có thiết bị, công nghệ mà chỉ làm ra các mô hình nguyên lý.
Vì thế, chắc chắn cần có cơ chế phối hợp giữa viện, đại học với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc phối hợp này không phải là dễ. 
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
"Như bên bộ môn y sinh chúng tôi không có chức năng nuôi và cấy ghép lên chuột nên phải nhờ trung tâm nào đó nghiên cứu về sinh y học. Nhưng ở đó không nhiều người theo đuổi nghiệp nghiên cứu. Chúng tôi đành tự làm. Tất nhiên, để đạt kết quả chúng tôi lại phải tự mày mò tìm hiểu về tế bào, nuôi chuột... Điều này làm giá thành đội lên, hiệu quả đầu tư không cao", TS Trịnh Quang Đức cho hay. 
Lỗi của vấn đề này, theo ông Đức là do cơ chế kích thích nghiên cứu khoa học chưa có. Chúng ta chưa có sự bắt buộc người có học hàm học vị cũng phải nghiên cứu. Một ông giám đốc trung tâm không nhất thiết phải có đề tài, công trình nghiên cứu hằng năm. Điều này hoàn toàn khác với nước ngoài, một vị giáo sư về y học hằng năm vẫn phải công bố các nghiên cứu khoa học. Vì thế, nếu có mô hình chuẩn, chắc hẳn sẽ phát triển được khoa học hơn nữa.

Nhà khoa học ở đâu?

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 

Ông lão già nua, gày gò, một nông dân chân đất thực sự mà mày mò chế tạo được chiếc máy thô sơ từ những vật liệu sẵn có để tách được hạt ngô, tuốt được lúa... đỡ được bao nhiêu sức người. Ông không những tự tách ngô của nhà mình mà còn mang máy đi làm cho bà con quanh vùng. 

Lại nữa, một nông dân ở Nam Bộ đã nghĩ ra cách chế biến quả bần, loại quả thường dùng để nấu canh chua, thành sản phẩm chế biến sẵn có thể đưa đi xa, còn xuất ra cả nước ngoài. Loại quả chua tưởng nếu không dùng nấu canh thì cũng bỏ đi, vậy mà được người phụ nữ nông dân đó xát ra thành bột và cô lại, đóng vào hộp để mỗi lần nấu canh, nấu lẩu chỉ cần cho một chút vào... rất tiện lợi. Và sản phẩm này đã trở thành đặc sản của địa phương. 

Nhà khoa học không phải “con buôn“

(Kiến Thức) - Các dự án hỗ trợ phát triển khoa học công nghệ nhiều không xuể, nhưng số nhà khoa học được tài trợ chỉ đếm trên đầu ngón tay.

PGS.TS Phạm Văn Nho, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, ông có một số sản phẩm từ nano có tính ứng dụng cao như khẩu trang nano, xịt nano khử khuẩn... Ban đầu, để được lưu hành trên thị trường phải mất quá nhiều thủ tục, ông tìm cách liên kết với các đối tác ngoài nước để tiêu thụ sản phẩm. Vì là sản phẩm tốt, rẻ nên bán chạy, nhưng các thủ tục hải quan, xuất nhập khẩu quá rườm rà, nên sau đó ông phải mở công ty riêng để bán. Có công ty, khâu phân phối lại vô cùng phức tạp, chiếm đến 50 - 60% giá thành sản phẩm. Ông tìm cách nhờ các dự án hỗ trợ phát triển khoa học, nhưng vẫn không tìm được lối ra.
Sản phẩm của các nhà khoa học vào thực tế gặp nhiều khó khăn.
Sản phẩm của các nhà khoa học vào thực tế gặp nhiều khó khăn. 
"Các dự án này rất khó tiếp cận, nó mang nặng tính xin cho. Mà nhà khoa học có đủ lòng tự trọng để không đi xin, không đi "chạy". Để được hỗ trợ, người ta phải "chạy", phải có mối quan hệ quen biết, phải luồn lách... Khâu nào cũng phải tiền thì mới xong được. Mà tôi thì không làm được điều đó", PGS.TS Phạm Văn Nho chia sẻ. Hệ quả là những sản phẩm được làm ra có hàm lượng chất xám cao, do nhà khoa học Việt Nam chế tạo, bỏ tiền túi ra sản xuất, nhưng vẫn không thể bán được, vẫn chẳng ai biết đến. Theo lời của PGS.TS Phạm Văn Nho thì ông không có tiền tỷ để bỏ ra quảng cáo, trong khi có những sản phẩm rất vớ vẩn được quảng cáo thì hàng triệu người mua. Đã đến lúc ông thấy oải, thấy nản vì ông không thể đảm đương được việc vừa là một nhà khoa học, vừa là một "con buôn".

