Gemadept lãi hơn 1.220 tỷ từ thương vụ bán Cảng Nam Hải Đình Vũ

(Vietnamdaily) - BSC ước tính Gemadept sẽ ghi nhận 1.228 tỷ lợi nhuận trước thuế từ thoái vốn tại cảng Nam Hải Đình Vũ.

CTCP Container Việt Nam (Viconship, VSC) vừa công bố thông tin cho biết ngày 19/4, Viconship và CTCP Gemadept (GMD) đã ký kết hợp đồng chuyển nhượng phần vốn tại Công ty Cảng Nam Hải Đình Vũ.

Trong tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2023, Viconship cho biết sẽ trình cổ đông kế hoạch tăng vốn điều lệ gấp đôi lên hơn 2.250 tỷ đồng. Theo đó, sẽ dùng 1.200 tỷ đồng để đầu tư chi phối một doanh nghiệp trong lĩnh vực cảng biển có trụ sở tại TP. Hải Phòng thông qua hoạt động chuyển nhượng cổ phần; số tiền còn lại dùng để bổ sung vốn lưu động.

Ngoài ra, Viconship sẽ tự chủ động và/hoặc huy động 1.050 tỷ đồng từ các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp, cá nhân khác để “mua đứt” doanh nghiệp mục tiêu trên.

Gemadept lai hon 1.220 ty tu thuong vu ban Cang Nam Hai Dinh Vu
 VSC vừa mua xong cảng Nam Hải Đình Vũ.

Trong một báo cáo trước đó của Chứng khoán BSC đã tiết lộ Viconship là bên mua lại cổ phần tại CTCP Cảng Nam Hải Đình Vũ. Theo đó, Gemadept đã nhận được khoản đặt cọc hơn 1.000 tỷ đồng của Viconship, thương vụ dự kiến hoàn thành trong quý 1/2023.

Như vậy, số tiền Viconship dự chi để mua Nam Hải Đình Vũ là 2.250 tỷ đồng. BSC ước tính Gemadept sẽ ghi nhận 1.228 tỷ lợi nhuận trước thuế từ thoái vốn tại cảng Nam Hải Đình Vũ.

Nam Hải Đình Vũ là cảng container, công suất thiết kế 500.000 TEU/năm, tổng mức đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng, đưa vào khai thác từ năm 2014, hiện chiếm 10% thị phần khu vực cụm cảng Hải Phòng. Năm 2022, Công ty cổ phần Nam Hải Đình Vũ đạt doanh thu xấp xỉ 700 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 300 tỷ đồng.

Việc hợp nhất kết quả kinh doanh của Nam Hải Đình Vũ với VSC sẽ đem đến mức độ tăng trưởng đáng kể cho VSC.

Viconship dự chi hơn 2.000 tỷ đồng vào cảng Nam Hải Đình Vũ?

(Vietnamdaily) - VSC sẽ dùng 1.200 tỷ đồng để đầu tư chi phối 1 doanh nghiệp trong lĩnh vực cảng biển có trụ sở tại TP. Hải Phòng thông qua hoạt động chuyển nhượng vốn.

CTCP Container Việt Nam (Viconship, VSC) vừa công bố tài liệu ĐHĐCĐ thường niên năm 2023 với một trong số các nội dung đáng chú ý là phương án phát hành cổ phiếu 1:1 cho cổ đông để tăng vốn điều lệ.

Theo tài liệu, VSC lên kế hoạch doanh thu năm 2023 đạt 2.250 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 260 tỷ đồng, giảm 45% so với mức thực hiện năm 2022.

Vicostone đặt mục tiêu lợi nhuận 2023 thấp nhất 7 năm

(Vietnamdaily) - Vicostone lên 2 kịch bản cho năm 2023 với lợi nhuận thấp nhất ở mức 1.060 tỷ đồng, mức thấp nhất trong 7 năm qua. 

CTCP Vicostone (VCS) vừa công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2023 với hai kịch bản kinh doanh. Với kịch bản 1, công ty dự kiến doanh thu tăng 4% lên 5.891 tỷ đồng nhưng lợi nhuận giảm 3,8% xuống 1.325 tỷ đồng.

Trong kịch bản 2 khi điều kiện các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội tác động theo chiều hướng không thuận lợi đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, Vicostone đặt mục tiêu doanh thu giảm 16,7% xuống 4.713 tỷ đồng và lợi nhuận giảm 23% xuống 1.060 tỷ đồng.

Nếu kịch bản 2 xảy ra, đây sẽ là mức lợi nhuận thấp nhất kể từ 2017 của Vicostone.

Theo báo cáo của công ty, năm qua doanh thu thuần đạt 5.660 tỷ đồng, giảm 20% so với năm 2021. Về lợi nhuận, Vicostone lãi trước thuế 1.377 tỷ đồng, giảm 34%.

Tương tự các doanh nghiệp khác trên thị trường, Vicostone cho biết nguyên nhân khiến kết quả kinh doanh đi xuống là do chịu tác động mạnh từ các yếu tố kinh tế vĩ mô toàn cầu như: lạm phát cao tại nhiều quốc gia, xung đột Nga - Ukraine, chính sách 'zero Covid' của Trung Quốc, khủng hoảng logistics từ cuối năm 2021.

Vicostone dat muc tieu loi nhuan 2023 thap nhat 7 nam
 Chủ tịch Vicostone Hồ Xuân Năng. 

Trong tài liệu gửi cổ đông, Vicostone còn có tờ trình về việc huỷ phương án mua lại 4,8 triệu cổ phiếu VCS đã được ĐHĐCĐ thông qua ngày 29/12/2022.

Trước đó, công ty cho rằng, mục đích của việc mua lại cổ phiếu là để giảm vốn điều lệ nhằm bảo vệ lợi ích của cổ đông và nhà đầu tư trước diễn biến phức tạp của thị trường chứng khoán.

Tuy nhiên, trên cơ sở đánh giá lại thị trường, công ty nhận thấy tình hình kinh tế có thể tiếp tục biến động, điều này sẽ gây ảnh hưởng đến thị trường chính của Vicostone – thị trường xuất khẩu. Trong khi công ty đang có kế hoạch nhận chuyển nhượng dự án nhà máy hoá chất để đảm bảo sự phát triển bền vững của công ty trong dài hạn.

Liên quan tới kế hoạch nhận chuyển nhượng dự án nhà máy hoá chất, Vicostone dự kiến trình ĐHĐCĐ thông qua việc nhận chuyển nhượng toàn bộ dự án “Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất nhựa Polyester không no có khả năng chịu bức xạ UV và bền thời tiết, ứng dụng trong sản xuất đá nhân tạo gốc thạch anh và vật liệu compozit khác”.

Bên chuyển nhượng là CTCP Tập đoàn Phượng Hoàng Xanh A&A (Phenikaa) - công ty mẹ của Vicostone. Giá trị chuyển nhượng sẽ căn cứ vào giá trị định giá của đơn vị định giá độc lập.

Về nhân sự, Vicostone sẽ biểu quyết thông qua việc miễn nhiệm bà Nguyễn Diệu Thúy Ngọc và bầu ông Phạm Trí Dũng thay thế. Ông Dũng hiện là Tổng giám đốc Vicostone, sau khi thay thế ông Hồ Xuân Năng ngày 27/2/2023 vừa qua.

Tin mới