Chưa đồng ý Bộ Công an có 2 Đại tướng

Đề xuất phong hàm Đại tướng thứ hai cho Thứ trưởng thứ nhất Bộ Công an chưa nhận được sự đồng tình của đa số đại biểu Quốc hội.

Chiều 15/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe và cho ý kiến về dự án Luật Công an nhân dân (sửa đổi). Thứ trưởng Bộ Công an Bùi Văn Nam cho biết dự thảo quy định theo hướng thời hạn thăng cấp bậc hàm từ Đại tá lên Thiếu tướng là 4 năm, còn trong mỗi cấp Tướng thì không quy định thời hạn.

Thứ trưởng Bộ Công an - Bùi Văn Nam đọc tờ trình trước Ủy ban thường vụ Quốc hội chiều 15/4 (Ảnh: Phạm Thịnh)
Thứ trưởng Bộ Công an - Bùi Văn Nam đọc tờ trình trước Ủy ban thường vụ Quốc hội chiều 15/4 (Ảnh: Phạm Thịnh)  
“Nếu quy định cụ thể thời hạn thăng cấp bậc hàm trong mỗi cấp Tướng thì tuổi đời của sĩ quan cấp Tướng khi được phong, thăng sẽ cao (Đại tướng là 63 tuổi, Thượng tướng là 59 tuổi, Trung tướng là 55 tuổi, Thiếu tướng là 51 tuổi). Như vậy, sẽ khó quy hoạch nguồn cán bộ cũng như gặp khó khăn trong bố trí, sử dụng cán bộ khi có nhu cầu”, Thứ trưởng Bộ Công an cho biết.

Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Nguyễn Kim Khoa cho biết thường trực Ủy ban Quốc phòng An ninh đề nghị quy định trong Luật thời hạn xét thăng cấp bậc hàm tướng theo ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Thông báo số 398-TB/TW.

Đa số các đại biểu cho rằng đây là chủ trương đúng cần phải được quy định trong Luật. Đối với việc quy hoạch bảo đảm yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ sĩ quan cấp tướng trong công an nhân dân (CAND) phải được xác định trên cơ sở các chức vụ có quân hàm cấp tá để bồi dưỡng, đào tạo, bảo đảm có chọn lọc đối với sĩ quan có đức, tài và có nhiều cống hiến tương xứng với vị trí có nhu cầu cấp tướng.

Thứ trưởng Bùi Văn Nam cũng thông tin thêm dự thảo Luật giữ nguyên quy định của Luật CAND năm 2005, cấp bậc hàm cao nhất là Đại tướng. Cấp bậc hàm cao nhất của các đồng chí Thứ trưởng là Thượng tướng.

“Riêng đối với đồng chí Thứ trưởng thứ nhất, cấp bậc hàm cao nhất là Đại tướng, vì trên thực tế, đồng chí này đứng vị trí thứ hai trong Bộ Công an, sau đồng chí Bộ trưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương. Quy định như vậy là phù hợp với thực tiễn và bảo đảm tương quan với Quân đội nhân dân”.

Cấp bậc hàm cao nhất của Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là Thượng tá.

Ngày 29/12/2012, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã trao quyết định thăng quân hàm từ thượng tướng lên đại tướng đối với ông Trần Đại Quang - ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an.
Ngày 29/12/2012, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã trao quyết định thăng quân hàm từ thượng tướng lên đại tướng đối với ông Trần Đại Quang - ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an. 
Tuy nhiên, Ủy ban Quốc phòng An ninh cũng đề nghị phải báo cáo giải trình rõ hơn về một số vấn đề.

Cho ý kiến về cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan CAND, ông Nguyễn Văn Hiện, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đề nghị nên quy định rõ số lượng sĩ quan cấp tướng trong CAND, để bảo đảm cơ cấu cấp bậc hàm phù hợp với cơ cấu tổ chức của CAND.

“Tờ trình của Chính phủ chưa chỉ ra được nhu cầu phong, thăng cấp bậc hàm trung tướng, thiếu tướng mới đảm bảo thực hiện tốt công việc được giao” – ông Nguyễn Văn Hiện cho biết.

Thường trực Ủy ban Quốc phòng An ninh lưu ý, đối chiếu với chỉ đạo của Bộ Chính trị thì dự thảo Luật vẫn chưa thực hiện triệt để một số nội dung.

Cụ thể, việc xác định vị trí có nhu cầu hàm cấp tướng tuy đã quy định cụ thể nhưng vẫn chưa thật chặt chẽ, đúng nhu cầu trong Luật: như dự thảo Luật CAND (sửa đổi) đã nâng trần và mở rộng diện một số chức vụ có trần cấp hàm tướng so với Luật CAND hiện hành, hầu như tất cả các chức vụ Cục trưởng đều có trần cấp hàm Thiếu tướng, một số là Trung tướng.

Nhiều chức danh tương đương với chức vụ Cục trưởng cũng có trần cấp hàm Thiếu tướng, Trung tướng, trong đó có chức danh mới được bổ sung vào dự thảo Luật như Hiệu trưởng trường sĩ quan Tham mưu, đồng thời quy định phong cấp bậc hàm tướng đối với cả một số chức vụ ở các đơn vị sản xuất, kinh doanh và các đơn vị có tính chất dịch vụ công.

Một số chức vụ có trần cấp bậc hàm tướng chưa bảo đảm yêu cầu quy định hàm cấp trưởng phải cao hơn cấp phó một bậc (theo Điều 23 của dự thảo Luật, Thứ trưởng thứ nhất cấp hàm bằng Bộ trưởng là Đại tướng; Phó Tổng cục trưởng thứ nhất cấp hàm bằng Tổng cục trưởng là Trung tướng)...

Bên cạnh đó, ban thẩm tra cũng cho rằng việc chưa thống nhất cấp hàm tương đương giữa Công an và Quân đội đối với chức vụ Giám đốc Công an 7 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gồm TPHCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Nghệ An, Thanh Hóa, Đồng Nai) cũng là điểm cần xem xét.

Cuối cùng, dự thảo Luật chưa nghiên cứu để quy định cụ thể việc tách lương ra khỏi cấp bậc hàm.

Kết luận phiên làm việc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng các vấn đề này đều rất hệ trọng, cần tổng kết sâu sắc để chỉ ra những nhược điểm, hạn chế cũng như kế thừa được những vấn đề còn nguyên giá trị của đạo luật cũ. Trong đó có vấn đề được quan tâm là việc phong hàm, cấp sỹ quan trong lực lượng CAND.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng cho rằng cơ quan soạn thảo cần tiếp tục tiếp thu, hoàn thiện dự thảo để trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến trong thời gian tới.

Đọc nhiều nhất

Ùn tắc giao thông… không phải do Nghị định 168

Ùn tắc giao thông… không phải do Nghị định 168

Sau nửa tháng thực hiện Nghị định 168/2024/NĐ-CP, tình hình trật tự an toàn giao thông đã có nhiều chuyển biến rõ rệt. TNGT giảm cả 3 tiêu chí, ý thức chấp hành quy định về giao thông đã được nâng cao hơn trước…

Tin mới